NHIẾP ẢNH SỐ part 10 potx

31 245 0
NHIẾP ẢNH SỐ part 10 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để đạt được kết quả đó bạn cần có một sự tò mò, năng khiếu quan sát và một cảm ứng tình cảm nhanh nhạy. Trước khi bấm máy bạn cần học cách quan sát nhân vật, tính cách và những cách biểu hiện tình cảm của họ. Rồi từ những quan sát này bạn sẽ hình dung ra cách mà mính sẽ tái tạo lại nhân vật trong ảnh. Người chụp ảnh chân dung giỏi là người có khả năng làm việc và suy nghĩ trực tiếp bằng hình ảnh mà không cần ghi chép. Sự khác biệt trong nhiếp ảnh đó chính là cách mà người cầm máy nhìn nhận và đánh giá cùng một sự vật. Có rất nhiều cách cùng để đi tới một mục đích, bạn cần để ý tưởng của mình rộng mở, ý thức được việc mình đang làm cùng với sự cẩn trọng tối đa. Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 150 mm. Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo. Sau khi đã nắm bắt được cái thần của nhân vật thì bây giờ mới là lúc bạn đi vào bố cục của góc nhìn, chiều ánh sáng, độ sâu của trường ảnh hay ấn tượng của phông nền. Không có giới hạn về trong việc sử dụng màu sắc hay đen trắng. Những nguyên tắc về bố cục chỉ là tương đối. Sự sáng tạo nằm trong tay bạn. Hãy cùng sáng tạo nhé! Cá nhân mình ưa chụp ảnh chân dung bằng zoom từ xa, hay nói đúng hơn là có một đam mê muốn tái tạo lại cái hồn của cuộc sống qua từng khuôn mặt, qua từng tính cách. Như các bạn đã thấy, phần lớn các ảnh mà mình post lên đây đều được chụp bằng AF Zoom-Nikkor 70-300mm f/4-5.6D ED, một loại rất amateur. Thế nhưng trong nhiếp ảnh sự khác biệt lại nằm trong khả năng quan sát và cảm nhận của bạn tuy nhiên không thể bỏ qua điều kiện kỹ thuật tốt sẽ cho phép bạn dễ dàng thao tác hơn trong mọi hoàn cảnh. Nói về lý thuyết có lẽ hơi khó hình dung. Mình sẽ cố thử đi sâu các vào tình huống cụ thể mà mình đã "chộp" được những tấm ảnh này nhé. Mình thích gọi tấm ảnh này với tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Ông già và Biển cả". Lần lang thang đến thành phố Chania ở trên đảo Crete, men theo bờ biển Egée (một phần của Địa Trung Hải) trong cái nắng mùa hè chói chang và những cơn gió không ngớt mình đã vô tình bắt gặp hình ảnh này vào một buổi chiều. Cảm xúc đến trực tiếp. Mình dừng lại và chụp liên tục gần như ở tất cả các tiêu cự để không bỏ lỡ một cách khuôn hình nào cả. Chụp theo cảm xúc và kỹ thuật chỉ còn là bản năng. Xót xa. Đó là cảm giác mà mình có được khi đến vườn đào Nhật Tân chiều 30 Tết vừa rồi. Thời tiết không thuận lợi lắm cho chụp ảnh bằng zoom vì mây mù rất nhiều. Cũng lại vẫn là cảm xúc đã đưa mình đến tấm ảnh này khi anh chủ vườn đào thẫn thờ nhìn chị vợ có bán vớt vát mấy cành đào có hoa được bẻ ra từ những thân cây khô khốc. Trong cái nhìn ấy chứa đầy vẻ cam chịu và xót xa. Trong trẻo. Đó cũng là điều mà mình cảm thấy trong ánh mắt của cô bé con này khi vừa đặt chân tới bến tàu trên một nhánh sông Đà. Một bố cục kỳ lạ, không cần phải suy nghĩ, chỉ việc bấm máy. Dáng vẻ tự nhiên của người mẹ và tư thế ngỡ ngàng cùng ánh mắt trong veo của cô bé con này có một sự cuốn hút kỳ lạ. Tiếc là phim làm scan không được thật trung thực về chất liệu và ánh sáng. Sơn nữ. Sapa năm ấy mây mù. Bước chân ra phố chợ là tôi lập tức bị cuốn hút theo những vạt áo chàm. Những người miền núi nơi đây có một sức sống hoang sơ mà mạnh liệt. Trong cái dáng vẻ lầm lỳ, ít nói ấy là cả một sức mạnh của núi rừng thẳm sâu. Gần như là đứng giữa đường tôi chủ động "lia" ống kính chụp những khuôn mặt cách xa khoảng 20-30 m để giữ nguyên vẹn những cảm xúc tự nhiên ấy. Và bây giờ sẽ là các bạn nhé Có lẽ những bạn cầm máy trong HNC đã không ít lần tự đi tìm cho mình một tấm ảnh Chân dung đẹp của ngay những người thân trong gia đình hay trong một khoảng khắc ngẫu hứng nào đó giữa những cú bấm máy thời trang mệt mỏi vô tình nhận ra dưới những lớp son phấn của cô người mẫu là một điều gì đó không tên mà quyến rũ. Hay có khi trong những tấm ảnh đời thường trên phố đôi khi ta cũng bắt gặp những khoảnh khắc như thế. Chưa thật hẳn là cái Thần mà chỉ mới là cái Duyên nhưng cũng đã quý hoá lắm rồi. Nói về cái Duyên ở đây lại có nhiều khía cạnh, trước hết là "duyên" của người cầm máy gặp ngày trời đẹp và người mẫu thú vị, "duyên" của việc bắt được khoảnh khắc quý giá. Cái này bổ sung cho cái kia. Có những nhiếp ảnh gia thành thạo chụp ảnh chân dung kiểu bố trí có đạo diễn, không bao giờ cần chụp theo khoảnh khắc nhưng điều ấy cũng không có nghĩa là anh ta không cần "khoảnh khắc xuất thần" của người mấu. Đơn giản là anh ta chủ động tạo ra những "khoảnh khắc" ấy chứ không đợi nó xuất hiện. Hiệu quả của tấm ảnh và cái Duyên có được trong ấy không chỉ còn phụ thuộc vào một yếu tố kỹ thuật đơn lẻ nữa mà nó là kết quả của cả một tổng hoà các yếu tố kỹ thuật và sáng tạo. dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro. 1/125s f/5,6, ISO 400. Ảnh nguyên gốc. Chụp ảnh Chân dung trong studio có lợi thế là chủ động về bỗ cục và ánh sáng nhưng nó đòi hỏi óc sáng tạo rất cao và cá tính của người chụp. Chụp ảnh chân dung trên phố bị phụ thuộc vào nhiều may rủi của thời tiết, bối cảnh nhưng nếu thành công thì nó sẽ là những tấm hình có một không hai. Xét cho cùng mà nói, khi chụp ảnh chân dung người ta đã bỏ qua bước kỹ thuật, coi nó như hiển nhiên, mà chỉ tập trung vào cách đoán "Tướng diện" của nhân vật. Với mỗi một khuôn mặt kèm theo tính cách của nó ta có một góc nhìn và ánh sáng khác nhau. Việc lựa chọn chúng hoàn toàn do người bấm máy. dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro. 1/125s f/3,5, ISO 640. Ảnh nguyên gốc. Chuyển sang B&W bằng PS CS. NTL ưa thực hành chụp ảnh chân dung qua thể loại ảnh đời thường. Thôngthường thì một ống kính zoom 70-200mm f/2,8, nếu có VR, IS nữa thì càng tốt, là đủ để thao tác nhưng đôi khi một ống kính góc rộng kiểu 28mm cũng cho những kết quả rất bất ngờ. Cần xác định trước một địa điểm có nhiều người qua lại nhưng cũng lại có đủ không gian và cả góc khuất để tiện thao tác. Có nhiều cách săn ảnh: đứng tại một chỗ và lia ống kính ra xung quanh hay cùng lang thang với mọi người. Ưu điểm của việc đứng tại chố là chủ động về góc nhìn, phông nền nhưng không phải lúc nào ta cũng chọn đúng địa điểm tốt. Cách đi lẫn vào với mọi người có khó khăn trong việc thao tác kỹ thuật, bị động về bối cảnh và đòi hỏi một tốc độ chụp rất nhanh nhưng bù lại ta thường hay tìm được những điều thú vi. Cho dù bạn chọn phương pháp nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên cần làm là Quan sát. dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro. 1/125s f/5,6, ISO 400. Ảnh nguyên gốc. Chỉ có bằng quan sát kỹ lưỡng ta mới có thể nhận ra những khoảnh khắc tuyệt đẹp thoáng qua trong đời mà thôi. Về kỹ thuật thì nếu bạn chọn kiểu ảnh chộp chớp nhoáng thì nên dùng Tv với tốc độ lý tưởng là 1/250s, nếu không thì 1/125s cũng có thể cho kết quả tốt nhưng với một kinh nghiệm dầy dạn. Sử dụng Av rất sướng trong việc khống chế độ nét sâu của trường ảnh D.O.F nhưng khi đối tượng di chuyển và thời tiết không thuận lợi sẽ ép bạn phải dùng các ISO cao đấy. Với các máy ảnh dSLR mình hay chụp ở cấu trúc ảnh RAW (NEF) và ISO tối đa tại 400. Lợi thế của ảnh RAW là bạn có thể "cứu" được khá nhiều thứ sau khi đã bấm máy rồi. Khuôn hình cho ảnh chân dung đời thường thì sao? Trong đa số các trường hợp ảnh chộp bạn sẽ phải khuôn hình lại với máy tính nhưng sau một thời gian nhất định, kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt điều này, biết tận dụng những vật cản để tạo nên khuôn hình đẹp cho tấm ảnh. dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro. 1/125s f/3,5, ISO 400. Ảnh nguyên gốc. Một vài trao đổi xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, chắc chắn chưa thể hoàn chỉnh, rất mong nhận được ý kiến của các bạn về đề tài này. Chụp pháo hoa Chụp ảnh pháo hoa bằng dCam thì sẽ có nhiều hạn chế đấy nhưng chung mình sẽ cùng tìm cách khắc phục nhé. Theo kinh nghiệm của riêng mình thì bạn có thể tiến hành các thao tác sau đây: 1. Lựa chọn cân bằng trắng WB ở "cloudy". 2. Lựa chọn ISO ở 50. 3. Nếu như bạn có chế độ Av thì chọn f/11 hoặc f/8 với những máy dCam chỉ có f max. = 8. 4. Chọn chế độ đo sáng trung tâm. 5. Chọn chế độ chụp ảnh "Landscape" hoặc đặt nét vào vô cực nếu có thể. 6. Tắt đèn flash. 7. Chọn chế độ chụp liên thanh. Các thao tác chụp ảnh pháo hoa với máy ảnh chụp cầm tay thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau: 1. Khuôn hình: bạn nên chọn một vị trí thuận lợi, không bị cản trở trong thao tác chụp ảnh. Vì là chụp không có tiền cảnh và không gian rộng nên bạn cần lưu ý tới đồ hình của những chùm pháo hoa. 2. Bạn nên quan sát khoảng 5 phút cách thức bắn pháo hoa và thời gian giữa các chùm pháo hoa để có thể lựa chọn được thời điểm bấm máy thích hợp. 3. Bấm máy vào lúc nào? Theo kinh nghiệm của mình thì NTL luôn bấm máy vào đúng khoảnh khắc viên đạn pháo hoa đạt đủ độ cao và bắt đầu phát sáng. Bạn nên chọn cảnh có nhiều chùm pháo hoa cùng bắn lên nhé vì dCam không thể chụp như dSLR với chân máy ảnh được. 4. Chế độ chụp liên thanh sẽ rất hữu dụng khi pháo hoa bắn lên liên tục. Bạn cần cố gắng giữ máy ở một vị trí ổn định là sẽ có hình ảnh đẹp. Ví dụ dưới đây là một trường hợp tương tự. NTL chụp bằng máy dSLR D70 nhưng phương pháp thì không có gì khác biệt. Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ tự nhiên nhé. 7 lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 1. Việc đầu tiên bạn cần phải có một ống kính tốt. Chất lượng quang học phải tuyệt vời và nếu có thể thì nên dùng tiêu cự cố định thay cho zoom. Ống kính tốt sẽ giúp bạn tránh được các lỗi biến dạng hình ảnh. Bạn có thể tháo kính UV để tránh tuyệt đối lỗi bị loé sáng trên kính UV. Bạn phải đảm bảo ống kính của mình thật sạch và nên dùng loa che nắng. 2. Thiết bị đi kèm máy ảnh số một là chân máy. Một chân máy ảnh PRO sẽ giúp bạn rất nhiều từ việc tháo lắp thân máy ảnh, ống kính nhanh gọn. Bạn cũng không nên quên giây bấm mềm hay điều khiển từ xa nhé. 3. Với một số tạp chí nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trang trí nội thất, thì bạn nên sửa soạn cả một sê-ri ảnh chụp bằng phim dương bản 100 ISO đơn giản bởi vì đó là truyền thống. 4. Để có thể thích nghi với độ tương phản của phim dương bản thì độ chênh sáng trong khuôn hình tối đa là 2 khẩu độ sáng. Để giải quyết vấn đề này thì bạn có thể dùng thêm tấm phản xạ màu trắng bạc hay một tấm vải màu mỡ gà để chắn trước các cửa sổ tạo nguồn sáng nhưng không năm trong khuôn hình. Nếu như bạn có một bộ đèn flash tốt thì đó cũng là một giải pháp khá tiện lợi. Nên nhớ rằng chụp bằng phim kỹ thuật số thì độ bù sáng là 0. 5. Ánh sáng đẹp nhất, lý tưởng nhất cho chụp ảnh nội thất lại chính là ánh sáng tự nhiên: ánh sáng ban ngày. Nhưng trong tất cả mọi trường hợp nhất thiết phải tránh hiệu quả ảnh sáng từ một phía. Bạn có thể sử dụng đèn flash qua phản xạ trần nhà hay một tấm phản xạ chứ không bao giờ dùng flash trực tiếp nhé. [...]... thuật số Tuy nhiên D70 chưa phải là hoàn chỉnh, nó mới chỉ thoả mãn đa phần các nhu cầu của nhiếp ảnh nghiệp dư cao cấp Nhưng so với các dSLR đương đại cùng đẳng cấp thì D70 có nhiều cái hay hơn như mình đã dẫn chứng ở bài viết trước Mình không hề bị ảnh hưởng của các bài test trên vô số sites về nhiếp ảnh Có thể tham khảo thêm khi có thời gian vậy thôi 1 Nikon luôn đi sau Canon về công nghệ máy ảnh số. .. vào các sites về nhiếp ảnh nhưng gần đây do hiện tượng post bài theo cảm tính nhiều quá nên ít khi tham khảo chi tiết kỹ thuật mà thường chỉ để tìm kiếm ảnh minh hoạ mà thôi Những người nhiếp ảnh (amateur và Prof.) khi sử dụng máy ảnh 35mm thường dùng hầu hết máy ảnh và ống kính thuộc hai hãng Canon và Nikon Khi chuyển sang máy số dang D-SLR thì 90% pah3i tiếp tục nâng cấp body máy số vẫn theo hiệu... ta có thể thoả mãn với chiếc lò vi sóng? Tạp chí nhiếp ảnh RP #151 giới thiệu với chúng ta 10 lý do để trung thành với ảnh phim đen trắng của Philippe Bachelier và Jean-Christophe Béchet, NTL xin được lược dịch lại cùng các bạn 1 Khoái cảm của tiếp xúc Từ khi nhiếp ảnh từ bỏ việc lưu ảnh trên kính thì chụp ảnh đen trắng luôn gắn liền với phim và giấy ảnh, điều này có nghĩa là những thao tác của tiếp... học của DSLR's viewfinder phải correct lại cho tỷ lệ với crop factor Ảnh đen trắng trong thời đại số Nếu xét theo các thống kê kinh tế thì thể loại ảnh đen trắng cổ điển chụp phim đang mất dần thị trường Thế nhưng trong số những người đam mê nhiếp ảnh vẫn còn rất nhiều đam mê với thể loại ảnh này Tuy nhiên vào thời điểm hôm nay để chụp ảnh đen trắng bằng phim ta cần phải có một Labo riêng "Muốn ăn phải... của thời xa xưa 2 Thiết bị nhiếp ảnh không bao giờ lỗi mốt Trong ảnh phim đen trắng, những mẹo chụp ảnh luôn có hiệu quả Ta có thể hoàn toàn chụp ảnh "theo phong cách của ai đó" với một thân máy SLR "cổ điển" hay với một chiếc Leica, một ống kính 50mm và một cuộn phim Tri-X nếu như ta có được cảm hứng từ HCB, chụp ảnh phong cảnh với ống kính góc rộng kiểu Sieff, những tấm ảnh chân dung với Rolleiflex... đổi tông mầu tuỳ theo nguồn sáng như với ảnh in bằng inkjet 7 Chất hạt trên ảnh Ảnh từ phim mang một dấu ấn đặc trưng: hạt ảnh Nó chính là ADN của phim, hiện thân của cấu trúc phim - rất không đều Cho dù hạt phim có hiện rõ hay không trên ảnh thì chúng vẫn là một phần của thế giới phim Một số người tìm cách tránh, một số khác lại đi tìm hạt phim thể hiện trên ảnh Khi ta muốn hạn chế hạt phim thì có... phim cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ hạt của phim Cặp Tri-X/Rodinal rất nổi tiếng về chất lượng ảnh hạt Trong kỹ thuật số, mọi lao tâm khổ tứ của nhiếp ảnh giá đều bị khống chế bởi khả năng thể hiện của thiết bị in như kích thước của giọt mực chẳng hạn Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh? Để trả lời cho câu hỏi về sự khác nhau giữa bố cục một bức tranh và khuôn hình của một tấm ảnh sẽ tốn rất nhiều giấy... TTVNOL box nhiếp ảnh và forum này thấy cậu có vẻ cổ xúy cho D70 quá, không biết có giống chuyện 1 moderator của dpreview post unfairplay vụ D70 không ? 1 Nikon luôn đi sau Canon về công nghệ máy ảnh số 2 Bạn có hiện đang sử dụng các bodies Canon 300D , 10D, hay D70, D100 không ? vì tất cả bài viết bạn gần như collect trên mạng ở các site như dcreviews, dpreview, outbackphoto và các hình ảnh bạn lấy... pbase.com và một số trang khác Nếu vào các forum của photo.net, dpreview (chắc chắn bạn cũng đã từng vào các site này) hoặc các site tương tự, tôi nghĩ cần góp ý với bạn như sau : Những người nhiếp ảnh (amateur và Prof.) khi sử dụng máy ảnh 35mm thường dùng hầu hết máy ảnh và ống kính thuộc hai hãng Canon và Nikon Khi chuyển sang máy số dang D-SLR thì 90% phải tiếp tục nâng cấp body máy số vẫn theo hiệu... Nếu như bạn muốn làm một triển lãm ảnh thì hoàn toàn có thể in ảnh tại gia Với kỹ thuật số, ta bắt buộc phải mang ảnh tới các Labo Pro với giá cắt cổ hay tạm hài lòng với chất lượng phóng ảnh "đại chúng" của các Lab bình dân Và ta cũng không nên quên rằng với phim, ta sẽ có được tấm ảnh chung cuộc chất lượng cao và giá rẻ hơn là tự phóng lấy với máy in Cuối cùng thì ảnh phóng từ phim không bị hiện tượng . Mình không hề bị ảnh hưởng của các bài test trên vô số sites về nhiếp ảnh. Có thể tham khảo thêm khi có thời gian vậy thôi. 1. Nikon luôn đi sau Canon về công nghệ máy ảnh số. Trả lời:. việc bắt được khoảnh khắc quý giá. Cái này bổ sung cho cái kia. Có những nhiếp ảnh gia thành thạo chụp ảnh chân dung kiểu bố trí có đạo diễn, không bao giờ cần chụp theo khoảnh khắc nhưng điều. chân máy ảnh PRO sẽ giúp bạn rất nhiều từ việc tháo lắp thân máy ảnh, ống kính nhanh gọn. Bạn cũng không nên quên giây bấm mềm hay điều khiển từ xa nhé. 3. Với một số tạp chí nhiếp ảnh chuyên

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan