- Sự phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và hàng hải ở Hy Lạp dẫn đến sự ra đời của hàng loạt những trung tâm đô thị và tạo điều kiện cho sự phát triển của triết h
Trang 1CHƯƠNG III
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
TRƯỚC MÁC
A Triết học Hy Lạp cổ đại
B Triết học Tây Âu thời Trung cổ
C Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại
D Triết học cổ điển Đức
Trang 2A TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
I Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển và đặc
điểm của triết học Hy Lạp cổ đại
1) Hoàn cảnh ra đời
- Hy lạp là một quốc gia ở Đông Nam châu Âu
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời từ thế kỷ VI TCN, trong điều kiện chế độ nô lệ đang thịnh hành Người nô lệ bị coi là công cụ, là “động vật biết nói” Cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô rất gay gắt.
Trang 4- Sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay dẫn đến sự hình thành một tầng lớp lao động trí óc
- Sự phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và hàng hải ở Hy Lạp dẫn đến sự ra đời của hàng loạt những trung tâm đô thị và tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật
- Hàng trăm nhiều nước nhỏ (polis, tiếng Hy Lạp dịch sang tiếng Anh là city state: nhà nước thành thị, thành
bang) Mỗi nhà nước có một trung tâm đô thị ở giữa, chung quanh là vùng nông thôn
Aten (Athens) và Spác (Sparta) là hai thành bang lớn nhất Aten là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, theo
Trang 5Thành bang Spac đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, theo chế độ quân chủ
- Cuộc chiến tranh Pelopône giữa hai thành bang này kéo dài hàng chục năm làm cho Hy Lạp suy yếu
- Hy lạp có một nền văn hóa và khoa học phát triển rực
rỡ trong thời cổ đại
Các môn khoa học như toán học, vật lý học, thiên văn học, triết học, lôgic học, chính trị học, v.v được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy ở các trường học
Viện Hàn Lâm (Academia) do Platôn sáng lập ở Aten năm 387 TCN được coi là trường đại học đầu tiên của thế giới
Trang 6Năm 326 TCN, Hoàng đế Alexander Đại đế của Macedonia, sau khi thôn tính Hy Lạp hình thành một đế quốc lớn mạnh liền đem quân chinh phục Ấn
Độ, nhưng sau đó phải rút lui vì quân lính nổi loạn, nhưng sự giao lưu văn hóa giữa ấn Độ và Hy Lạp vẫn tiếp tục.
- Đến cuối thế kỷ II TCN, Hy Lạp bị La Mã chinh phục, nhưng Hy Lạp vẫn giữ vai trò nòng cốt về văn hóa trong đế chế La Mã.
Trang 72) Quá trình hình thành và phát triển của triết
- Trường phái Pitago do Pitago (580-500 TCN) sáng lập
- Trường phái Ephedơ, đại biểu là Hêraclit (520-460 TCN)
- Trường phái Elê có Xênôphan (57-479 TCN), Pacmênit (540-470TCN), Zênôn (490-430 TCN)
Trang 8- Thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ IV-I TCN)
Nổi bật là trường phái Êpiquya do Êpiquya (
341-270 TCN) sáng lập
Trang 93 Đặc điểm của Triết học Hy Lạp
- Triết học gắn với khoa học tự nhiên, các nhà triết học cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên
- CNDV chất phác và PBC tự phát
- Các trường phái triết học Hy Lạp là TGQ của giai cấp chủ nô Các quan điểm của họ không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ nô lệ, mà còn là cuộc đấu tranh giữa hai phái dân chủ và quân chủ trong nội bộ giai cấp chủ nô (đường lối Đêmôcrit và đường lối Platôn)
- Do có sự giao lưu với văn hóa phương Đông (Ai Cập, Ấn Độ), nên triết học Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng triết học phương Đông
Trang 101) Trường phái Milê
Talet (Thales,
624-547TCN): nhà toán học, thiên
văn học, triết học, một trong
bảy người thông thái ở Hy Lạp
cổ đại Ông là nhà toán học đầu
tiên, người sáng lập ra môn
hình học với định lý Talet nổi
tiếng.
II Một số trường phái và triết gia tiêu biểu
Trang 11Là nhà triết học, ông đứng trên lập trường duy vật cho rằng nước là bản nguyên của thế giới
Theo Talet, tất cả sinh ra từ nước và tan biến thành nước trong một vòng tuần hoàn bất tận, trong đó nước là cơ sở.
