1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy trẻ biết nói sớm doc

7 358 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 182,81 KB

Nội dung

Dạy trẻ biết nói sớm Tùy vào lứa tuổi, bạn cần áp dụng cách dạy khác nhau Trẻ thơ trước 5 tháng tuổi Tuy bé đã tự phát ra tiếng “ba ba”, “ma ma”, nhưng vẫn là loại tập phát âm vô ý thức. Vậy mà, người Nói vô tình, người nghe hữu ý, bạn nhất định cho rằng trẻ đang gọi bạn, bạn tỏ nỗi mừng vui ra nét mặt và đáp ứng tích cực. Mặc dù chỉ là bạn mừng hụt, nhưng sự khẳng định của bạn là sự cổ vũ lớn lao và phản xạ có điều kiện với trẻ, khiến nó vui lại gọi, và dần dần kết hợp lại với hình ảnh bạn. Do đó, trong giai đoạn này, ngoài việc Nói chuyện nhiều với trẻ, bạn cần phải tận dụng khả năng nắm bắt tín hiệu, dùng hình thức đối thoại này, khuyến khích tích cực luyện tập phát âm của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi Bé đã có thể phát âm “bi bô”. Lúc này, bạn cần Nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Khi nói, nhất định cần ở vị trí chính diện đối với trẻ, khiến nó có thể nhìn rõ miệng của bạn, điểm này rất quan trọng. Phải thường xuyên gọi tên con, để con có phản ứng. Khi chơi với con, cần bảo cho con biết các bộ phận trên cơ thể nó: “Đây là tay, đây là chân, đây là tai, mắt, mũi, mồm…” Cứ như thế nhiều lần. Sau đó, hỏi lại con: “tai đâu?” để nó chỉ ra. Khi được 7 – 8 tháng tuổi Trẻ có thể tự nhiên phát ra một số âm tiết đơn âm, có một số trẻ có thể phát ra âm tiết song âm như: “ma ma”. Lúc này, bạn nên dùng tiếng phổ thông chính xác, dễ hiểu Nói với trẻ và sao cho con chú ý đến nét mặt của bạn khi Nói chuyện, hiểu được những biểu hiện tình cảm của bạn nó được gợi ý trong khi quan sát bạn, lắng nghe tiếng Nói của bạn. Ngôn ngữ là công cụ giao lưu tình cảm của con người. Bởi vậy, khi bón cơm cho trẻ, bạn chớ có “im như thóc”, “cốt cho nhanh hết”, mà khi bón cơm, cần để cho bé cảm nhận được tình yêu của bạn, vừa bón cơm vừa Nói với trẻ: “Đến đây con!” “ăn cơm nhé!” “ăn miếng nữa nào! tốt, ngoan lắm!” Khi tắm cho trẻ, bạn Nói “Rửa cái tay nhỏ này!”, “kỳ cái chân xinh xinh này!”. Khi mặc quần áo cho trẻ, bạn vừa mặc cho con vừa nói: “Xỏ tay này trước, xỏ tay kia sau!…” Những lời Nói đầy tình yếu ấy của mẹ khiến cho trẻ dần dần hiểu được ngôn ngữ. Thế là, vô hình chung bạn đã thực hiện việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đấy! Trẻ 9 – 10 tháng Bé có thể quan sát tỉ mỉ và bắt chước động tác của người lớn, lại có thể hiểu được một số ngôn ngữ của người lớn nữa. Lúc này, bạn cần chú trọng dạy trẻ liên kết giữa từ và động tác tương ứng. Ví dụ, vẫy tay Nói “tạm biệt”, gật đầu Nói “cảm ơn”, vỗ tay Nói “hoan hô”. Và bạn có thể vừa Nói vừa làm động tác như “nhắm mắt”, “giơ tay”… để cho trẻ luyện tập theo ý nghĩa lời Nói làm động tác tương ứng. Đồng thời, bạn còn cần phải chú ý gợi mở cho trẻ liên hệ một số từ với vật phẩm thường thấy. Ví dụ, khi mở ti vi bảo cho trẻ biết: “Đây là tivi!”. Sau đó lại hỏi: “Tivi đâu?”. Để nó quay người tìm kiếm hoặc dùng tay chỉ. Lại có thể liên hệ tới thực phẩm con ăn uống, đồ chơi con chơi để Nói với nó một số lời đơn giản, khiến đứa trẻ liên hệ giữa ngôn ngữ, với sự vật và động tác. Sau 11 tháng tuổi Trẻ rất thích “bí ba bí bô” Nói chuyện, không những biết Nói một số danh từ như “Ba ba”, “ma ma”, mà còn biết sử dụng một số động từ như: bế, ăn… Hơn nữa, bé còn biết phối hợp giữa nét mặt, động tác với lời nói. Ví dụ với những thứ bé không muốn ăn, bạn đưa cho bé, bé lắc đầu và Nói “không”. Đương nhiên phát âm vẫn chưa chính xác, thậm chí có một số âm người lớn nghe không biết nó Nói gì. Trẻ thường dùng một số tư thế tay và nét mặt để biểu đạt ý muốn của mình. Chú ý thời kỳ này, bạn cần tạo nhiều điều kiện cho trẻ Nói chuyện, luôn luôn đưa con đi chơi bên ngoài, mở rộng phạm vi sinh hoạt, tăng cường kiến thức và lợi dụng sự vật và vật thực trẻ được tiếp xúc, dạy trẻ nói. Khi trẻ phát âm không chuẩn, bạn nên kịp thời phát lại làm mẫu và yêu cầu nó luyện tập ngay một lượt, nắm chắc mọi cơ hội sửa chữa, uốn nắn những âm nó Nói không chính xác. Bạn phải đặc biệt chú ý dạy trẻ phát âm thật chính xác hai âm n và l để tránh sau này trẻ lẫn lỗn hoặc chỉ phát được một trong hai âm đó. Khi con Nói “ngọng” nhất thiết bạn không được cười bé, nếu không, sẽ làm tổn thương đến tính tích cực tập Nói của con. Tránh Nói ngọng theo trẻ Có một số cha mẹ khi dạy trẻ nói, thích sử dụng loại ngữ trẻ dùng, như: "tị ơi tị" (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể dẫn trẻ đến hứng thú. Kỳ thực đây là một phương pháp sai lầm. Ngôn ngữ là công cụ giao lưu tư tưởng của con người, là cơ sở tiếp thu giáo dục, bồi dưỡng năng lực biểu đạt ngôn ngữ cho trẻ phải quy phạm hoá ngay từ ban đầu khi trẻ tập nói. Điều đó rất có lợi cho việc học tập của trẻ sau này. Bản thân lời Nói của trẻ nhỏ không phù hợp với quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ, có tính hạn chế rất lớn, bất lợi cho việc giao lưu.Trẻ quen sử dụng ngữ của nó, thì một thời gian dài, cũng rất khó thoát ra khỏi cái ngữ ấu trĩ đó, do đó tạo thành nghèo nàn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến sự giao tiếp và phát triển năng lực trí tuệ của trẻ. Mặt khác,nói ngọng với trẻ là một cách lãng phí sức lực và thời gian bởi điều đó không giúp ích gì cho khả năng diễn đạt của bé. Phát triển năng lực biểu đạt của trẻ là một môn nghệ thuật. Mỗi bậc cha mẹ đều phải coi trọng việc tạo nên môi trường ngôn ngữ gia đình tốt đẹp, nỗ lực dạy cho trẻ thứ ngôn ngữ vừa sinh động, có hứng thú, dễ tiếp thu, lại phù hợp với quy phạm ngôn ngữ tiêu chuẩn hoá. Theo: bibi/Nuôi con năm đầu . Dạy trẻ biết nói sớm Tùy vào lứa tuổi, bạn cần áp dụng cách dạy khác nhau Trẻ thơ trước 5 tháng tuổi Tuy bé đã tự phát ra tiếng “ba. không, sẽ làm tổn thương đến tính tích cực tập Nói của con. Tránh Nói ngọng theo trẻ Có một số cha mẹ khi dạy trẻ nói, thích sử dụng loại ngữ trẻ dùng, như: "tị ơi tị" (chị ơi chị),. dụ, vẫy tay Nói “tạm biệt”, gật đầu Nói “cảm ơn”, vỗ tay Nói “hoan hô”. Và bạn có thể vừa Nói vừa làm động tác như “nhắm mắt”, “giơ tay”… để cho trẻ luyện tập theo ý nghĩa lời Nói làm động

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w