1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lễ GIỖ tổ HÙNG VƯƠNG

4 4,2K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 23,21 KB

Nội dung

- Cô kể chuyện qua chương trình powerpoint và cho trẻ dự đoán IV.. KẾT THÚC Đề tài: BÉ TRANG TRÍ LỚP VÀ LÀM VẬT DÂNG VUA... * Hoạt động 3: Tập nghi thức dâng bánh trong ngày l

Trang 1

ĐỀ TÀI:

THĂM ĐỀN HÙNG

Lứa tuổi: 5-6 tuổi

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

· Trẻ Nhận biết di tích lịch sử của đất nước Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch hàng năm

· Biết sử dụng tranh kể thành câu chuyện hoàn chỉnh

· Giúp trẻ phát triển vốn ngôn ngữ mạch lạc, biết diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ cá nhân, phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo

· Trẻ yêu thích nhân vật, tự hào về truyền thống của đất nước, về di tích lịch sử

· GD trẻ thể hiện lòng yêu mến của mình về truyền thống và di tích bằng hành động : có ý thức trân trọng, giữ gìn các di tích và công trình công cộng

II/ CHUẨN BỊ:

- Môi trường cho trẻ hoạt động

- Chương trình kể chuyện powerpoint : Sự tích bánh chưng - bánh dày

- Một số bộ tranh truyện về các vua Hùng : Sự tích bánh chung bánh dày, Trọng Thủy Mỵ Châu, Lạc Long Quân và Âu Cơ

III/ TIẾN HÀNH :

Hoạt động 1: Bé đoán giỏi.

- Tổ chức cho trẻ chơi trúc xanh ráp chữ, ráp hình.

- Đọc và nhận biết “Đền Hùng” là di tích lịch sử của nước Việt Nam.

Hoạt động 2: Hội thi kể chuyện

- Tổ chức cho trẻ kết nhóm, nhận tranh và thảo luận về nội dung của tranh.

- Trẻ sắp xếp các bức tranh thành một câu chuyện và thi đua kể.

Hoạt động 3: Sự tích bánh chưng - bánh dày.

- Cô kể chuyện qua chương trình powerpoint và cho trẻ dự đoán

IV KẾT THÚC

Đề tài:

BÉ TRANG TRÍ LỚP VÀ LÀM

VẬT DÂNG VUA

Trang 2

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

- Trẻ biết ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng 10/3 âm lịch Trẻ biết vua Hùng là người đã có công dựng nên đất nước Việt Nam

- Trẻ biết trang trí cờ theo mẫu và theo thứ tự màu

- Rèn luyện sự khéo léo của đội tay để cắt và dán cờ

- Giáo dục trẻ biết ơn các Vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước

II.CHUẨN BỊ:

- Nhạc +máy catset - tranh, video clip về ngày giỗ tổ Hùng Vương

- Bài hát : con rồng cháu tiên

- Các loại đồ dùng , dụng cụ để trang trí lớp

- Một số trái cây nhựa

III.TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Vua Hùng là ai?

- Hát và vận động “ Con Rồng Cháu Tiên”

- Cho trẻ hát đối nhau và vận động sáng tạo

- Ngoài ca múa hát, các bạn còn có thể làm gì để làm cho lớp mình đẹp

- Xem lại tranh ảnh về Vua Hùng - trò chuyện cùng trẻ

-> Vậy bây giờ để chuẩn bị cho lễ hội , các bạn sẽ trang trí lớp như thế nào? Cho trẻ nói lên ý kiến

* Hoạt động 2: Bé trổ tài

- Cho trẻ chia theo nhóm làm: cờ treo, dán dây xúc xích, vẽ đền Hùng, năn mâm quả và trưng bày…

- Giáo dục trẻ luôn ghi nhớ công ơn các vua Hùng, đã có công dựng và giữ nước cho chúng ta có đất nước tươi đẹp như hôm nay

- Hát và vận động “ Dòng máu lạc hồng”

IV.KẾT THÚC:

ĐỀ TÀI: LUYỆN TẬP CÁC TRÒ CHƠI

Lứa tuổi: 5-6 tuổi

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

Trang 3

- Nhằm giúp trẻ biết và hiểu được các trò chơi truyền thống ngày xưa Cách chơi các trò chơi

- Luyện cho trẻ tinh thần tập thể và phối hợp cùng nhau khi chơi

- Rèn trẻ sự nhanh nhen, tự tin, khả năng khéo léo, linh hoạt trong các trò chơi

- Giáo dục cho trẻ biết thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong khi chơi

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về các trò chơi trong lễ hội

- Các đồ dùng , dụng cụ cho các trò chơi: bao bố, cờ, giây thun…

- Học cụ tự làm của trẻ

III.TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Trò chuyện về các trò chơi

- Cho cháu xem ảnh các trò chơi thường có ở các lễ hội xưa

- Cho trẻ kể tên các trò chơi dân gian mà trẻ biết

- Cô củng cố lại: có 3 loại trò chơi :

Trò chơi: Luyện cơ bắp: Kéo co, nhảy lò cò, bật

Luyện sự khéo léo: Đi thăng bằng, xâu vòng…

Sự thông minh sáng tạo: cờ ô ăn quan, cướp cờ…

- Tất cả những trò chơi này giúp mọi người rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí

* Hoạt động 2: Cùng tham gia chơi

- Cho cùng thỏa thuận và chọn các trò chơi: Kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đánh banh, gồng tay …

Sau khi chọn trò chơi xong , chia đội chơi

- Cả lớp cùng tham gia chơi

IV KẾT THÚC

Đề tài: MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG

Lứa tuổi: 5-6 tuổi

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

- Trẻ biết được ý nghĩa và vì sao phải có “bánh trưng- bánh dày” để cúng trong ngày gỗ tổ

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua nội dung đàm thoại câu truyện cùng cô

Trang 4

- Trẻ thích thú khi được cùng tham gia làm những món ăn truyền thống.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và trân trọng bản sắc dân tộc Việt Nam ta

II.CHUẨN BỊ:

- Nhạc + máy satset

- Tranh cho trẻ quan sát

- Màu sáp+ nước, đất sét…và đồ dùng cho trẻ gói bánh trưng, bánh dày

III.TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1: Kể truyện “ Sự tích Bánh trưng - bánh dày”

Trẻ cùng tham gia kể truyện và cùng đàm thoại về nội dung câu truyện , về diễn biến câu truyện sắp sảy ra

- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của hai loại bánh “ Bánh trưng - bánh dày”, từ lá để gói, cho đế nhân bánh có ý nghĩa gì

* Hoạt động 2: Bé Khéo tay

- Cô cho trẻ cùng chia nhóm và thi đua gói và làm bành trưng bánh dày, xem đội nào gói đẹp và nhanh là thắng cuộc

* Hoạt động 3: Tập nghi thức dâng bánh trong ngày lễ.

- Sau khi làm xong cô cho trẻ xếp bánh lên mâm và cùng tập nghi thức dâng bánh

IV.KẾT THÚC:

Ngày đăng: 25/07/2014, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w