Sở dĩ Talet cho nước là bản nguyên của vũ trụ, vì ông quan sát thấy “Thức ăn của mọi vật đều ẩm ướt… Hạt giống của mọi vật đều
có bản chất ẩm ướt”.
Trang 12 Anaximanđơ (610-546TCN) học trò hoặc bạn của Talet lại cho rằng vạn vật được sinh ra từ một dạng vật chất đầu tiên là
Apâyrôn, là cái không xác định Từ apâyrôn nảy sinh ra những mặt đối lập như nóng- lạnh, khô - ướt.
Anaximen (585-525TCN), học trò của
Talet cho rằng không khí là nguồn gốc sinh
ra tất cả.
Trang 13Hêraclit (546-480 TCN) sinh ở
Êphedơ (Ephesus) ở Iony, vùng Tiểu
Á, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ Ông là
nhà triết học duy vật, nổi tiếng với
những tư tưởng biện chứng.
2 Triết học Hêraclit
- Về bản thể luận: Ông cho rằng bản nguyên của vũ trụ
là lửa Lửa tắt đi sinh ra vạn vật và vạn vật cháy lên thành
lửa theo con đường chuyển hóa đi xuống và đi lên
Lửa hơi lỏng rắn
Rắn lỏng hơi lửa
Trang 14
Ông nói: “Vũ trụ này luôn luôn là như vậy, nó không do thần thánh hay do con người làm ra; nó đã, đang và mãi mãi
sẽ là một ngọn lửa muôn đời sinh động bùng cháy lên và tắt
đi theo những quy luật nhất định”
(This universe, which is the same for all, has not been made by any god or man, but it always has been, is, and will be an ever-living fire, kindling itself by regular measures and going out by regular measures).
“Tất cả mọi vật đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với vạn vật như hàng hóa trao đổi với vàng và vàng trao đổi với hàng hóa”
(All things are an exchange for fire, and fire for all things, as goods for gold and gold for goods).
Trang 15Ông là người sáng lập ra phép biện chứng duy vật
cổ đại Tư tưởng biện chứng của ông được thể hiện trong những câu châm ngôn nổi tiếng
Ông cho rằng vạn vật không ngừng biến đổi như một dòng chảy
“Mọi vật đều trôi chảy và không có gì đứng yên” (Everything flows and nothing stands still)
“Chúng ta vừa tồn tại, vừa không tồn tại” (We are and are not)
“Bạn không thể lội hai lần xuống cùng một dòng sông,
vì dòng nước khác đang liên tục chảy về phía bạn” (You could not step twice into the same river, for other waters are ever flowing onto you)
Trang 16Hêraclit nêu ra tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao hàm những mặt đối lập
Ông nói: “Cùng một cái ở trong chúng ta - sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già”
Các mặt đối lập làm tiền đề cho nhau, có mặt này mới
có mặt kia “Bệnh tật làm cho sức khỏe quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn”
Các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau “Cái nóng lạnh đi, cái lạnh nóng lên Cái ướt khô đi, cái khô ướt lại” Người đương thời coi ông là nhà triết học tối nghĩa
Trang 17Ph Ăngghen viết; “Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không
tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay
đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”
(C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, t 20, tr 35).
- Về lý luận nhận thức, Hêraclit cho rằng nhận thức
bắt nguồn từ cảm giác Tuy nhiên, ông cho rằng thị giác thường bị lừa, bởi vì “tự nhiên thích giấu mình”
Do đó, nhận thức phải đạt tới cái “logos”, tức bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
Trang 18
3 Trường phái Pitago
Pitago (571-497TCN) là nhà toán học nổi tiếng Ông thành lập một Liên minh (gọi là Liên minh Pitago) chống lại phái chủ nô dân chủ
Pitagor cho rằng bản nguyên của thế giới
là con số Số 1: điểm; số 2: đường thẳng;
số 3: mặt phẳng; số 4: hình khối Số 10 là con số hoàn thiện nhất
Quy luật của con số chi phối toàn bộ vũ trụ và con người Nhận thức chính là nhận
thức những con số
Trang 194 Trường phái Elê
Là trường phái duy vật siêu hình
Xênôphan (570-487TCN)
Cho rằng thế giới là một khối duy nhất
bất động không do thần thánh sinh ra
Con người sáng tạo ra thần thánh theo trí tưởng tượng của mình
“Nếu bò, hay ngựa, hay sư tử cũng có tay, và nếu chúng có thể dùng tay để vẻ thì ngựa đã quan niệm thần như ngựa, bò đã hình dung đấng bất tử theo hình ảnh của bò”
Trang 20
Pacmênit
(thế kỷ VI-V TCN)
Tồn tại là duy nhất, không thể phân chia được, không vận động biến đổi
Ông khẳng định: “Tồn tại là bất biến” “Nó không sinh ra, nên cũng không mất đi, nó hoàn chỉnh, duy nhất, bất động và vô hạn.
