HỘI CHỨNG PARKINSON ppt

24 238 0
HỘI CHỨNG PARKINSON ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỘI CHỨNG PARKINSON 1.GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ Hội chứng Parkinson do tổn thương hệ thống ngoại tháp mà chủ yếu là ở thể vân và liềm đen (locus niger) sinh ra. Thể vân có chức năng về vận động : có tác dụng trên trương lực cơ và đóng vai trò trong mọi động tác, nhất là các động tác tự động và các động tác không tự ý. Bệnh Parkinson được nhà y học Parkinson mô tả đầu tiên vào năm 1817. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, từ 50 đến 65 tuổi. Bệnh Parkinson trong phạm trù Ma mộc, Tứ chi nhuyễn nhược, Chấn chiến và Nuy chứng của Đông Y. 2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG. a)Run. Run trong Parkinson có những đặc tính sau đây : -Run khi yên tĩnh, mất hoặc giảm khi hoạt động. Trái với run trong tiểu não và bệnh xơ cứng rải rác, thường run lúc hoạt động. -Tần số run thường chậm : 4-7 lần trong một giây. -Nhịp điệu và biên độ đều đặn. -Khi mệt mỏi hoặc xúc động thì run nhiều. Lúc ngủ không bị run. Khi dùng thuốc loại scopolamine thì đỡ run. -Run thường thấy nhất ở các ngọn chi, nhất là các ngọn chi trên. Hiện tượng run này thoạt nhìn có cảm giác như người bệnh đếm tiền hoặc cuộn thuốc lá. -Cũng có khi run ở cả chi dưới, đầu và hàm. b)Cứng cơ. Đây là loại co cứng ngoại tháp do sự căng thường xuyên của các cơ. Cứng cơ trong Parkinson có những đặc tính sau đây : -Ngừng gần như hoàn toàn khi nghỉ ngơi, nhất là khi nghỉ ngơi hoàn toàn làm chùng các cơ của toàn cơ thể; lại xuất hiện khi có hoạt động. Đây là loại cứng cơ khi hoạt động. -Thường bị ở các gốc chi. -Trong đoạn chi bị cứng, toàn bộ các cơ đều bị, không trừ nhóm cơ nào, cả cơ gấp lẫn cơ duỗi. -Không kèm theo sự tăng phản xạ gân xương, các phản xạ gan bàn chân bình thường. Do tính chất co cứng như thế nên chi ở một tư thế bắt buộc. Nếu tay đang ở tư thế gấp, ta kéo căng tay cho thẳng với cánh tay, do cả cơ gấp và cơ duỗi cứng co, nên tay chỉ duỗi ra từng nấc : dó là hiện tượng bánh xe răng cưa. -Cuối cùng, sự cứng cơ giảm hoặc mất đi khi dùng thuốc nhóm scopolamine. Do cứng cơ nên có thể thấy thêm các dấu hiệu sau : c)Tăng phản xạ tư thế. Ở người bình thường nếu ta thay đổi thụ động một khớp, các cơ trong phạm vi tác dụng của khớp ấy sẽ co lại và giữ cho chi có một tư thế nhất định. Ở người Parkinson, sự co cứng cơ tăng lên về cường độ và thời gian. Ví dụ : khi gấp bàn chân, rồi bỏ ra, ta thấy cơ cẳng chân trước vẫn còn co và gân của nó vẫn hằn lên rõ rệt. Hoặc khi ta bị xô ra phía trước, ta thường có xu hướng ngả người lại phía sau để giữ cho khỏi ngã. Ở người Parkinson, vẫn có xu hướng giữ ở tư thế bị xô đẩy, nên rất dễ bị ngã. d) Động tác chậm chạp. Mọi động tác đều chậm và có mức độ. -Đi lại chậm chạp và khó khăn : Người bệnh đi từng bước nhỏ, thân ngả về phía trước, tưởng như nếu không làm như vậy sẽ bị ngã. -Bộ mặt lạnh lùng : Các cơ ở mặt ít cử động, làm người bệnh có bộ mặt lạnh lùng (faciès figé). Người bệnh như buồn rầu. -Nói chậm và giọng nói đều đều, đôi khi nói lắp. -Viết run, lúc đầu chữ còn to, sau nhỏ dần, đôi khi không thể viết được. e)Mất các động tác tự động. Khi đi lại, hai tay không ve vẩy, mà cứng đờ. 3.CHẨN ĐOÁN a)Chẩn đoán xác định. Dựa trên 2 loại triệu chứng : Run, và cứng cơ. b)Chẩn đoán phân biệt. Ở giai đoạn tiến triển, ít khi lầm với các bệnh khác, trong các thể nhẹ và thoáng qua, cần phân biệt với các bệnh sau đây : -Bệnh xơ cứng rải rác : Run xảy ra lúc hoạt động, đồng thời có giật nhãn cầu, có các rối loạn về tiểu não và bó tháp. -Hội chứng tiểu não : Run khi có hoạt động, co giật nhãn cầu. -Run ở người già : Run tăng lên khi có vận động tự ý, không co cứng cơ ngoại tháp kèm theo. -Run vô căn : +Có tính gia đình, trong hơn 50% trường hợp. +Tiến triển thật chậm; không phải trong 3-5 năm. +Chữ viết run; không phải cách viết chữ nhỏ dần. +Run chủ yếu là tư thế; không phải chủ yếu là lúc nghỉ. +Run không đối xứng, không rõ rệt; không phải là phân bố ở nửa người. +Run từ chi trên tiến đến chi dưới, đối bên; không phải là run chi trên tiến đến chi dưới cùng bên trước khi thành 2 bên. +Kết hợp với run ở cổ và tiếng nói (tư thế lắc đầu nói không và giọng giống tiếng dê kêu ; không phải là kết hợp run ở cằm, hàm, lưỡi, tránh cổ và tiếng nói. c)Chẩn đoán nguyên nhân. Hai nguyên nhân lớn gây ra hội chứng Parkinson là xơ cứng động mạch não và viêm não. -Xơ cứng động mạch não : Thường xuất hiện vào khoảng 50-60 tuổi. Do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu não, tạo nên những điểm nhũn não ở vùng cấu tạo xám (formation grise) của não giữa. Bệnh tiến triển chậm. -Sau viêm não : Thường là di chứng muộn của viêm trục thần kinh. Các triệu chứng của Parkinson xuất hiện một vài tháng hoặc một vài năm sau viêm não. Vì thế, phải hỏi kỹ tiền sử người bệnh, nhất là thể viêm não nhẹ thoáng qua tưởng như một cúm thường. Về lâm sàng, ngoài hội chứng Parkinson, còn thấy các di chứng của viêm não như các động tác bất thường, hiện tượng co vặn người (spasme de torsion). Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân sau đây : -Do chấn thương : Chấn thương não kèm theo sốc não như Parkinson ở người đánh quyền Anh. Có tác giả cho rằng khoảng 10% các vận động viên quyền Anh già, nhất là loại cân nặng, thường bị Parkinson. -U của thuỳ trán hoặc thể vân. -Ngộ độc : Ngộ độc sunfua carbon, oxyt carbon, mangan, thuỷ ngân, asen, các dẫn chất của Phenothiazin, Reserpin … -Đông Y cho là do : +Tiên thiên bất túc. +Ảnh hưởng của tuổi già : can huyết và thận âm suy yếu. Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng khiến cho can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run. +Ảnh hưởng của thất tình bị tổn thương : Có thể do uất ức, giận dữ quá mức làm tổn thương can. Can mất chức năng sơ tiết, khí sẽ bị uất kết. Khí có tác dụng hành huyết; khí bị ngăn trở, huyết sẽ bị ứ trệ không nuôi dưỡng được các khớp, không sinh được huyết mới. Khớp nuôi dưỡng kém gây nên co cứng, khó cử động, giật, run, ăn uống kém dinh dưỡng, tuổi già, lo âu, ưu tư, mệt mỏi. Tỳ hư dẫn đến thận hư, thận dương hư, tỳ thận hư, Tỳ thận hư không vận hoá được thuỷ dịch hoá thành thấp, tụ thành đờm, đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hoá thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run. +Bệnh mạn tính. +Lao động quá sức. ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ PARKINSON 1)Triệu chứng (TC) : Gân cơ cứng, tay chân hoặc hsàm dưới run, đau, tay chân tê, nhất là khi nghỉ ngơi, khi vận động lại đỡ, đi đứng khó khăn, mắt mờ mắt dại, hố mắt dưới có quầng đen, khó nuốt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế. Chẩn đoán (CĐ) : Can âm suy, hư phong nội động. Phép chữa (PC) : Tư âm, dưỡng can, bổ thận, dẹp phong. Phương (P) : Nhất quán tiễn [1] hợp Linh giác câu đằng thang [2] gia giảm. Dược (D) : Tang ký sinh 20g, Thục địa, Sinh địa, Bạch thược đều 15g, Sơn thù, Ngưu tất, Đương quy đều 9g (dưỡng can huyết, bổ thận âm); Mẫu lệ 20g, Thạch quyết minh 15g, Bạch cương tàm, Thiên ma đều 9g (bình can, tiềm dương, dẹp phong, định chiến); Cam thảo 6g (điều hoà các vị thuốc). Gia giảm (GG) : -Khí hư, đi lại chậm chạp khó khăn, tinh thần uể oải mệt mỏi, thêm : Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm, Hoài sơn đều 9g. -Can khí uất, thêm Xuyên luyện tử 12g. -Huyết ứ, thêm : Đào nhân, Đan sâm đều 9g. -Đau đầu, chóng mặt, thêm : Câu đằng, Cúc hoa đều 9g. -Mát khô, mắt đỏ, mắt mờ, mắt khó cử động, thêm : Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thảo quyết minh sao đều 20g. -Tê, thêm : Kê huyết đằng 20g, Ti qua lạc 9g. -Dễ tức giận, thêm : Hoàng cầm, Chi tử đều 9g. -Tiểu khó do thận khí suy, thêm : Kim anh tử, Phúc bồn tử, Liên tử đều 15g. -Thận dương hư, thêm : Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử đều 9g, bột Nhục quế 1g hoà uống. -Miệng khô khát, thêm : Thiên hoa phấn 15g, Mạch môn 9g. 2)TC : Đầu, hàm dưới, tay và chân run nhất là lúc ngủ và ban đêm, không thể cúi ngửa, đau cố định và mất cảm giác toàn than hoặc chân tay, dễ tức giận, chất lưỡi đỏ tối hoặc lưỡi có ban ứ, mạch tế huyền sáp. CĐ : Can khí uất kết, khí trệ huyết ứ. PC : Trấn can, dẹp phong, hoạt huyết, thong kinh lạc. P : Trấn can tức phong thang [3] hợp Thông khiếu hoạt huyết thang [4] gia giảm. D : Bạch thược 15g, Xuyên luyện tử, Hương phụ đều 12g, Uất kim 9g (sơ can, giải uất, lý khí); Đại giả thạch, Thạch quyết minh đều 15g, Thiên ma, Câu đằng, Ngưu tất đều 9g (bình can, tiềm dương, trấn chiến); Đan sâm 15g, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa đều 9g, Nhũ hương, Một dược đều 6g, Uất kim (hoạt huyết, thông kinh lạc); Tang ký sinh 20g, Đương quy 9g, Ngưu tất (dưỡng can huyết, bổ thận âm để ức chế dương); Thạch xương bồ 9g (hoá đờm khai khiếu), Cam thảo 6g (điều hoà các vị thuốc). GG : -Can uất hoá hoả gây nên bứt rứt, miệng khô đắng, dễ tức giận, táo bón, phân khô, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, thêm : Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm đều 15g. -Huyết hư, thêm A giao 15g, bội Bạch thược lên 30g. -Tỳ hư, sôi bụng, bụng đau, tiêu chảy, thêm : Bạch truật, Phục linh đều 20g. -Can vị bất hoà, thêm : Sinh địa, Bán hạ, Toàn phúc hoa đều 9g. -Đau nhiều cố định một chỗ, thêm : Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g. -Gân co cứng, run nhiều, thêm : Bạch tật lê 12g, Toàn yết, Ngô công đều 3g (tán bột, uống với nước thuốc sắc). -Tay đau tê, thêm Khương hoạt 9g. -Chân đau tê, thêm Mộc qua 9g. -Khớp đau thêm Uy linh tiên 12g. -Khí trệ, đờm ngưng, tay chân run, đi chậm, đi lại khó, hai tay cứng, nói khó, không viết được, đau đầu, mất ngủ, khó nuốt, ngực đầy, hông sườn đầy, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền hoạt, dùng bài Bán hạ hậu phác thang [5] gia giảm : Bán hạ, Hậu phác, Phục linh, Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Xuyên khung, Bạch truật, Bạch cương tàm, Đởm nam tinh, Thuyền thoái đều 9g, Cam thảo 5g. 3)TC : Da mặt xanh xạm, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, sợ lạnh, ngại nói, đầu chi co giật, cứng, tay chân tê, gáy cứng, đi lại khó khăn, phân lỏng, dễ bị phù, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng lưỡi có ban ứ, mạch trầm tế. CĐ : Khí huyết đều hư, khớp không được nuôi dưỡng, kinh mạch ứ trệ. PC : Ích khí, dưỡng huyết, dẹp phong, thông kinh hoạt lạc. [...]... -Chóng mặt, thêm : Bách hội, Phong trì -Tai ù, thêm Thính hội -Mất ngủ, ngủ hay mơ, thêm Đại lăng -Khí hư, thêm Túc tam lý -Can uất, thêm Nội quan -Dễ tức giận do uất nhiệt, thêm : Dương lăng tuyền, Chi câu -Tiểu khó, thêm Chí thất 2)Can khí uất kết, khí trệ huyết ứ Thái xung (tả), Hợp cốc (tả) để sơ can giải uất, dẹp phong, trấn chiến (làm hết run); Dương lăng tuyền (tả) huyệt hội của gân để bình can,... khung, Đào nhân, Hồng hoa để hoạt huyết thông lạc Thực tế lâm sàng : Chữa di chứng Tai biến mạch máu não : Hoàng kỳ 40g, Đương quy vĩ 12g, Xích thược 8g, Địa long, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung đều 6g Người âm hư huyết nhiệt không dùng [8].Thiên ma câu đằng ẩm XX : Tạp bệnh chứng trị Tân nghĩa CD : Bình can, giáng nghịch CT : Chứng phong, đầu đau choáng váng không ngủ được Cao huyết áp D : Thiên ma... hoà vị, sướng trung, tiêu đờm, hạ khí Tên khác : Đại thất khí thang (Tam nhân cực-Bệnh chứng phương luận), Hậu phác bán hạ thang (Dị giản phương), Tứ thất thang (Dị giản phương), Hậu phác thang (Thánh tễ tổng lục), Thất khí thang (Nhân Trai trực chỉ phương luận), Tứ thất ẩm (Hạnh uyển sinh xuân) Kiêng kỵ : Người bị chứng đàm thấp nặng không dùng [6].Quy tỳ thang XX : Tê sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà... hoạt huyết, khứ ứ, thông lạc CT : Liệt nửa người, di chứng tai biến mạch máu não (trúng phong), viêm tắc động mạch do khí huyết đều hư D : Sinh Hoàng kỳ 160g, Đương quy vĩ 8g, Xích thược 6g, Địa long, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung đều 4g Sắc uống PG : Hoàng kỳ dùng sống lượng nhiều, lực chuyển , tinh tẩu, đi khắp toàn thân, đại bổ nguyên khí, chữa chứng liệt yếu Hoàng kỳ hợp các vị hoạt huyết hoá ứ... lại, thêm : Thân mạch, Chiếu hải 5) Điện châm : Thần đình, Bách hội, Thừa linh, Huyền lư Mỗi ngày châm 1 lần, hai tuần là 1 liệu trình; nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục PHỤ LỤC [1].Nhất quán tiễn Xuất xứ (XX) : Liễu Châu y thoại – Nguỵ Chi Tú Công dụng (CD) : Tư dưỡng can thận, sơ can lý khí Chủ trị (CT) : Can âm suy yếu, dịch vị thiếu gây ra chứng miệng khô, lưỡi xạm, ngực sườn đầy, ngực tức, ngực đau Dược... -Chi dưới đau tê, thêm Thừa sơn -Các khớp đau, thêm : Khúc trì, Âm lăng tuyền, A thị huyệt -Đi lại khó khăn, thêm : Thân mạch, Chiếu hải -Đầu đau, thêm : Thái dương, Thông thiên -Chóng mặt, thêm : Bách hội, Phong trì -Dễ tức giận, thêm Hồn môn 3)Khí huyết đều hư, khớp không được nuôi dưỡng, kinh mạch ứ trệ Cách du (bổ), Can du (bổ) để bổ huyết; Tỳ du (bổ), Vị du (bổ) để kiện tỳ, ích khí; Thái xung (tả),... tất bổ thận âm, dưỡng can huyết, thông lạc; Dạ giao đằng, Phục thần dưỡng huyết, an thần [9].Đạo đờm thang XX :Tế sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà CD : Táo thấp, khu phong, hoá đờm, hành khí, khai uất CT : Chứng phong đờm bốc lên gây ra nhức đầu, chóng mặt, ngực tức, đờm nhiều D : Phục linh, Trần bì đều 12g, Bán hạ chế 8g, Cam thảo 4g; Chỉ thực12g, Nam tinh chế 6g Sắc uống PG : Nam tinh táo thấp, hoá đờm,... hành đờm; Bán hạ táo thấp, khứ đờm; Trần bì-Quất hồng hạ khí, tiêu đờm, Phục linh lợi thấp; Cam thảo hoà trung; cả bài đạt táo thấp, khu phong hoá đờm, hành khí, khai uất; khí đã thuận, đờm tự giáng, chứng thử quyết tự trừ, mọi tích trướng đều tiêu Đạo đờm thang là Nhị trần thang thêm Chỉ thực, Nam tinh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Trần Đức Lưu bệnh án điều trị bệnh nhân của LY Lê Trần Đức 1965-1998 2.Lê . HỘI CHỨNG PARKINSON 1.GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ Hội chứng Parkinson do tổn thương hệ thống ngoại tháp mà chủ yếu là ở thể vân. là thể viêm não nhẹ thoáng qua tưởng như một cúm thường. Về lâm sàng, ngoài hội chứng Parkinson, còn thấy các di chứng của viêm não như các động tác bất thường, hiện tượng co vặn người (spasme. Parkinson trong phạm trù Ma mộc, Tứ chi nhuyễn nhược, Chấn chiến và Nuy chứng của Đông Y. 2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG. a)Run. Run trong Parkinson có những đặc tính sau đây : -Run khi yên tĩnh, mất hoặc

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan