Hội chứng nuông chiều con cái Tôi từng gặp nhiều cô bé, cậu bé có bộ mặt lầm lì, nói chuyện với người khác, thậm chí với cả người lớn thì “nhát gừng”. Có dịp tìm hiểu kỹ hơn mới thấy, những cô bé, cậu bé đều được cha mẹ “cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”, cho nên chúng tưởng mình là “ông trời con”… Chuyện từ thực tế Duyên mới lên 13 nhưng trông “già” hơn tuổi thật. Cô bé có bộ mặt “nặng nề” này luôn nhìn tôi bằng ánh mắt hằn học, Tôi hỏi gì Duyên cũng không buồn trả lời, có lúc lại nói trống không, gắt gỏng: “không biết!”. Tôi mừng thầm vì Duyên không phải là con cháu của mình. Người nóng tính có thể nói: “mất dạy!”. Người mới gặp lần đầu có thể suy đoán: “chắc cha mẹ nó không biết cách dạy, không thể dạy hoặc nó sống trong một gia đình không hạnh phúc…”. Tình thương yêu và cách giáo dục đúng hướng của cha mẹ chính là “bệ phóng” để con cái trưởng thành. Còn tôi thì biết rõ gia đình Duyên. Cha mẹ Duyên không khó khăn không nghèo khổ, thậm chí họ là những người trí thức và khá giả. Duyên được cha mẹ nuông chiều đủ thứ, cô bé muốn gì có nấy. Trong suy nghĩ của cha mẹ Duyên, đáp ứng đòi hỏi vật chất của con là cách thể hiện tình thương và như thế, sẽ đem lại hạnh phúc cho con, giúp con tự tin và sống cân bằng… Nhưng người ngoài tiếp xúc với Duyên thấy rõ một điều: Ở tuổi thiếu niên nhưng Duyên đã mang tâm trạng đầy đa nghi, dễ gắt gỏng và nổi nóng với bất kỳ ai. Duyên thể hiện hành vi như một người mất tự chủ, mất phương hướng. Gần đây, tôi đến nhà một người bạn, tình cờ chứng kiến cảnh tượng này: An – cô con gái của bạn tôi mới 6 tuổi nhưng đã “biết” quát mắng một đứa bạn đến chơi, khi bé này lấy mấy cái CD ra khỏi kệ và bỏ trên sàn nhà. An quát: “Liên, bạn tồi quá, dám vứt đĩa của mình vậy hả?”. Mẹ An không nói gì và lặng lẽ ngồi nhặt từng cái đĩa cất đi. Cô bạn xin lỗi nhưng An vẫn cằn nhằn mãi. Ra về, tôi cứ nghĩ về cách cư xử của mẹ An. Sao chị lại nuông chiều con thái quá vậy nhỉ? Lẽ ra chị nên thẳng thắn, yêu cầu con xin lỗi bạn vì đã nói năng không đàng hoàng. “Bệ phóng” nào cho con? Từ những câu chuyện thực tế trên, chúng ta không thể phủ nhận một điều: Trẻ hư là do cha mẹ quá nuông chiều! Nhiều bậc cha mẹ nuôi dạy con theo công thức “cho những gì nó cần và cho những gì nó thiếu”. Nhưng, những cái mà nó “cần” và “thiếu” trước mắt ấy chỉ là những thứ nhất thời. Còn sâu xa hơn, cái mà trẻ thực sự cần và thiếu là hoàn thiện nhân cách. Cổ nhân từng có câu: “Bé không vin, lớn gãy cành, đá cả nồi canh” mà! Tình thương yêu và cách giáo dục đúng hướng của cha mẹ chính là “bệ phóng” để con cái trưởng thành. Theo các chuyên gia tâm lý, không nuông chiều con không có nghĩa là phải nghiêm khắc một cách cứng nhắc. Khi muốn thể hiện sự không đồng ý với yêu cầu của con trẻ, chúng ta cũng không cần tỏ thái độ cấm thẳng thừng. Hãy để cho trẻ tự đấu tranh, tự học tập kinh nghiệm, rồi hướng dẫn chúng xử lý, tập kìm chế những ham muốn của mình. Tập cho trẻ có tính độc lập, không ỷ lại vào người lớn là điều mà cha mẹ nên làm. Nhưng tính độc lập này phải có chừng mực, vì độc lập nên mức ích kỷ thì sẽ… nguy, chính trẻ khi lớn lên sẽ tách biệt khỏi mọi người, thậm chí có thể trở nên vô cảm. Sự nuông chiều của cha mẹ có thể sẽ vô tình tạo cho con cái tính ích kỷ và chúng trở nên xa cách xã hội. Chúng có thể không coi mình là một thành viên của cộng đồng. Để trẻ tự tin mà không cao ngạo, biết cho và nhận hợp lý, biết chia sẻ và cảm thông với người khác… đòi hỏi các bậc cha mẹ phải nỗ lực rất nhiều trong cách thể hiện tình cảm đối với chúng, giúp trẻ hiểu biết các biên – độ – sống, biết thế nào là chừng mực trong mọi nhu cầu sống. Theo: Phụ nữ . Hội chứng nuông chiều con cái Tôi từng gặp nhiều cô bé, cậu bé có bộ mặt lầm lì, nói chuyện với người khác,. phóng” để con cái trưởng thành. Theo các chuyên gia tâm lý, không nuông chiều con không có nghĩa là phải nghiêm khắc một cách cứng nhắc. Khi muốn thể hiện sự không đồng ý với yêu cầu của con trẻ,. từng cái đĩa cất đi. Cô bạn xin lỗi nhưng An vẫn cằn nhằn mãi. Ra về, tôi cứ nghĩ về cách cư xử của mẹ An. Sao chị lại nuông chiều con thái quá vậy nhỉ? Lẽ ra chị nên thẳng thắn, yêu cầu con