Trang 21- Nghịch lý Asin không đuổi kịp con rùa.
- Nghịch lý: Mũi tên đang bay mà bất động.
Trang 225) Triết học Đêmôcrit
Đêmôcrit (460-370TCN) là nhà
triết học vĩ đại, có đầu óc bách
khoa Ông sinh ở Ápde, đi nhiều
nước sau về sống ở Aten
Ông hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực như toán học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, thiên văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, v.v.
Trang 23- Về nguồn gốc của vũ trụ: Đêmôcrit cho rằng
cơ sở đầu tiên tạo nên vũ trụ là nguyên tử (atomos: không thể phân chia được)
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất không thể phân chia được nữa Nguyên tử đồng nhất về chất, chỉ khác nhau về hình dáng, kích thước, tư thế, trật
tự sắp xếp tạo nên những vật thể khác nhau.
Nguyên tử luôn luôn vận động trong chân không (không gian)
Vũ trụ hình thành do sự va chạm của nguyên tử trong cơn lốc nguyên tử
Trang 24- Về quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
Đêmôcrit chỉ thừa nhận tất nhiên, phủ nhận
ngẫu nhiên, cho rằng ngẫu nhiên chỉ là hiện
tượng chưa tìm ra nguyên nhân
- Về nhận thức, ông cho rằng nhận thức bắt nguồn từ cảm giác Nhưng nhận thức cảm tính
chỉ là sự nhận thức mờ tối; chỉ có nhận thức lý
tính mới phát hiện ra nguyên tử.
Trang 25- Về con người: Đêmôcrit bác bỏ
quan niệm thần thánh sinh ra con người Ông đưa ra tư tưởng về sự xuất hiện
sự tiến hóa tự nhiên Linh hồn con người
nóng rực và linh động
Trang 26- Về chính trị, ông đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ, chống lại đường lối Platôn Tuy nhiên, ông vẫn coi chế độ nô lệ là hợp lý
Lênin coi cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ở Hy Lạp cổ đại
là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối: đường lối Đêmôcrit và đường lối Platôn.
Trang 28
- Học thuyết về ý niệm
Platôn cho rằng ý niệm (ideai dịch ra tiếng Anh
là form (hình thức) hoặc idea (ý niệm) là thực thể tinh thần có trước thế giới vật cảm tính
Ý niệm thì vĩnh cữu, bất biến là tồn tại chân thực Vật cảm tính (tức sự vật được cảm nhận bằng giác quan) luôn luôn biến đổi, chỉ là cái bóng của ý niệm, nên là tồn tại không chân thực
Ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật, là cơ
sở thống nhất của thế giới, là linh hồn của vũ trụ.
Trang 29gọi là tinh thần (spirit) như sự trọng danh dự,
kiêu hãnh, hiếu thắng, nguyên nhân gây ra sự tức giận, phẩn nộ và phần lý trí (reason) luôn luôn vươn tới chân lý và đây là phần quan trọng nhất trong nhân cách.
Trang 30- Học thuyết về nhận thức: Platôn cho rằng
nhận thức là sự hồi tưởng của linh hồn về thế giới ý niệm
bóng của ý niệm, chỉ cho ta những kiến thức (opinions), chứ không phải là tri thức (knowledge) chân thực.
Chỉ có nhận thức lý tính , tức nhận thức ý niệm (khái niệm) mới đạt đến tri thức chân thực.
Trang 31- Học thuyết về nhà nước lý tưởng:
Platôn phê phán cả ba loại nhà nước đã từng tồn tại: nhà nước quân chủ, nhà nước quân phiệt, nhà nước dân chủ Theo ông, nhà nước lý tưởng đó là
nhà nước cộng hòa bao gồm 3 đẳng cấp tương ứng với 3 loại linh hồn
- Nhà triết học là tầng lớp cai trị, vì trong linh hồn của họ, phần lý trí chiếm ưu thế
- Vệ binh bảo vệ xã hội.
- Lao động sản xuất nuối sống xã hội
Trang 327) Triết học Arixtôt
Arixtôt (Aristotle, 384-322
TCN) sinh ở Stagira, Macedonia
Năm 17 tuổi vào học tại Viện
hàn lâm của Platôn và ở đó 20
năm
Arixtốt là nhà khoa học có đầu óc bách khoa Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực: vật lý học, sinh học, triết học, lôgic học, tâm lý học, đạo đức học, mỹ học, chính trị học …
Trang 33Năm 335 TCN Arixtôt thành lập một trường học riêng gọi là Học viện (Lyceum) hay còn gọi là “Trường tản bộ” (Peripatetic School), vì ông có thói quen trao đổi với học trò trong khi đi dạo Học trò của ông cũng được gọi là “phái tản bộ” (Peripatetics)
- Học thuyết về tồn tại:
Arixtôt phê phán học thuyết ý niệm của Platôn vì học thuyết này tách rời ý niệm với sự vật cảm tính Arixtôt cho rằng bản chất sự vật tồn tại trong bản thân sự vật không thể tồn tại trước và ngoài sự vật
Trang 34Arixtụt đưa ra quan niệm duy vật về tồn tại ễng cho rằng tồn tại là vật chất (mặc dự thừa nhận cú tinh thần vũ trụ đầu tiờn)
ễng đưa ra 4 nguyờn nhõn tạo nờn tồn tại: vật chất, hỡnh thức, vận động, mục đớch.
Sai lầm của ông là tách rời vật chất với hình thức Ông nhầm lẫn giữa xã hội là hoạt động
có mục đích với tự nhiên không có mục đích.
Trang 35
Trong Thiên văn học, Arixtôt coi vũ trụ là vật chất có giới hạn, nó có hình cầu, quả đất nằm ở trung tâm Quả đất được tạo thành từ 4 yếu tố; đất, nước, lửa, không khí Trời được tạo bởi một yếu tố thứ năm là ête
Trang 36- Về nhận thức:
Arixtôt cho rằng nhận thức bắt nguồn từ nhận
thức cảm tính, từ sự quan sát bằng giác quan
khoa học được sử dụng cho đến ngày nay
Aixtôt đã dành cả cuộc đời để tích lũy một khối lượng lớn những sự kiện, cứ liệu quan sát được (mặc dù cũng có không ít nhầm lẫn) làm
cơ sở cho vật lý học
Trang 37Tuy coi nhận thức cảm tính là điểm xuất phát của nhận thức, nhưng Arixtôt nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức lý tính , tức nhận thức bằng tư duy trừu tượng.
- Lôgíc học:
Là người sáng lập ra lôgíc học hình thức
Là người đặt nền tảng cho các quy luật cơ bản của lôgíc hình thức: quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba
Ông đề xuất ra tam đoạn luận là hình thức suy có
3 phán đoán: hai tiền đề, một kết luận
Trang 38- Về đạo đức, Arixtôt chủ trương một nền
đạo đức trung vị (phẩm chất đạo đức ở giữa hai cực đoan) Thí dụ,
Trang 39B TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
I Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm
Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XIV là xã hội phong kiến Đế quốc La Mã tan rã, các vương quốc phong kiến được thành lập
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội được hình thành: giai cấp địa chủ quý tộc và giai cấp nông nô
Nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển nhất định, tuy rất chậm chạp
Ki tô giáo (Christianity) trở thành tôn giáo chính thống.
Trang 40Nhà thờ Kitô giáo cùng với thế lực phong kiến trở thành một lực lượng thống trị xã hội Các nhà sử học gọi thời kỳ là “đêm trường Trung cổ”.
Đặc điểm của triết học trong thời kỳ này:
- Triết học mất vai trò độc lập, trở thành đầy tớ của tôn giáo, được coi là công cụ chứng minh cho niềm tin tôn giáo
- Chủ nghĩa kinh viện (scholasticism) là khuynh hướng thống trị trong triết học Đó là khuynh hướng kết hợp thần học chính thống của Kitô giáo với triết học Hy Lạp cổ đại (Platôn, Aixtôt) Nó được coi là triết học chính thống, được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường học