Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần docx

5 439 0
Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần Sông Đà - một trận đồ tự nhiên hùng vĩ, được xây dựng bằng hai chất liệu nước và đá, lỏng và cứng, cuồn cuộn tuôn dài, nhấp nhô ngang dọc mà tạo hoá đã ban cho vùng Tây Bắc nước Nam ta. Công trình tự nhiên ấy đã và đang biến đổi theo thời gian. Còn một công trình Sông Đà nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ mà Nguyễn Tuân đã để lại cho lịch sử văn học Việt Nam, để lại cho đời trên trang tuỳ bút thì mãi mãi vẫn còn nguyên vẹn, vẹn nguyên. Đọc Người lái đò Sông Đà, ta như gặp được một cây đại bút "thông tạo hoá" và một ông đò cũng "thấu càn khôn". Cả hai đều thấu hiểu sự ảo diệu của tự nhiên, đều nắm vững quy luật xung - hợp, sinh - khắc chế hoá lẫn nhau của vũ trụ. Trên trang tuỳ bút, Sông Đà vừa cất giấu, vừa phô bày vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hoá - một vẻ đẹp vừa hung hãn, như hoang dại lại như tình tứ mộng mơ. Ông đò Lai Châu vừa là người lao động lực lưỡng, gân guốc, vừa là nghệ sĩ tài ba. Nhiều lúc ta như thấy Nguyễn Tuân hoá thân vào ông đò Lai Châu. Tay lái của ông đò cảm đâu là ứng đó, ứng đâu là hành đó không sớm cũng không muộn, qua bao thác ghềnh vẫn cứ bình an. Phải chăng trời đã cho ông tuệ nhãn? Thân hình ông khoẻ mạnh "gọn quánh như chất sừng, chất mun". Ông còn là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác qua ghềnh. Chất nghệ sĩ trong ông là ở cánh tay chèo lái là ở đôi chân giữ thế tạo đà cứ như là vũ điệu vừa nhịp nhàng vừa ăn ý với bản nhạc giao hưởng của nước sông, của đá núi, của gió ngàn. Nhưng cái chính của chất nghệ sĩ trong ông là lòng yêu đời, yêu nghề, say mê khám phá sự huyền diệu cứ bay lên với đôi cánh lãng mạn. Miêu tả ông lái đò Lai Châu, Nguyễn Tuân muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì? Cuộc sống không phải lúc nào cũng như khúc sông phẳng lặng mà có lúc, nhiều lúc thác ghềnh. Sống là phải biết chấp nhận, phải bơi lội, chèo lái để vượt qua thác, băng qua ghềnh chứ không phải là kéo thuyền lên bờ để ngắm nhìn để chờ đợi? Những đoạn văn Nguyễn Tuân miêu tả ghềnh thác ở Sông Đà làm cho người đọc vừa sợ lại vừa yêu, vừa muốn lánh xa lại vừa muốn lăn vào. Đây là ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số: "Nước xô đá đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt". Và đây nữa: " còn xa lắm mới đến cái thác dưới nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lên, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa." "Sóng thác đã đánh đến đòn độc hiểm nhất Mặt sông trong tích tắc loé sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng Ông đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này". Nguyễn Tuân vừa biết dùng người, viết câu hay, tả cảnh hợp, tả tình sâu nên cuốn hút người đọc và tôn vinh vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên. Văn của Nguyễn Tuân đúng là như thế vừa "chân nhân" vừa "chân trí" - một thứ văn ngang dọc. Tai nghe tiếng nước, mắt ngắm xoáy sâu, câu văn đã dứt mà âm thanh vẫn còn vang vọng, khí văn vẫn còn phảng phất như khói mây. Vượt qua 73 thác ghềnh, ông đò Lai Châu vẫn đĩnh ngộ thông tuệ, không để luỵ tâm, không làm tổn trí. Đi thuyền không sợ thác ghềnh vừa là dũng lược vừa là mưu lược của Nguyễn Tuân và ông đò Lai Châu. Nguyễn Tuân quan sát ông đò chèo lái con thuyền then vuốt đuôi én, giống như thầy trò Khổng Tử xem người đàn ông bơi ở Lã Lương. Nguyễn Tuân cùng với người lái đò Sông Đà vừa tìm kiếm vừa khám phá, vừa chinh phục lại vừa tôn vinh. "Thạch trận" trên Sông Đà. Cách xa Nguyễn Tuân, cách xa chúng ta mấy trăm năm về trước, Nhà Bác học, Nhà Danh nhân văn hoá Lê Quý Đôn cũng đã viết về sông Đà. Bên cạnh những ghềnh thác hiểm trở, Lê Quý Đôn còn cho ta biết nhiều tư liệu kỳ thú: "Hạ lưu Vạn bờ có núi Ngải trước mặt trông ra sông Đà, đối ngạn là xứ Ngòi Lạt, trên núi có cây Ngải Tiên. Mùa xuân hoa rụng xuống nước, cá uống nước này liền vượt được Long Môn hoá rồng sông Đà nước sông trong suốt, chảy xuống các động Phà Tây, Hảo Tề thuộc châu Quỳnh Nha Đường sông thác ghềnh hiểm trở, gồm 83 thác có tiếng mà Vạn bờ là thác nguy hiểm thứ nhất" (Kiến văn tiểu lục - trang 345) Nguyễn Tuân đã không còn để pha màu, chế bản, tạo hình tôn vinh những mẫu đẹp cho đời đã 20 năm nay nhưng trên những trang viết chứa học thuật, tụ tinh hoa, phong độ Nguyễn Tuân vẫn như núi đứng, tinh thần Nguyễn Tuân vẫn như mây bay. Những bản nhạc của nước của đá, của thác của ghềnh, người đọc, người học lắng nghe để mà nghĩ tới cái âm vang sâu thẳm nơi cõi lòng tác giả? Ghềnh sông dài, thác sông lớn, xoáy nước sâu đã khơi dậy những gì tiềm ẩn nơi sâu kín nhất, u linh nhất của tác giả và ông đò Lai Châu. Ghềnh và thác trong tự nhiên cũng là ghềnh và thác trong cuộc sống đã bung nở trong nhãn tuệ của Nguyễn Tuân để Nguyễn Tuân gửi tới người đọc, người học qua thiên tuỳ bút có thần. . Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần Sông Đà - một trận đồ tự nhiên hùng vĩ, được xây dựng bằng hai chất liệu. ông đò Lai Châu. Nguyễn Tuân quan sát ông đò chèo lái con thuyền then vuốt đuôi én, giống như thầy trò Khổng Tử xem người đàn ông bơi ở Lã Lương. Nguyễn Tuân cùng với người lái đò Sông Đà vừa. thì mãi mãi vẫn còn nguyên vẹn, vẹn nguyên. Đọc Người lái đò Sông Đà, ta như gặp được một cây đại bút "thông tạo hoá" và một ông đò cũng "thấu càn khôn". Cả hai đều thấu

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan