NHIẾP ẢNH SỐ part 7 pdf

37 273 0
NHIẾP ẢNH SỐ part 7 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bạn đã chỉnh nét chính xác như thế nào chăng nữa thì việc kiểm tra lại ảnh chụp trên màn hình máy tính là cần thiết. Màn hình LCD của dCam hay cho ta cảm giác nhầm về độ nét của ảnh. Trong ví dụ dưới đây hình ảnh trên LCD là hoàn toàn làm bạn hài lòng nhưng kết quả lại không thật sự như ý muốn. Ảnh minh hoạ số 1. Giá trị của độ sâu trường ảnh nằm ở đâu? Như mình đã nói ở trên thì ngoài việc làm nổi bật chủ thể độ sâu trường ảnh còn có thể tạo ấn tượng về không gian chiều sâu cho ảnh macro. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy với các máy dCam thì bạn luôn có hai khoảng cách tương ứng với hai vị trí của ống kinh Zoom. Bạn sẽ chụp được ở cự ly gần nhất khi ống kính là góc rộng, bạn sẽ phải chụp ở cự ly xa hơn khi chọn vị trí ống kính télé. Vậy có gì khác nhau ở đây? Câu trả lời thật đơn giản: DOF - Deep Of Field, độ sâu trường ảnh. Xin được lấy một ví dụ của NguoiNongDan từ topic Những khoảnh khắc không lời của cảm xúc Ảnh minh hoạ số 2 Ta nhận thấy rõ nền xanh của cỏ phía sau hoàn toàn mờ đi nhưng vẫn đủ để ta nhìn thấy những đốm hoa mầu trắng. Chủ thể hoàn toàn nội bật, một bố cục đơn giản và chính xác trong ảnh macro. Một trong những mẹo để tạo phông mờ trong ảnh macro với ống kính góc rộng là chọn hướng chụp với hậu cảnh thật xa! Khi chụp Macro ở vị trí ống kính góc rộng thì độ nét rất sâu, điều này lại có lợi khi bạn muốn thể hiện một ảnh hoa có bố cục rộng. Độ nét sẽ bao phủ gần như toàn bộ khuôn hình, chỉ những chi tiết ở một khoảng cách đủ xa mới bị mờ đi. Các bạn xem ví dụ dưới đây: Ảnh minh hoạ số 3 Canon PowerShot S400 Shooting Mode: Manual Photo Effect Mode: Off Tv( Shutter Speed ): 1/320 Av( Aperture Value ): 7.1 Metering Mode: Evaluative Exposure Compensation: -2/3 ISO Speed: 200 Focal Length: 7.4 mm Image Size: 1600x1200 Image Quality: Superfine White Balance: Cloudy AF Mode: Single AF AF Range Mode: Macro File Size: 939KB Tấm ảnh này được chụp vào một buổi chiều nhiều mây. Ánh sáng trong nhưng không đủ mạnh, với S400 thì mình đã chủ động đặt ISO ở 200 để tăng tốc độ chụp đề phòng bị rung tay. Ảnh có độ nét sâu khá đều do mình chụp macro ở vị trí ống kính góc rộng. Ta sẽ phân tích về ảnh sáng trong phần tiếp theo. Khi bạn chụp macro ở vị trí ống kính télé thì ta rất dễ dàng cảm thấy ngay những khó khăn kỹ thuật: thứ nhất là khoảng cánh giữa máy ảnh và hoa xa hơn, khó canh nét hơn và ống kinh télé cũng kém nhạy sáng hơn, đòi hỏi tốc độ chụp cao hơn để tránh rung. Nếu có thể thì bạn nên dùng chân máy ảnh hoặc tìm một điểm tựa thích hợp để có thể chụp ảnh thoái mái hơn. Lợi thế của chụp ảnh macro ở vị trí télé là độ sâu của trường ảnh rất nhỏ, bạn có thể làm mờ phông hình như những ống kính macro chuyên nghiệp Ảnh minh hoạ số 4 Canon PowerShot S400 Shooting Mode: Manual Photo Effect Mode: Off Tv( Shutter Speed ): 1/500 Av( Aperture Value ): 4.0 Metering Mode: Evaluative ISO Speed: 200 Focal Length: 15.4 mm Image Size: 1600x1200 Image Quality: Superfine White Balance: Cloudy AF Mode: Single AF AF Range Mode: Macro File Size: 888KB Thử hình dung nếu mình sử dụng vị trí ống kính góc rộng để chụp macro trong trường hợp này thì các bông hoa ở phía sau cũng sẽ khá nét dẫn tới việc không làm nổi bật được bong hoa ở tiền cảnh do phông bị rắc rối. Macro ở vị trí ống kính télé là một giải pháp khá hiệu quả cho tất cả các máy dCam. Trong phần tiếp theo này NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu cách đo sáng và cách hiệu chỉnh ánh sáng để có được một bức ảnh macro đẹp như ý muốn. Tuy nhiên ta cũng chỉ giới hạn trong phạm vi macro cho dCam và kỹ thuật amateur mà thôi. Chi tiết về đo sáng xin được dành một topic khác sau này. Đầu tiên là lựa chọn ánh sáng. Bạn chụp macro bằng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo? có dùng đèn flash hay không? Bạn chụp hoa tự nhiên hay hoa cắm và có bố cục? NTL sẽ giới hạn trong lĩnh vực chụp hoa ngoài trời với ánh sáng tự nhiên vì có lẽ đây là điều bạn hay làm trên đường đi du lịch. Ánh sáng nào đẹp nhất để chụp hoa? Ánh sáng thích hợp nhất để chụp hoa ngoài trời là ánh sáng tản cho độ tương phản đều và khá dịu. Ánh nắng chói chang thường hay gây ấn tượng bắt mắt với bạn nhưng để chụp ảnh hoa macro thì lại là điều không hay đơn giản vì độ chênh sáng quá lớn, khó xử lý đối với dCam. Nếu bạn nhất thiết muốn chụp hoa ngoài trời nắng thì có thể che bớt ánh sáng trực tiếp đi bằng một tấm vải mỏng mầu ghi nhạt, bạn sẽ có hiệu quả khá thú vị đấy. Thời tiết đầy mây lại là lý tưởng cho chụp ảnh hoa vì bản thân các đám mây này đã là một chiếc kính lọc ánh sáng cho bạn rồi. Ở Việt nam thì ánh sáng vào lúc cuối buổi chiều rất đẹp, hay là ánh sáng ngay sau một cơn mưa cũng rất đẹp cho ảnh hoa macro. Với dCam thì nên chọn chế độ cân bằng trắng nào? Mình dùng "Daylight" để có thể tái tạo lại mầu sắc trung thực nhất. Các chế độ tăng cường hiệu quả nghệ thuật thường làm cho hình ảnh không chính xác với các dCam, bạn không nên dùng. Chọn chế độ đo sáng nào để chụp hoa? Ở cự ly gần như vậy thì mình hay sử dụng cách đo sáng phức hợp của máy, cách này gần giống với các thiết bị đo sáng cầm tay, hơn nữa ở cụ ly gần chủ thể choán gần hết khuôn hình bạn sẽ không sợ lỗi đo sáng quá lớn. Tuy nhiên việc hiệu chỉnh ánh sáng lại là cần thiết. Vậy ta nên hiệu chỉnh ánh sáng như thế nào? Các máy ảnh dCam thường có xu hướng đo thừa sáng, điển hình là các máy của Canon, khẩu độ chênh lệch khá nhẹ 1/3Ev nhưng nhiều khi cũng đủ để làm bạn không hài lòng. Thêm nữa độ phản xạ ánh sáng của mỗi mầu hoa cũng khác nhau. Nếu ta nói độ phản xạ ánh sáng chuẩn là 18% thì với các loại hoa mầu trắng và mầu vằng độ phản xạ này lại lớn hơn nhiều. Do đó cần hiệu chỉnh ánh sáng. Theo dõi ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng hơn tác dụng của hiệu quả chỉnh sáng Ev. Ảnh chụp bằng máy Canon S400, ISO 50, Daylight. - Hình 1, ảnh chụp hoàn toàn theo chế độ đo sáng tự động của máy: Ev+/-0 - Hình 2, hiệu chính sáng Ev-1/3 - Hình 3, hiệu chỉnh sáng Ev-2/3 - Hình 4, hiệu chỉnh sáng Ev-1 - Hình 5, hiệu chỉnh sáng Ev+1/3 - Hình 6, hiệu chỉnh sáng Ev+2/3 - Hình 7, hiệu chỉnh sáng Ev+1 1-2 3-4 5-6 7 Phân tích: Trong hình 1, Ev+/-0, ta có thể nhận thấy ngay rằng ảnh thừa sáng rất nhẹ. Các chi tiết trên cánh hoa và mặt lá không được thật sự nổi bật. Trong hình 2, Ev-1/3, độ tương phản giữa các cánh hoa tốt hơn, mầu sắc bão hoà đẹp hơn và trên mặt ls ta có thể thấy rõ các chi tiết của đường gân cũng như chất lục diệp. Phơi sáng đúng. Trong hình 3, Ev-2/3, ta có thể thấy ảnh bị thiếu sáng rất nhẹ trên bông hoa và rõ hơn trên mặt lá. Hình 4, Ev-1, không cần phải nhìn lâu bạn cũng có thể đồng ý với NTL rằng ảnh này thiếu sáng không thể chấp nhận được. Hình 5, Ev+1/3, ảnh thừa sáng trong mức độ vẫn có thể chấp nhận được nhưng ảnh mất hẳn chiều sâu do độ tương phản quá yếu, đặc biệt là giữa các tầng lá. Hình 6 và 7 thì ảnh hoàn toàn bị thừa sáng, các chi tiết trong vùng ánh sáng mạnh bị "cháy", độ tương phản không thể chấp nhận được. Hy vọng với ví dụ trên đây các bạn đã có thể hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh ánh sáng trong chụp ảnh hoa macro. Kỹ thuật số cho phép ta thấy ngay hiệu quả công việc và bạn có thể tự rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích nhất mà không một trang web hay một quyển sách nào có thể dạy bạn được. Macro Lighting System Bạn muốn chụp macro bằng đèn flash? Chiếc đèn gắn sẵn trên máy không giúp gì được bạn trong trường hợp này vì với cự ly quá gần nó sẽ làm "cháy" ảnh của bạn. Tuy nhiên bạn có thể mua thêm đèn flash chuyên dùng cho macro như chiếc Cool Light của Nikon dùng cho các máy dCam. Với các máy dCam có thể gắn thêm đèn flash bên ngoài thì bạn đừng bao giờ dùng flash trực tiếp mà nên phả đèn vào một tấm phản xạ. Kỹ thuật chụp macro bằng flash NTL sẽ nói trong một bài khác kỹ lưỡng hơn. Bạn muốn dùng ánh sáng nhân tạo? Không cần thiết phải mua các thiết bị chuyên dụng đắt tiền. Bạn hãy thử mẹo nhỏ này nhé: dùng một chiếc hộp nhựa mỏng mầu trắng (như kiểu hộp đựng thức ăn), đặt mẫu vật cần chụp vào trong đó, phần nền bạn có thể lót giấy mầu bên ngoài tuỳ theo ý thích. Trên đỉnh hộp nhựa bạn chỉ việc dùng chiếc đèn bàn học để gần lại và như thế bạn đxa có một thứ ánh sáng tản tuyệt vời để chụp macro. Cảm ơn tác giả Karol Hawn đã cho chúng ta một mẹo lý thú. Nhiếp ảnh đôi khi có những ý tưởng trùng nhau một cách thú vị. Cùng một chủ đề bạn có vô số cách để thể hiện chúng. Chụp một bông hoa bạn có thể hướng tới một mục đích cụ thể như làm post card, ảnh minh hoạ, ảnh tư liệu hay đơn giản chỉ là để làm một cái phông cho màn hình máy tính chẳng hạn. Để đạt được mục đích của mình bạn có các phương tiện sau để thể hiện: - Bố cục - Ánh sáng Như NTL đã nói ở trên là ánh sáng tản đều đặn rất thích hợp cho việc chụp ảnh hoa macro. Vấn đề ở chỗ là ngoài tự nhiên ánh sáng không có nhiều chiều khác nhau để tôn vẻ đẹp của bông hoa lên cũng như để làm giảm những bóng đổ quá mạnh không cần thiết. Vậy liệu có giải pháp nào không? Có đấy, rất nhiều nữa là khác nhưng NTL xin giúp bạn một mẹo vô cùng thực tế và đễ làm. Đó là dùng thêm những tấm phản xạ ánh sáng tự tạo dùng trong khi du lịch. Trong bếp của bạn hẳn có nhiều thứ để gói thức ăn? Bạn hãy lấy cho mình một ít giấy nhôm nhé, vò nát nó đi một cách nhẹ nhàng và đều đặn rồi cuộn lại xếp vào trong túi máy ảnh, bạn đã có một thứ đồ nghề rất "PRO" rồi đấy Khi bạn muốn chụp ảnh hoa ngoài trời và muốn có thêm nguồn sáng thứ hai thì bạn chỉ việc lấy tấm giấy nhôm này ra, bọc nó ra ngoài một tấm bìa cứng hay một quyển tạp chí chẳng hạn và lựa chiều ánh sáng để dùng nó như một nguồn sáng tự nhiên thứ 2. NTL xin đảm bảo rằng những tấm ảnh hoa của bạn sẽ khác. Thử xem nhé và post ảnh lên cho mọi người cùng thưởng thức. Chụp ảnh hoa bạn không nên chụp trong điều kiện ánh sáng chiếu thẳng trực diện vào bông hoa vì như thế sẽ không đẹp. Thế còn ánh sáng ngược chiều? A, câu hỏi này rất thú vị! Sử sụng ánh sáng ngược chiều là con dao hai lưỡi. Nếu bạn muốn lấy dáng hình của chủ thể thì loại ánh sáng này sẽ giúp bạn rất nhiều, bạn chỉ cần bớt đi từ -1Ev đến -2Ev là hiệuq ủa sẽ như ý muốn. Còn để thể hiện bông hoa đẹp thì nó lại là trở ngại cho bạn đấy trừ khi ánh sáng này thật nhẹ và bạn tìm được một góc bấm máy thích hợp. Trong ví dụ dưới đây ảnh hoa được chụp bằng ánh sáng ngược cuối giờ chiều, trong trẻo và nhẹ nhàng. Bạn có thể thấy rõ hiệu quả thẩm mỹ được tạo nên do ánh sáng viền. Trong từng trường hợp cụ thể bạn hãy thử "bracketing" thêm và bớt ánh sáng nhé để tìm ra giải pháp tối ưu cho tấm ảnh của mình. Canon PowerShot S400 Shooting Mode: Manual Photo Effect Mode:Off Tv( Shutter Speed ): 1/250 Av( Aperture Value ): 2.8 Metering Mode: Evaluative Exposure Compensation: -1/3 ISO Speed: 200 Focal Length: 7.4 mm Image Size: 1600x1200 Image Quality: Superfine White Balance: Cloudy AF Mode: Single AF AF Range Mode: Macro File Size: 962KB Một ví dụ khác về ảnh hoa với ánh sáng ngược chiều của bạn Nguyễn Việt chụp với thông số: Tv 1/60 Av 4.0 Focal Length 21.0mm. Ấn tượng đẹp trong tấm ảnh này là ánh sáng ngược hay đúng hơn là ánh sáng chếch làm rực lên mầu trắng của những cánh hoa và làm "trong" mầu lá xanh. Trong trường hợp này nếu bạn có thể canh sáng đơn giản bằng "spot" vào bông hoa để làm tăng độ tương phản cho toàn ảnh thì ấn tượng sẽ hay hơn nhiều lắm. [...]... chí hiện đại 5 Ảnh báo chí 6 Nghệ thuật thông tin Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất bản sau nếu bạn nào muốn quan tâm Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất Nhiều tấm ảnh báo trí ngày xưa nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại 1 Khái niệm về ảnh báo chí: Không... mái chụp bằng ảnh mầu rồi sau đó chuyển chúng sang ảnh đen trắng Nghe có vẻ kỹ thuật nhỉ? Nhưng điều này loại hoàn toàn không hề phức tạp Chúng mình cùng tìm hiểu nhé Để có một bức ảnh đen trắng bạn có nhiều sự lựa chọn: 1 Chụp ảnh bằng phim đen trắng B&W hay dùng chế độ chụp ảnh B&W của máy ảnh số 2 Đề nghị Labo in ảnh cho bạn (từ phim âm bản, dương bản mầu hay ảnh kỹ thuật số mầu) thành ảnh đen trắng... đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới, ) Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG SỰ ẢNH 1.2 PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc nhiều loạt ảnh. .. nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin tức Đó là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ nhàng cho các chuyên mục đặc biệt Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC Ảnh chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú vật, thời trang trẻ em, những sự... máy ảnh của mình để có được các tấm ảnh Jpeg "raw" chất lượng cao mà không cần hiệu chỉnh thêm Cuối cùng là câu hỏi về lưu trữ ảnh đã chụp bằng kỹ thuật số Bạn sẽ chỉ giữ ảnh RAW hay cả ảnh JPEG đã chỉnh sửa? NTL xin trả lời là cả hai! Lý do rất đơn giản: với ảnh RAW thì hàng chục năm sau này bạn có thể phóng lại một tấm ảnh với những thông số kỹ thuật khác biệt mà chất lượng không hề thay đổi Ảnh. .. trong nhiếp ảnh của mình Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng Kỷ nguyên của kỹ thuật số đã mở ra cho chúng ta những chân trời mới và những khả năng dường như vô tận trong mọi lĩnh vực mà nhiếp ảnh chỉ là một phần nhỏ Nếu như bạn vẫn hay nghe nói về ảnh đen trắng với một chút gì đó "huyền bí" và rất "nghệ thuật", một lĩnh vực dường như chỉ dành riêng cho giới "nhiếp ảnh PRO" thì bây giờ với kỹ thuật số. .. kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật... ảnh Hiểu thêm về các thông số của ảnh Một chủ đề rất thú vị mà mình đã định viết từ lâu nhưng cứ bị phân vân về thứ tự các bài viết giữa các chuyên mục mà thôi hỏi của các bác bên topic "Chụp ảnh Hoa và Close up" nên mình nghĩ rằng thời điểm đã tới Hôm nay nhân tiện có câu Bạn sử dụng bất kỳ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số nào thì mọi thông tin về chụp ảnh đều được ghi kèm cùng với ảnh: những thông số. .. nghệ sĩ nhiếp ảnh, trong khi các tác giả nước ngoài đều là phóng viên ảnh từ các hãng thông tấn, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới Nghệ sĩ nhiếp ảnh ở ta thì thường tham dự các cuộc thi salon của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) và quen với việc can thiệp, xử lý vào ảnh Vì tính chất FIAP là nghiệp dư, là chơi nên càng thi thố thủ pháp, càng dụng công sáng tạo thì có khi bức ảnh càng... nhuận ảnh thường chưa xứng đáng Nhiều phóng viên ảnh trong toà soạn vẫn mặc cảm so với phóng viên viết, hầu hết các báo chưa có biên tập ảnh riêng, và khả năng chọn ảnh của biên tập hay bất đồng với phóng viên Một thực tế khác là nhiều phóng viên ảnh không chú ý đúng mức đến phần ghi chú cho ảnh, nên chú thích không đầy đủ Dạng phóng sự ảnh, ký sự ảnh đúng tính chất của nó- rất ít phóng viên ảnh VN . các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu. cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh báo trí ngày xưa nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại 1. Khái niệm về ảnh. nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan