2.1 Kỹ thuật nghiên cứu + Muốn nghiên cứu nội quan phải tách Trai ra khỏi vỏ: Dùng dao lach nhẹ vào khe bụng Trai, tách rời áo Trai ra khỏi vỏ ở chỗ đường viền áo và cắt đứt 2 khối cơ k
Trang 1+ Hệ hô hấp: Ốc nhồi có đặc điểm là vừa có phổi vừa có mang Bên trái xoang áo là phổi thông với ngoài qua xiphông hút Phần bên phải của xoang áo là xoang mang, thông ra ngoài theo xiphông thoát Trong xoang mang có một dãy lá mang chạy song song với đoạn ruột thẳng
+ Hệ bài tiết: Gồm một tuyến Bojanus màu đen sẫm phủ trên đoạn ruột cạnh bao tim và
đổ ra đáy xoang áo
+ Hệ sinh dục: Ốc nhồi là động vật phân tính, có thể phân biệt ốc nhồi đực và cái qua hình dạng ngoài Con cái lớn hơn, đỉnh vỏ thấp và không nhọn như ốc đực
- Cơ quan sinh dục đực gồm một tuyến tinh nhỏ màu trắng nằm cạnh ruột xoắn gần dạ dày ống dẫn tinh nhỏ, màu trắng chạy qua tuyến gan - tụy và dưới trực tràng, đổ vào túi chứa tinh dẫn đến cơ quan giao phối Cơ quan giao phối có rãnh hình máng để dẫn tinh trùng
- Cơ quan sinh dục cái gồm một tuyến trứng hình khối nhỏ màu trắng, nằm cạnh tuyến anbumin ống dẫn trứng màu trắng chạy xuyên qua tuyến anbumin rồi theo chiều từ trái sang phải, hướng về phía trước đổ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái
+ Hệ thần kinh: Ốc nhồi có 2 hạch não nằm trên hành miệng giữa hai hạch thần kinh có cầu nối với nhau vắt qua hành miệng và có các dây thần kinh đi đến tua đầu và mắt
- Hai khối hạch chân nằm ở hai bên dưới hành miệng, mỗi khối hạch này là do một hạch áo và một hạch chân gắn lại với nhau Hai khối hạch chân bên có cầu nối với nhau và với hạch não
- Hạch thần kinh trên ruột có dây thần kinh điều khiển mang, áo và osphradi, nối hạch chân - áo Còn có khối hạch phủ tạng nối với hạch trên ruột
Hình 5.3 Hệ tiêu hoá và tuần hoàn cña ốc nhồi
Trang 2Cơ quan cảm giác của ốc nhồi là một đôi mắt và cơ quan cảm giác hóa học là osphradi nằm gần miêng Ngoài ra còn có cơ quan thăng bằng nằm trong một hốc màu vàng
2 Nghiên cứu trai sông
Vị trí phân loại
Loài Sinanodonta jourdyi hay S woodiana
Họ Unionidae
Phân bộ Schizodonta
Bộ Eulamellibranchia
Lớp hai mảnh vỏ - Bivalvia, ngành Thân mềm (Mollusca)
2.1 Kỹ thuật nghiên cứu
+ Muốn nghiên cứu nội quan phải tách Trai ra khỏi vỏ: Dùng dao lach nhẹ vào khe bụng Trai, tách rời áo Trai ra khỏi vỏ ở chỗ đường viền áo và cắt đứt 2 khối cơ khép vỏ nằm ở phía đầu và đuôi của con vật
+ Muốn quan sát hệ tuần hoàn phải tiêm dung dịch màu pha trong gelatin nóng chảy trong nước ấm Vị trí tiêm là tâm thất hay động mạch trước Chú ý là trước khi tiêm phải giết chết Trai hay gây mê thì mới có hiệu quả
+ Muốn quan sát hệ sinh dục phải lột lớp áo và cơ bao phủ
+ Muốn quan sát hệ tiêu hóa phải ghim chặt Trai vào tư thế thẳng đứng trong chậu mổ
Từ từ lột bỏ áo, cơ và hệ sinh dục thì sẽ thấy hệ tiêu hóa Chú ý là đường đi của hệ tiêu hóa Trai rất phức tạp do đó phải giao phối thật cẩn thận
+ Muốn quan sát hệ thần kinh thì giao phối Trai đã định hình bằng formalin thì tốt hơn Trai còn sống vì hệ thần kinh của Trai đã định hình sẽ cứng và có màu sắc phân biệt rõ hơn so với Trai còn sống
2.2 Nội dung nghiên cứu
a) Quan sát hình dạng ngoài
Vỏ trai bao bọc bên ngoài cơ thể gồm nhiều lớp khác nhau: Ngoài cùng là lớp sừng (conchiolin) màu nâu sẫm, tiếp đến là lớp đá vôi dày, màu trắng, trong cùng là lớp xà cừ có màu sắc lóng lánh, sặc sỡ
Vỏ Trai gồm 2 mảnh bằng nhau, xếp đối xứng trái, phải, dính với nhau ở phía lưng Chỗ
2 vỏ dính với nhau có dây chằng và bản lề, đó cũng chính là đỉnh vỏ, là nơi được tạo ra sớm nhất của Trai Khi Trai lớn dần thì các vòng vỏ càng lớn, tạo ra các đường cong càng lớn xung quanh đỉnh vỏ và được gọi là đường tuổi Phân biệt phía đầu là vỏ hơi lồi, phía đuôi hơi nhọn (hình 5.4)
Hai mảnh vỏ được khép chặt nhờ 2 khối cơ khép vỏ lớn và khỏe Thấy rõ ở mặt trong của vỏ Trai Mặt trong của vỏ còn thấy rõ đường viền của áo Trai, nối liền 2 vết bám của khối
cơ khép vỏ (hình 5.5)
Trang 3Nhìn chung cơ thể Trai giống như một quyển sách mà 2 bìa sách là 2 vỏ, còn các tờ giấy bên trong là áo, mang và thân Trai Sau khi bỏ vỏ thì ngoài cùng là áo, tiếp đến là mang (gồm
2 lá, lá mang ngoài và lá mang trong) và thân Trai ở giữa Nhìn từ phía lưng còn thấy bao tim, trong đó có 1 đoạn ruột chạy qua tâm thất Trước bao tim có 2 dải màu hồng làm thành hình chữ "V" ngược, đó là cơ quan Keber Dưới xoang bao tim có hai vệt dài màu đen thẫm, đó là thận Phía dưới thận là chân Khoảng trống nằm giữa 2 tấm áo là xoang áo Về phía sau, 2 mép áo khớp lại với nhau tạo thành hai ống hình phễu gọi là xiphông, xiphông hút ở dưới, xiphông thoát ở trên
b) Nghiên cứu các nội quan
+ Hệ tiêu hóa: Gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột giữa, ruột sau và khối gan tụy thực quản là một ống lớn thông với phần trước của dạ dày Dạ dày không có hình dạng nhất định và có thể tích khá lớn (hình 5.6) Tiếp theo là ruột giữa khá dài, cuộn thành nhiều khúc: đoạn đầu ruột chạy từ dạ dày hướng ra phía sau và xuống dưới, đoạn cuối cùng nằm gần song song đọan đầu nhưng theo chiều ngược lại, từ dưới lên trên, hướng về phía trước Tiếp theo là ruột sau, có một đoạn chui qua tâm thất Hậu môn nằm gần xiphông thoát, trong xoang áo + Hệ hô hấp: Có 4 lá mang, mỗi bên thân có 2 lá Mỗi lá mang gồm 2 tấm mang (tấm ngoài và tấm trong), mỗi tấm do nhiều sợi mang ghép lại mà thành
Hình 5.4 Vỏ Trai sông nhìn bên ngoài
Hình 5.5 Mặt trong của vỏ Trai sông
Trang 4+ Hệ tuần hoàn: Là hệ tuần hoàn hở, gồm 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ, các động mạch và tĩnh mạch cùng với các khe xoang Xoang bao tim khá lớn, có thành mỏng, nằm phía sau lưng Tâm thất hình quả lê, nằm giữa xoang bao tim, phần sau lớn hơn phần trước Hai tâm nhĩ hình tam giác, đỉnh của chúng tiếp xúc với hai bên tâm thất, ở đó có lỗ nhĩ thất
Hệ động mạch: Phần gốc của động mạch trước bao phủ hai bên của ống ruột sau Phần gốc của động mạch sau nằm dưới ruột sau Từ động mạch trước có các nhánh đi vào khối gan tụy, cơ khép vỏ trước, thùy miệng, mang, thận, chân và áo Bờ mép áo có động mạch chứa máu từ tâm thất theo động mạch trước và động mạch sau (hình 5.7)
Hệ tĩnh mạch ở bờ mép áo Máu từ đây chảy theo hai hướng trước và sau rồi trở về tĩnh mạch mang Từ các khe xoang máu được dẫn tới các tĩnh mạch tới mang Ở mang, sau khi thực hiện quá trình trao đổi ô xy, máu theo các tĩnh mạch rời mang trở về tĩnh mạch mang, từ
đó đổ vào tâm nhĩ (hình 5.8)
Hình 5.6 Cấu tạo nội quan của Trai sông
Hình 5.7 Hệ động mạch của Trai sông
Trang 5+ Hệ bài tiết là thận màu đen thẫm, nằm dưới xoang bao tim và cơ quan Keber nằm viền bao phía trước xoang bao tim, màu hồng, có hình chữ "V" Sản phẩm bài tiết của cơ quan Keber đổ vào xoang bao tim, rồi từ đó qua thận đổ ra ngoài
+ Hệ thần kinh gồm 3 đôi hạch (hạch não - bên, hạch chân và hạch phủ tạng) Ngoài ra
còn có các dây thần kinh
- Đôi hạch não - bên hình tam giác, màu vàng da cam, nằm dưới thành cơ thể, ở hai bên miệng gần với gốc thùy miệng Chúng nối với nhau bởi cầu nối nằm ngay trên thực quản Từ hạch thần kinh não - bên có dây thần kinh đi tới cơ khép vỏ trước, thùy miệng đi tới cơ khép
vỏ trước, thùy miệng và áo
- Đôi hạch phủ tạng dính với nhau nằm ngay dưới bụng của cơ khép vỏ, gần hậu môn
Từ đây có các dây thần kinh đi tới bụng và mang Giữa hạch não - bên và phủ tạng có dây thần kinh não - phủ tạng Phía trước hai dây này xa nhau, còn về phía sau thì 2 dây này càng gần nhau (hình 5.9)
Hình 5.9 Hệ thần kinh của Trai sông
Hình 5.8 Hệ tĩnh mạch của Trai sông
Trang 6Đôi hạch thần kinh chân nằm sâu trong khối cơ chân Muốn thấy được đôi hạch này thì phải giải phẩu dọc cơ chân Đôi hạch này liên hệ với nhau bằng một cầu nối ngắn, từ mỗi hạch chân đều có dây thần kinh điều khiển hoạt động của chân và các dây thần kinh liên hệ với các hạch thần kinh khác
Cơ quan cảm giác quan trọng nhất là bình nang, nằm cạnh hạch chân Đó là một túi nhỏ, vách túi là các tế bào các tế bào cảm giác có chất keo bao bọc Trong túi có bình thạch Bình nang chịu sự điều khiển của hạch thần kinh não - bên Ngoài ra Trai còn có các tế bào cảm giác phân bố trên lớp biểu bì của thùy miệng và các xiphông
+ Hệ sinh dục: Trai sông là động vật phân tính (con đực nhỏ và dẹp, con cái lớn và dày hơn) Đôi tuyến sinh dục nằm trong phần thân, bao quanh hệ thống ruột, mỗi tuyến có một lỗ thông với xoang áo ngay sau lỗ thận Tuyến sinh dục đực màu trắng sữa, tuyến sinh dục cái màu vàng nâu vào mùa sinh sản thấy các ấu trùng của Traisông (glochidium) chứa đầy trong các lá mang
Khi nghiên cứu cấu tạo của trai sông cần lưu ý tới tính chất đối xứng hai bên rõ rệt, sự thích nghi với đời sống trong bùn, cát Điều này cho thấy Trai sông khác hẳn với các nhóm động vật Thân mềm khác như Song kinh, Ốc sên, Duốc biển )
Câu hỏi đánh giá
1 Nêu các đặc điểm về hình dạng ngoài và cấu tạo nội quan chứng tỏ Ốc nhồi là nhóm động vật mất đối xứng cơ thể?
2 Trình bày cấu tạo cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết của ốc nhồi thích nghi với điều kiện sống bò dưới đáy nước, ăn chất cặn bã hữu cơ và thực vật?
3 Đặc điểm cấu tạo cơ quan thần kinh và sinh dục của ốc nhồi và nêu mức độ tiến hóa thần kinh (dạng thần kinh có hạch không phân đốt) của ốc nhồi?
4 Nêu đặc điểm thể hiện tính chất đối xứng 2 bên điển hình của Trai sông qua cấu tạo vỏ cơ thể, hệ hô hấp ?
5 Trình bày các đặc điểm chứng minh trai sông thích nghi với lối sống vùi trong cát hay đào hang trong cát, bùn?
Trang 7Bài 6.
Kỹ thuật thực hành động vật Có xương sống, Nghiên cứu cá Lưỡng tiêm và cá Miệng tròn
I Kỹ thuật thực hành động vật Có xương sống
1 Kỹ thuật giải phẫu
1.1 Yêu cầu
Đối với động vật Có xương sống, do kích thước cơ thể lớn, vỏ da phát triển, các hệ cơ quan hoàn chỉnh, nhất là hệ cơ và xương nên có yêu cầu về kỹ thuật giải phẫu khác hơn so với động vật Không xương sống
Kỹ thuật giải phẩu rất cần thiết để hoàn thành nhanh, đúng với yêu cầu của bài Yêu cầu của kỹ thuật giải phẫu là:
+ Vận dụng được những kiến thức lý thuyết vào việc tìm kiếm, quan sát và phân tích các hệ cơ quan
+ Cần rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và chính xác
+ Sử dụng đúng dụng cụ giải phẫu, sắp xếp hợp lý và thuận tiện cho việc sử dụng Sau
khi giải phẫu xong cần kiểm tra dụng cụ và rửa sách, lau khô và bảo quản cẩn thận
1.2 Các dụng cụ thường dùng và cách sử dụng
+ Dao mổ sắc dùng để rách da, cắt cơ con vật
+ Kéo thẳng dùng để cắt da, cơ xương, những dây chằng hoặc các tổ chức cứng, dai nối các cơ quan với nhau
+ Kéo mũi cong để tách gỡ riêng biệt các bộ phận trong một cơ quan hoặc các cơ quan
mà không làm ảnh hưởng đến các cơ quan bên cạnh
+ Kẹp dùng làm căng các chi tiết cấu tạo cho dễ cắt, dễ gỡ, bóc một số lá phủ tạng hoặc kẹp chặt các mạch máu bị đứt khi chưa kịp buộc chỉ
+ Kim mũi mác dùng để tách các cơ quan, gỡ ruột… khi những cơ quan này dính với nhau bằng màng mỏng
+ Kim mũi nhọn dùng để chọc tủy và xác định vị trí các nội quan Ngoài ra giúp cho quá trình căng da con vật hay cố địng tạm thời các nội quan
Ngoài ra cần có thêm một số dụng cụ khác tuỳ theo đối tượng mẫu vật Ví dụ kéo cứng, khoẻ không cần sắc quá để cắt xương hay đục nhỏ để khoét xương
1.3 Thao tác khi giải phẫu
+ Cầm dao mổ và cầm kẹp đúng quy định và thuận chiều Những động tác giải phẫu cần phải chính xác và chắc chắn Để đạt được yêu cầu đó cần có tư thế thoải mái, chân tì xuống đất, khuỷu tay tì lên bàn, ống tay tì vào thành chậu mổ đảm bảo cho điểm tựa vững chắc còn tay kia linh hoạt
Trang 8+ Đinh ghim dùng cố định mẫu vật xuống khay (ván) mổ cần nắm chặt và chếch ra phía ngoài để không gây trở ngại cho giải phẫu và quan sát
+ Khi giải phẫu bộ phận nào phải biết rõ vị trí, cấu tạo và mối liên hệ giữa bộ phận đó với bộ phận khác Khi cắt một bộ phận nào cần biết rõ và nhìn thấy bộ phận đó và tính toán kĩ đường cắt Khi cắt da có thể để kéo nằm ngang song song với thân con vật, hoặc hướng mũi kéo lên trên, tuyệt đối không hướng mũi kéo xuống dưới tránh cắt phải những nội quan nằm dưới da
+ Khi đã gỡ xong một bộ phận, cần làm sạch bộ phận đó, đừng để mỡ hoặc các lá phủ tạng hay các màng bao còn sót lại Trong khi giải phẫu nếu có cảm giác mỏi mắt, run tay cần nghỉ cho đến khi hết mỏi, nếu không sẽ ảnh hưởng kết quả buổi thực hành
+ Trong trường hợp phải cắt một động mạch lớn, máu chảy nhiều, cần dùng bông thấm nước và chổi lông mảnh để quét đi quét lại nhiều lần chỗ bị chảy máu Sau đó làm sạch mẫu bằng cách thay nước trong chậu mổ, hoặc dùng xylanh tia nước vào vết mổ Có thể dùng vòi nước chảy để rửa nội quan hay rửa các thể mỡ bám quanh
+ Cuối cùng cần trình bày hình thái mẫu mổ sao cho có thể thấy được hầu hết các nội quan chủ yếu mà ít phải dùng đến kẹp gạt nội quan ra Một mẫu mổ đẹp là trình bày đầy đủ được mối quan hệ cấu tạo giữa các bộ phận trong một hoặc giữa các nội quan với nhau Nên việc nắm vững các khối kiến thức cấu tạo cơ thể động vật trước khi mổ là hết sức quan trọng
2 Kỹ thuật vẽ tiêu bản sau khi giải phẫu
2.1 Yêu cầu
+ Cần phải trình bày mẫu mổ sao cho hình vẽ thể hiện được đầy đủ những bộ phận cần thiết của những nội quan cần quan sát Thiếu những nội quan này trong hình vẽ có nghĩa là sinh viên chưa cắt bỏ trong khi giải phẫu hoặc không nắm được tên và tầm quan trọng của nó, hoặc do trình bày chưa tốt nên bị che lấp
+ Hình vẽ đã có trong giáo trình là tài liệu tham khảo giúp học sinh và sinh viên nắm được các chi tiết giải phẫu, xác định được vị trí các nội quan và mối quan hệ giữa các cơ quan
đó với nhau Yêu cầu sau khi đã quan sát kĩ lưỡng trên tiêu giải phẫu, sinh viên cần gập sách hướng dẫn lại và vẽ theo mẫu giải phẫu của chính mình
+ Hình vẽ cần đảm bảo tính chất khoa học và chính xác
2.2 Kỹ thuật vẽ hình
+ Trước hết là đảm bảo tỉ lệ cân đối và chính xác hình dạng chung toàn bộ cơ thể cũng như các nội quan Muốn vậy cần phải chính xác một độ dài nhất định làm đơn vị để dựa vào
đó mà vẽ các chi tiết cấu tạo cho tỉ lệ với nhau Trên hình vẽ cần thể hiện mối quan hệ chức phận giữa các bộ phận với nhau Ví dụ khi vẽ tuyến tiêu hoá cần vẽ túi mật, tụy tạng có ống dẫn đổ vào ruột tá
+ Không sử dụng giấy có dòng kẻ ngang để làm vở thực hành, sử dụng giấy A4 không
có dòng kẻ là thích hợp hơn cả để làm vở vẽ
Trang 9+ Sử dụng bút chì mềm để vẽ, tuyệt đối không vẽ và chú thích bằng bút mực Nên dùng bút chì 2B vì bút chì loại này không quá cứng và nét không lớn Bút cần gọt nhọn, đầu nhọn dài và đều Không được dùng dùng dao mổ để gọt bút chì
Có thể dùng bút chì màu để làm nổi bật các hệ cơ quan Hình vẽ nên ở giữa, có các khoảng giấy trống làm nơi chú thích Đường chú thích phải kẻ bằng thước, nên kẻ song song với nhau để tránh chồng chéo Tốt hơn hết là chú thích bằng số và ghi giải thích rõ ràng Xuất phát điểm của các đường chú thích nên nằm giữa cơ quan và dậm hơn đường chú thích để dễ nhận biết
+ Nét vẽ cần rõ ràng và sắc sảo Có thể đánh bóng nhưng không quá lạm dụng vì sẽ làm
mờ các cơ quan khác cần nghiên cứu, chỉ đánh bóng khi đã hoàn thành việc phát họa các nội quan Nếu dùng bút chì màu thì mỗi màu dùng thống nhất cho một hệ cơ quan Chẳng hạn, động mạch tô màu đỏ, tĩnh mạch tô màu xanh nước biển, tiíet niệu tô màu xanh lá cây, thần kinh tô màu da cam, sinh dục tô màu vàng
II Nghiên cứu cá Lưỡng tiêm
1 Vị trí phân loại
Cá Lưỡng tiêm Branchinostoma (Amphioxus) belcheri
Họ Mang miệng Branchiostomidae
Lớp Đầu sống Cephalochordata
Ngành phụ Không sọ Acrania
Ngành Có dây sống Chordata
2 Dụng cụ và mẫu vật
+ Dụng cụ: Kính hiển vi, lúp cầm tay, kẹp, kim mũi mác và mũi nhọn
+ Lưỡng tiêm đã định hình trong formalin 5% - mẫu cố định
+ Tranh vẽ hình dạng ngoài của Lưỡng tiêm
+ Các tiêu bản cố định cắt dọc cơ
thể, lát cắt ngang qua vùng hầu, tiêu bản
cố định hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của cá
Lưỡng tiêm
3 Nội dung thực hành
3.1 Quan sát hình dạng ngoài
Cá Lưỡng tiêm là động vật sống ở
vùng biển có độ sâu vừa phải, nước trong
mát, chất đáy cát thô và xốp Nó thường
cắm đuôi vào trong cát, thỉnh thoảng mới
bơi tự do Cơ thể dài 1,5 – 2cm, có hai đầu
nhọn, hình lá tre (hình 6.1) Thức ăn của
cá Lưỡng tiêm là những sinh vật nhỏ
Hình 6.1 Cá Lưỡng tiêm Branchinostoma
(Amphioxus ) sống ngoài tự nhiên
Trang 10Quanh miệng có những xúc tu tạo nên dòng nước qua phễu miệng, vào xoang hầu Các thức
ăn nhỏ bé theo dòng nước được láng xuống rãnh nội tiêm Nhờ chất tiết của các tế bào tuyến ở
rãnh này, thức ăn được vo tròn lại Sau đó nhờ các tế bào có tiêm mao rung động theo làn sóng đưa khối thức ăn đó về phía trước và lên rãnh trên hầu Từ đó thức ăn được chuyển dần
về sau và đi vào thực quản, dạ dày và ruột
Ở Việt Nam, cá Lưỡng tiêm phân bố ở vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ, đảo Vĩnh Thực thuộc vịnh Hạ Long và vùng biển Nam Trung Bộ có độ sâu hơn 60m
Quan sát hình dạng ngoài cho thấy cơ thể cá Lưỡng tiêm thuôn dài, hai đầu nhọn, dẹp bên, trong suốt nên có thể nhìn thấy các nội quan bên trong cơ thể khi cho ánh sáng đi qua
Miệng ở mút trước cơ thể và hướng xuống mặt bụng của đầu Quanh miệng có xúc tu
Hai bên thân có cơ phân đốt rõ ràng bởi các vách ngăn cơ Các đốt cơ xếp theo hình chữ
V có đầu nhọn theo thế cài răng lược giúp con vật uốn mình dễ dàng theo mặt phẳng ngang khi vận chuyển
Nếp vây lưng chạy dọc lưng từ sau đầu bao quanh đuôi Ở phần lưng nếp vây thấp, đến đuôi nhô cao lên ở nút đuôi nhọn Mặt dưới đuôi gần như đối xứng phía lưng và thắt lại có
dạng mũi giáo gọi là nếp vây đuôi
Hai nếp vây bụng chạy song song từ miệng đến lỗ thoát hây lỗ bụng Hai nếp này là
nguồn gốc chi chẵn của các động vật tiến hóa về sau
Lỗ bụng là lỗ thông xoang bao mang với môi trường bên ngoài
Lỗ hậu môn nằm ở bên trái thân phía trên mép dưới vây đuôi Vì vậy cơ thể Lưỡng tiêm không đối xứng hai bên mà lệch về bên trái do chúng nằm nghiêng bên phải trong các lớp cát
ở đáy biển (hình 6.1)
3.2 Quan sát tiêu bản cố định
a) Quan sát tiêu bản lát cắt dọc cá Lưỡng tiêm
Dây sống (chorda) có nguồn gốc từ nội bì là một dải dài chạy dọc thân phía lưng con vật, cơ quan nâng đỡ của cá Phía trên dây sống là ống thần kinh có nguồn gốc từ ngoại bì chạy song song với dây sống Đầu mút ống thần kinh có mắt lẻ
Dây sống nhô dài về phía trước ống thần kinh, chưa có hộp sọ
Miệng nằm ở mặt dưới của đầu có vòng sụn bao quanh, xung quanh miệng có nhiều xúc
tu Phía trong miệng là xoang hầu Thành bên hầu có đến hơn một trăm đôi lỗ khe mang xếp
xiên về phía sau theo hướng lưng bụng Trước hầu có vùng cơ thắt lại gọi là cơ thắt hầu Cơ
thắt hầu có nhiều chồi dạng ngón tay Trung gian giữa thành hầu và thành cơ thể là xoang bao mang thông ra bên ngoài qua lỗ bụng hay lỗ thoát Sau hầu là ruột thẳng dẫn đến lỗ hậu môn
đổ ra ở nếp đuôi bên trái Phần đầu ruột, phía sau hầu có một nhánh kín là chồi gan
Tuyến sinh dục là hai dãy khối tròn hình bầu dục gồm 30 đôi Không phân biệt tuyến sinh dục đực hay cái (hình 6.2)