kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép

47 1.7K 9
kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một công trình được định nghĩa là cao tầng khi độ bền vững và chuyển vị của nó do tải trọng ngang quyết định. Tải trọng ngang có thể dưới dạng gió bão hoặc động đất. Mặc dù chưa có sự thống nhất chung nào về định nghĩa nhà cao tầng nhưng có một ranh giới được đa số các kỹ sư kết cấu chấp nhận, đó là từ nhà thấp tầng sang nhà cao tầng có sự chuyển tiếp từ phân tích tĩnh học sang phân tích động học khi chịu tải trọng gió, động đất...

7 Chơng 1. Kết cấu Nhà cao tầng bê tông cốt thép và một số giải pháp hạn chế chuyển vị ngang 1.1 Lịch sử phát triển nhà cao tầng 1.1.1. Nguyên nhân xuất hiện Nhà cao tầng [5] Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội dẫn đến tại một số đô thị trên thế giới dân số ngày càng đông đúc, nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc, trung tâm thơng mại, khách sạn, tăng lên đáng kể, trong khi quỹ đất xây dựng lại thiếu trầm trọng làm giá đất tăng lên. Ngoài ra, để thuận lợi cho quan hệ công tác, việc bố trí nhiều văn phòng công ty gần nhau cũng là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm chi phí vận hành Điều này đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Nhà cao tầng. 1.1.2. Định nghĩa và Phân loại Nhà cao tầng Định nghĩa [10]: Theo ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế: Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi công hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thờng đợc gọi là Nhà cao tầng. Có thể định nghĩa theo cách khác: Nhà cao tầng là một nhà mà chiều cao của nó ảnh hởng tới ý đồ và cách thức thiết kế. Phân loại: Phân loại theo mục đích sử dụng: - Nhà ở - Nhà làm việc và các dịch vụ khác. - Khách sạn. Phân loại theo hình dạng: - Nhà tháp: mặt bằng hình tròn, tam giác, vuông, đa giác đều cạnh, trong đó giao thông theo phơng đứng tập trung vào một khu vực duy nhất. - Nhà dạng thanh: mặt bằng chữ nhật, trong đó có nhiều đơn vị giao thông theo phơng thẳng đứng. Phân loại theo chiều cao nhà: - Nhà cao tầng loại 1: 09 16 tầng (cao nhất 50m) 8 - Nhà cao tầng loại 2: 17 25 tầng (cao nhất 75m) - Nhà cao tầng loại 3: 26 40 tầng (cao nhất 100m) - Nhà cao tầng loại 4: 40 tầng trở lên (nhà siêu cao tầng) Phân loại theo vật liệu cơ bản dùng để thi công kết cấu chịu lực: - Nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép - Nhà cao tầng bằng thép - Nhà cao tầng có kết cấu tổ hợp bằng Bê tông cốt thép và thép. Các nớc trên thế giới tùy theo sự phát triển Nhà cao tầng của mình mà có cách phân loại khác nhau. Hiện nay ở nớc ta đang có xu hớng theo sự phân loại của ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế. Về mặt kết cấu, một công trình đợc định nghĩa là cao tầng khi độ bền vững và chuyển vị của nó do tải trọng ngang quyết định. Tải trọng ngang có thể dới dạng gió bão hoặc động đất. Mặc dù cha có sự thống nhất chung nào về định nghĩa Nhà cao tầng nhng có một ranh giới đợc đa số các Kỹ s kết cấu chấp nhận, đó là từ nhà thấp tầng sang Nhà cao tầng có sự chuyển tiếp từ phân tích tĩnh học sang phân tích động học khi nhà chịu tải gió, động đất, tức là vấn đề dao động và ổn định nói chung. Thách thức đối với các Kỹ s kết cấu hiện nay là các công trình Nhà cao tầng ngày càng cao hơn, nhẹ hơn và mảnh hơn so với các Nhà cao tầng trong quá khứ. Các nghiên cứu trên thế giới cũng khẳng định xu hớng này trong tơng lai, thông qua các kết quả so sánh cho thấy các công trình có độ mảnh cao đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.1.3. Lịch sử phát triển nhà cao tầng Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật (nh công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy ) đã đa thế giới vào một cuộc chạy đua xây dựng các công trình chọc trời. Do vậy Nhà cao tầng xuất hiện và trở thành biểu tợng cho sự phồn thịnh và phát triển mà điển hình là sự phát triển ở Mỹ: năm 1913 cao ốc Woolworth xuất hiện (chiều cao 241m); năm 1930 cao ốc Crystler trở thành công trình cao nhất với chiều cao 319m nhng chỉ sau vài tháng đã bị đánh bại bởi State Emprire Building cao 344m (102 tầng). Kỷ lục này chỉ giữ đợc đến khi World 9 Trade Center ra đời cao 381m (110 tầng). ở Châu á xu hớng phát triển này cũng bắt đầu từ những năm 70 mà điển hình là Bank of China Tower HongKong cao 269m (70 tầng); Jin Mao Tower ShangHai cao 421m (86 tầng); Petronas Tower Malaysia cao 450m (95 tầng) ở Việt Nam trong những năm gần đây số lợng nhà có số tầng từ 20 trở lên tăng rất nhanh: SaiGon Plaza 33 tầng, Hanoi Tower 25 tầng, Vetcombank Tower 22 tầng, Khách sạn Melia 22 tầng, KĐT Trung Hòa 34 tầng, Chung c Sông Đà ở Km10 Nguyễn Trãi 34 tầng; Keangnam Hanoi Landmark Tower 345m (70 tầng), Trung tâm tài chính Bitexco 262,5m (68 tầng), Hanoi City Complex 195m (65 tầng) Sự phát triển của nhà cao tầng tạo điều kiện cho sự phát triển các hệ kết cấu chịu lực đặc biệt là các hệ kết cấu chịu tải trọng ngang. 1.2. Các hệ kết cấu chịu lực và sơ đồ làm việc của Nhà cao tầng [10]. Nguyên tắc bố trí kết cấu chịu tải trọng ngang 1.2.1. Các hệ kết cấu chịu lực của Nhà cao tầng Các cấu kiện chịu lực cơ bản bao gồm: - Cấu kiện dạng thanh: cột, dầm - Cấu kiện dạng phẳng: tấm đặc hoặc tấm có lỗ - Hệ lới thanh dạng dàn phẳng: tấm sàn phẳng hoặc có sờn. - Cấu kiện không gian: lõi cứng, lới hộp đợc tạo thành bằng cách liên kết các cấu kiện phẳng hoặc các thanh lại với nhau. Các hệ kết cấu chịu lực: Khái niệm: hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng là bộ phận chủ yếu của công trình nhận các tải trọng và truyền xuống đất nền, chúng tạo thành từ một hay nhiều loại cấu kiện cơ bản ở trên. Các hệ kết cấu chịu lực đợc chia thành 2 nhóm: - Nhóm các hệ cơ bản: hệ khung (I), hệ tờng (II), hệ lõi (III), hệ hộp (IV). - Nhóm các hệ hỗn hợp tạo thành từ sự kết hợp hai hay nhiều hệ cơ bản trên. 10 Hình 1.1 Các hệ hỗn hợp trong Nhà cao tầng [10] Một số dạng thờng gặp của Hệ hỗn hợp: Hệ khung - tờng (I-II); Hệ khung lõi (I-III); Hệ khung hộp (I-IV); Hệ hộp lõi (III-IV); Hệ tờng hộp (II-IV), Nh vậy, về mặt lý thuyết số lợng các hệ kết cấu chịu lực của Nhà cao tầng là rất lớn. Sau đây ta chỉ giới thiệu các hệ kết cấu phổ biến nhất hiện nay cho các công trình xây dựng. 1.2.2. Sơ đồ làm việc của Nhà cao tầng Sơ đồ làm việc của Nhà cao tầng có hai sơ đồ chính, bao gồm: Sơ đồ giằng: khung chỉ chịu tải trọng đứng còn toàn bộ tải trọng ngang do vách cứng chịu. Nút khung có thể cấu tạo khớp hoặc độ cứng chống uốn của cột bé vô cùng. Sơ đồ khung - giằng: hệ khung chịu cả tải trọng đứng và ngang, nút khung phải là nút cứng. 11 Nhận thấy: tất cả các hệ chịu lực cơ bản và hỗn hợp tạo thành từ các tờng, lõi và hộp chịu lực đều thuộc sơ đồ giằng. Hệ khung chịu lực đợc xếp vào sơ đồ khung - giằng. Hình 1.2 Các sơ đồ làm việc của Nhà cao tầng [10] a). Sơ đồ giằng b). Sơ đồ khung - giằng 1.2.3. Nguyên tắc bố trí kết cấu chịu tải trọng ngang [4] Dới tác dụng của tải trọng ngang trong công trình có thể xuất hiện ba dạng nội lực chính: mômen uốn, lực cắt ngang, mômen xoắn (xuất hiện khi tải trọng ngang đặt lệch với tâm cứng của công trình). Do sự bố trí của hệ kết cấu, đặc biệt là bố trí trên mặt bằng, mà các nội lực này đợc phân phối cho các kết cấu thành phần khác nhau. Chính vì vậy việc bố trí kết cấu trên mặt bằng sao cho phù hợp là hết sức quan trọng. Để có thể bố trí một cách hợp lý, trớc hết phải thấy đợc ảnh hởng của các nội lực lên các kết cấu: Đối với mômen uốn: các kết cấu vuông góc với mặt phẳng uốn và cách xa trục uốn có xu hớng chịu tải trọng lớn, nhất là các kết cấu ở biên. Ngoài ra các kết cấu nằm trong mặt phẳng uốn có mômen quán tính lớn cũng có tác dụng chống uốn theo phơng đó tốt. Bởi vậy, để tăng khả năng chống uốn do tải trong ngang gây ra, nên bố trí các kết cấu có tiết diện ngang lớn ra càng ra gần biên vuông góc với mặt phẳng uốn càng tốt và bố trí một số kết cấu có kích thớc theo phơng mặt phẳng uốn đợc kéo dài. Đồng thời liên kết các hệ kết cấu biên thành một hệ liên tục để có độ cứng chống uốn tổng thể cao. 12 Đối với lực cắt ngang: các kết cấu có diện tích tiết diện ngang lớn, kết cấu càng nằm ở tâm công trình có khả năng phải tiếp nhận tải trọng lớn. Các kết cấu có dạng dải sẽ phát sinh ứng suất tập lớn ở giữa dải. Do đó, khi công trình phải chịu lực cắt lớn thờng cấu tạo các kết cấu dạng tổ hợp để có tiết diện ngang lớn, các kết cấu dạng dải theo phơng của tải trọng ngang. Bên cạnh đó theo phơng mặt phẳng thẳng đứng cấu tạo các hệ liên kết để tăng khả năng chịu cắt. Đối với mômen xoắn: trớc hết cần bố trí sao cho xuất hiện mômen xoắn càng nhỏ càng tốt. Muốn vậy trên mặt bằng, các kết cấu thành phần cần phải bố trí sao cho càng đối xứng càng tốt, tâm cứng của toàn bộ hệ kết cấu càng gần với tâm khối lợng, và điểm đặt của hợp lực tải trọng ngang. Trên suốt chiều cao công trình cần hạn chế sự thay đổi độ cứng cục bộ để hạn chế sự phát sinh các mômen xoắn phụ giữa các phần của công trình. Mômen xoắn tác dụng vào hệ kết cấu sẽ đợc phân thành những cặp ứng lực cắt ngợc chiều trong các kết cấu thành phần. Trong trờng hợp này các kết cấu biên thờng tiếp nhận ứng lực cắt rất lớn. Vì vậy, để chịu mômen xoắn thờng cấu tạo các kết cấu cứng ở biên và các kết cấu có khả năng kháng xoắn lớn nh các kết cấu có dạng không gian kín, kết cấu hộpNgoài ra còn có thể tăng khả năng chịu xoắn tổng thể của cả công trình bằng cách liên kết hệ kết cấu biên theo phơng đứng thành khối không gian. 1.3. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản [10] 1.3.1. Hệ khung chịu lực (I) Hệ này đợc tạo thành từ các thanh thẳng đứng (cột) và ngang (dầm) liên kết cứng tại các chỗ giao nhau giữa chúng (nút). ở nhà khung, các khung phẳng lại liên kết với nhau qua các thanh ngang tạo thành khối khung không gian có mặt bằng hình vuông, chữ nhật, tròn, đa giác (Hình 1.3). Khoảng cách giữa các cột thờng từ 4-8m, khoảng cách giữa các dầm bằng chiều cao tầng (2,8-4m). 13 Hình 1.3 Nhà có Hệ khung chịu lực [10] Hệ kết cấu khung sử dụng hiệu quả cho công trình có không gian lớn, bố trí nội thất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại công trình. Tuy nhiên Hệ khung có khả năng chịu cắt theo phơng ngang kém, ngoài ra hệ thống dầm thờng có chiều cao lớn nên ảnh hởng đến không gian sử dụng và làm tăng độ cao của công trình. Hình 1.4 Tháp Bảo tàng The Museum Tower, Los Angeles [22] (a) Tổng thể công trình; (b) Hệ kết cấu chịu lực 14 Chiều cao nhà thích hợp cho Kết cấu BTCT là không quá 30 tầng. Nếu trong vùng có động đất từ cấp 8 trở lên thì chiều cao khung phải giảm xuống. Chiều cao tối đa của ngôi nhà còn phụ thuộc vào số bớc cột, độ lớn các bớc, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng nhà. Hình 1.4 mô tả công trình The Museum Tower ở Los Angeles cao 73m (22 tầng) sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với hệ kết cấu chịu lực là hệ khung không gian bớc cột 3,96m chiều cao tầng 2,7m. 1.3.2. Hệ tờng chịu lực (II) Là một hệ tấm tờng phẳng vừa làm nhiệm vụ chịu tải trọng đứng, vừa là hệ thống chịu tải trọng ngang và là tờng ngăn giữa các phòng. Căn cứ vào cách bố trí các tấm tờng chịu tải trọng thẳng đứng chia làm 3 sơ đồ: - Tờng dọc chịu lực. - Tờng ngang chịu lực. - Tờng dọc và ngang cùng chịu lực. Hình 1.5 Hệ tờng chịu lực [10] Trong các nhà mà tờng chịu lực chỉ đặt theo một phơng, sự ổn định của công trình theo phơng vuông góc đợc đảm bảo nhờ các vách cứng. Nh vậy, vách cứng đợc hiểu theo nghĩa là các tấm tờng thiết kế để chịu tải trọng ngang. Trong thực tế, đối với nhà cao tầng, tải trọng ngang bao giờ cũng chiếm u thế nên các tấm tờng chịu lực đợc thiết kế để vừa chịu tải trọng ngang vừa chịu tải trọng đứng. Các tấm tờng đợc làm bằng BTCT có khả năng chịu cắt và chịu uốn tốt nên đợc gọi là vách cứng. Để đảm bảo độ cứng không gian cho công trình nên bố trí vách cứng theo cả hai phơng dọc và ngang nhà. Số lợng vách theo mỗi phơng xác định theo khả năng chịu tải trọng theo phơng đó. Ngoài ra, vách cứng cũng nên bố trí sao cho công trình không bị xoắn khi chịu tải trọng ngang. 15 Tải trọng ngang đợc truyền đến các tấm tờng chịu tải thông qua hệ các bản sàn đợc xem là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng. Do đó các vách cứng làm việc nh những dầm công xon có chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của các vách cứng phụ thuộc nhiều vào hình dáng và kích thớc tiết diện ngang của nó. Các vách cứng thờng bị giảm yếu do có các lỗ cửa, số lợng, vị trí, kích thớc lỗ cửa ảnh hởng quyết định đến khả năng làm việc của chúng. - Các vách cứng đổ tại chỗ có tính liền khối tốt, độ cứng theo phơng ngang lớn. - Khả năng chịu động đất tốt: kết quả nghiên cứu thiệt hại do các trận động đất lớn gây ra, ví dụ trận động đất vào tháng 2 năm 1971 ở California (Hoa Kỳ), tháng 12 năm 1972 ở Nicaragua, năm 1977 ở Rumania cho thấy rằng: các công trình có vách cứng bị h hỏng tơng đối nhẹ, trong khi các công trình có kết cấu khung bị h hỏng nặng hoặc sụp đổ. - Hệ vách cứng có trọng lợng lớn, độ cứng kết cấu lớn nên tải trọng động đất tác động lên công trình có giá trị lớn. Đây là đặc điểm bất lợi cho công trình thiết kế chịu động đất. - Hệ kết cấu này thích hợp cho các công trình mà có không gian bị ngăn chia bên trong nh nhà ở, khách sạn, bệnh viện và cho các công trình có chiều cao dới 40 tầng. 1.3.3. Hệ lõi chịu lực (III) Lõi có dạng vỏ hộp rỗng tiết diện kín hoặc hở, chịu tải trọng đứng và ngang tác dụng lên công trình và truyền xuống đất nền. Lõi có thể xem là sự kết hợp của nhiều tấm tờng theo các phơng khác nhau. Trong lõi có thể bố trí hệ thống kỹ thuật, thang bộ, thang máy Sau đây là một số cách bố trí thông dụng. - Nhà lõi tròn, vuông, chữ nhật, tam giác (kín hoặc hở). Hình 1.6 Hình dạng các Vách cứng [10] Các đặc điểm cơ bản của Hệ tờng chịu lực: 16 - Nhà có một lõi hoặc hai lõi - Lõi nằm trong nhà hoặc theo chu vi nhà hoặc có một phần nằm ngoài. Hình 1.7 Hệ lõi chịu lực [10] Trờng hợp nhà có nhiều lõi cứng thì chúng đợc đặt xa nhau và các sàn đợc tựa lên hệ thống dầm lớn liên kết với các lõi. Các lõi cứng đợc bố trí trên mặt bằng Hình 1.8 Tháp Miglin - Beiler, Chicago [22] nhà sao cho tâm cứng của công trình trùng với trọng tâm của nó để tránh bị xoắn khi dao động. [...]... June 2009) 29 Chơng 2 ảnh hởng của tầng cứng đến khả năng chịu tải trọng ngang của kết cấu Nhà cao tầng Bê Tông Cốt Thép ví dụ tính toán 2.1 Sự làm việc của kết cấu nhà cao tầng có tầng cứng 2.1.1 Kết cấu Nhà cao tầng có tầng cứng [22] Xét một kết cấu Nhà cao tầng có 1 tầng cứng ở đỉnh chịu tác dụng của tải trọng gió trên suốt chiều cao công trình Độ cứng của kết cấu chịu tải trọng đứng và ngang đợc... Nam cao 262,5m (68 tầng) Trên sân thợng tòa nhà có sân đỗ trực thăng, tòa nhà đợc thiết kế hình búp sen đang nở, biểu hiện của Văn hóa Việt Nam Mặt bằng các tầng có hình Oval và không có tầng nào giống nhau Giải pháp kết cấu của công trình: sử dụng hệ kết cấu hộp lõi BTCT có bố trí 01 tầng cứng, tầng cứng đợc tạo thành từ hai tầng nhà, ở vị trí các tầng 29 và 30 Tầng cứng là dạng hệ thanh dàn liên kết. .. độ sát mái - Nếu bố trí 2 tầng cứng: 1 tầng đặt tại cao độ sát mái, 1 tầng ở giữa chiều cao nhà Hình 1.18 Sơ đồ kết cấu NCT có tầng cứng [1] 26 - Nếu bố trí 3 tầng cứng: 1 tầng đặt tại cao độ sát mái, 1 tầng cách mái 1/3 chiều cao nhà và tầng còn lại cách mái 2/3 chiều cao nhà Tại vị trí tầng cứng, độ cứng của kết cấu bị thay đổi đột ngột Dới tác dụng của tải trọng ngang, nội lực trong lõi cứng, trong... giải pháp kết cấu cho vỏ hộp: - Dùng các lới ô vuông tạo thành từ các cột đặt cách nhau ở khoảng cách bé với các dầm ngang có chiều cao lớn Hệ kết cấu này rất phù hợp với bản chất toàn 18 khối của kết cấu bê tông cốt thép Tuỳ thuộc vào chiều cao và kích thớc mặt bằng công trình mà khoảng cách giữa các cột có thể từ 1,5m đến 4,5m, chiều cao của dầm từ 0,6 đến 1,2m Dùng cho nhà cao từ 40-60 tầng - Dùng... công trình cao chọc trời dạng tháp (Tower) Hình 1.10 mô tả công trình JinMao Tower ở Thợng Hải cao 421m (87 tầng) sử dụng hệ kết cấu hộp giàn không gian, trong đó giữa nhà bố trí một lõi bê tông cốt thép bề dày giảm dần từ 0,84m đến 0,46m, và một hệ giàn thép bao bên ngoài công trình liên kết các hệ cột ở biên 19 (b) Mặt bằng (a) Mặt đứng Hình 1.10 Tháp JinMao, Thợng Hải [22] 1.4 Các hệ kết cấu chịu... công trình ứng với vị trí tầng cứng ở tầng 35) Nhận thấy rằng, chuyển vị đỉnh sẽ phụ thuộc vào vị trí tầng cứng, với kết cấu đang xét có 1 tầng cứng thì chuyển vị đỉnh là nhỏ nhất khi tầng cứng bố trí ở tầng 27, giá trị chuyển vị giảm đi khá nhiều, nhỏ hơn 1/3 so với kết cấu không có tầng cứng 41 g f e d c b a 1 2 3 4 5 Hình 2.8 Mặt bằng kết cấu của Công trình BTCT 46 tầng, cao 161m [22] Các đờng cong... không gian sử dụng, kết cấu móng Nếu sử dụng các hệ vách, lõi ở bên trong công trình thì thờng công trình không đủ độ cứng, độ ổn định tổng thể cần thiết Từ đó hệ kết cấu hộp xuất hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công trình siêu cao tầng Hệ kết cấu gồm các cột đặt dày đặc trên toàn bộ chu vi công trình đợc liên kết với nhau nhờ hệ thống dầm ngang gọi là kết cấu hộp (còn gọi là kết cấu ống) Hệ hộp chịu... cứng và kết quả là chống lại sự chuyển vị ngang của cả công trình Trong thực tế các dầm cứng này đợc bố trí tại các tầng kỹ thuật và có chiều cao bằng cả tầng nhà nên ngời ta gọi là tầng cứng (viết tắt theo Tiếng Anh là OTR - Outrigger) Số tầng cứng trong NCT thờng là 1, 2 hoặc 3 tầng - Nếu bố trí 1 tầng cứng: đặt tại cao độ sát mái - Nếu bố trí 2 tầng cứng: 1 tầng đặt tại cao độ sát mái, 1 tầng ở giữa... cứng thờng có tiết diện hở hoặc nửa hở Đây là hệ kết cấu đợc sử dụng khá phổ biến, có thể sử dụng cho những công trình có số tầng lên đến 60-70 tầng Hình 1.8 mô tả công trình The Miglin-Beiler Tower ở Chicago (Hoa Kỳ) có phần kết cấu thân không kể tháp thép ở trên cao 443,2m sử dụng hệ kết cấu lõi chịu lực, trong đó ở giữa công trình đặt một lõi bê tông cốt thép chịu lực chính có bề dày giảm dần từ 0,91m... ra xung quanh đợc bố trí thêm một số cột thép rỗng nhồi bê tông và một số dàn thép ở biên để tăng độ cứng tổng thể 1.3.4 Hệ hộp chịu lực (IV) Xuất phát từ sự phát triển của vật liệu bê tông cốt thép, nhiều công trình có chiều cao lớn đã đợc xây dựng Sau một thời gian thực tế đã chứng minh rằng với những công trình quá cao (trên 30 tầng) thì việc sử dụng hệ kết cấu khung là không kinh tế do kích thớc . số dạng thờng gặp của Hệ hỗn hợp: Hệ khung - tờng (I- II) ; Hệ khung l i (I- III); Hệ khung hộp (I- IV); Hệ hộp l i (III-IV); Hệ tờng hộp (II- IV), Nh vậy, về mặt lý thuyết số lợng các hệ kết. ngăn chia bên trong nh nhà ở, khách sạn, bệnh viện và cho các công trình có chiều cao d i 40 tầng. 1.3.3. Hệ l i chịu lực (III) L i có dạng vỏ hộp rỗng tiết diện kín hoặc hở, chịu t i trọng. trình cao nhất v i chiều cao 319m nhng chỉ sau v i tháng đã bị đánh b i b i State Emprire Building cao 344m (1 02 tầng). Kỷ lục này chỉ giữ đợc đến khi World 9 Trade Center ra đ i cao 381m (110

Ngày đăng: 25/07/2014, 10:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1.

  • Kết cấu Nhà cao tầng bê tông cốt thép và một số giải pháp hạn chế chuyển vị ngang

  • 5. Chuong II trang 29 den 49.pdf

    • Chương 2.

    • ảnh hưởng của tầng cứng đến khả năng chịu tải trọng ngang của kết cấu Nhà cao tầng Bê Tông Cốt Thép.

    • ví dụ tính toán

      • Hình 2.9 Biểu đồ xác định vị trí tối ưu của tầng cứng, Công trình BTCT 46 tầng [22]

        • Hình 2.10 Công trình The First Wisconsin Center, Milwaukee [22]

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan