1.1.4. Vai trò. Mô hình công ty mẹ - công ty con ra đời trong nền kinh tế có vai trò rất to lớn, thể hiện chủ yếu trên những mặt sau: Thứ nhất là, sự hình thành và phát triển của công ty mẹ - công ty con làm tăng khả năng kinh tế của cả công ty mẹ và các công ty con. Việc tập trung các công ty vào trong một đầu mối làm cho họ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chống cạnh tranh với các công ty lớn khác. Mô hình công ty mẹ - công ty con là một biện pháp hữu hiệu để chống sự xâm nhập một cách ồ ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới dối với các nước đang phát triển, và giúp cho sản xuất trong nước có thể dứng vững và từng bước vươn ra được các thị trường khu vực và thế giới. Thứ hai là, công ty mẹ - công ty con sẽ khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty riêng lẻ. Khi có nguồn vốn lớn công ty mẹ - công ty con sẽ đàu tư đúng hơn vào các dự án có hiệu quả cao nhất, góp phần tăng nguồn thu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ ba là, mô hình công ty mẹ - công ty con có tác dụng rất to lớn trong việc cung cấp và trao đổi thông tin va nhưng kinh nghiệm quan trọng trong tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Thứ tư là, việc hình thành các công ty mẹ - công ty con sẽ làm thay đổi bộ mặt x• hội của từng địa phương hay một quốc gia, nó giải quyết được việc làm cho một phần dân cư tại khu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các ngành nghề, thúc đẩy phát triển các đặc khu kinh tế, các khu công nghiệp và làm tăng khả năng lớn mạnh của nền kinh tế. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thứ năm là, mô hình công ty mẹ - công ty con giữ vai trò quan trọng đối với các nước đi sau trong việc tiến kịp các quốc gia phát triển về kinh tế. 1.2. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành, phát triển mô hình công ty mẹ- công ty con ở Việt Nam 1.2.1.Tính tất yếu khách quan Mô hình công ti mẹ-công ti con đã ra đời , tồn tại và phát triển từ lâu trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới . Dưới dạng các thoả ước , hợp đồng liên minh liên kết , các tập đoàn từng bước nắm lấy các ngành , các lĩnh vực hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hình thành một hệ thống các tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm hàng ngàn các công ti vừa và nhỏ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào công ti mẹ về tài chính , chiến lược kinh doanh , công nghệ kĩ thuật . Sở dĩ mô hình công ti mẹ-công ti con được hình thành , có sức sống mãnh liệt và có sự phát triển không ngừng như vậy bởi vì nó phù hợp với các qui luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại. Thứ nhất: Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và liên kết kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội đến qui mô của sản xuất và tiêu thụ sản xuất kinh doanh không còn mang tính xhaats manh mún rời rạc và sở hữu không còn là sở hữu cá thể nữa mà đ• và đang đi sâu vào xã hội hoá vào hợp tác phân công vào sở hữu hỗn hợp . Công ti mẹ-con với tư cách là một loại hình tổ chức kinh tế tổ chức kinh doanh tổ chức liên kết kinh tế có Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nghĩa là nó là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất cần phải ra đời phát triển để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Thứ hai: Qui luật tích tụ và tập trung vốn và sản phẩm Mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là một cơ thể sống một tế bào của nền kinh tế . Nó phải tồn tại phát triển trong mội trường cạnh tranh không ngừng do đó phải tái sản xuất mở rộng không ngừng . Quá trình đó cũng là quá trình tích tụ và tập trung vốn vào sản xuất . Trong quá trình này hoặc doanh nghiệp tích luỹ vốn từ lợi nhuận đem lại và tăng thêm từ nguồn vốn từ các nguồn khác nhờ vậy mà vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp được nâng cao :hoặc doanh nghiệp mạnh thôn tính nhận sự sáp nhập của các doanh nghiệp yếu và nhỏ hơn , do đó vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp được nâng lên . Trong quá trình vận động khách quan như vậy công ti mẹ-công ti con sẽ ra đời và phát triển Thứ ba là :Qui luật cạnh tranh , liên kết và tối đa hoá lợi nhuận Cạnh tranh để giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là qui luật hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường . Cuộc cạnh tranh nghiệt ngã không bo giờ chấm dứt ấy sẽ dẫn đến hai xu hướng : -Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thôn tính nhập vào mình các doanh nghiệp bị đánh bại , do vậy trình độ tập trung hoá sản xuất và vốn được nâng lên -Nếu cạnh tranh qua nhiều năm mà không phân thắng bại thì trong số các doanh nghiệp đó sẽ có sự liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa .Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra theo các hình thức liên kết ngang , liên kết dọc hay liên kết hỗn hợp . Liên kết ngang là liên kết diễn ra giữa các công ti hoạt động trong cùng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com một ngành . Liên két dọc là sự liên kết giữa các công ti trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó một công ti đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó .Trong thực tế ngày càng xuất hiện nhiều quan hệ liên kết ngang và dọc kết hợp gồm rất nhiều các công ti hoạt động trong lĩnh vực khác nhau .Đó là sự liên kết đa ngành đa lĩnh vực . Như vậy công ti mẹ –con ra đời phát triển là sản phẩm tất yếu của quá trình cạnh tranh liên kết để tối đa hoá lợi nhuận Thư tư là:Tiến bộ khoa học –công nghệ Yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao là việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ.Để có sản phẩm tiến bộ khoa học công nghệ hay nói cách khác để đổi mới công nghệ cần phải có nhiều vốn tiến hành trong thời gian nhiều năm trang khi đó độ rủi ro lại cao cần có lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật đủ mạnh . Một doanh nghiệp nhỏ manh mún biệt lập không đủ sức làm được việc trên . Điều đó đòi hỏi phải có doanh nghiệp lớn mà mô hình công ti mẹ-con là một loại hình tiêu biểu . 1.2.2.Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mô hình công ti mẹ-công ti con 1.1.2.1. Những điều kiện kinh tế –xã hội Là những tổ hợp kinh tế lớn đa dạng , công ti mẹ –con chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện kinh tế –xa hội phù hợp.Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế thế giới có thể thấy được mô hình công ti mẹ-công ti con đa ra đời và phát triển trong những điều kiện cơ bản sau đây: - Trình độ tích tụ , tập trung vốn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Quá trình tích tụ và tập trung vốn là một quá trình lâu dài được thực hiện tại rất nhiều lĩnh vực kinh tế trên thế giới . Việc phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế thế giới vào những năm cuối thế kỉ XX đa và đang hình thành nên các thị trường tài chính lớn trên thế giới chi phối một phần lớn các hoạt động kinh tế .Nó hình thành các khu vực tài chính bằng các hiệp định được kí kết giữa các chính phủ hoặc thông qua việc tham gia vào các liên minh kinh tế tại các khu vực . Vd việc thành lập đồng tiền chung châu Âu . Những điều này đã giúp cho có thể tích tụ và tập trung một nguồn vốn lớn và điều tiết hiệu quả nguồn vốn này .Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ti lớn được thành lập từ sự liên kết của nhiều công ti nhỏ .Nguồn vốn của các công ti này được đóng góp từ nhiều nguồn vốn nhỏ . Bởi vì muốn cạnh tranh duoc trên thị trường thì các công ti này phải đủ mạnh tức là có một nguồn vốn dồi dào . Quá trình tích tụ và tập trung vốn vào một đàu mối và được quản lí bởi một công ti tài chính là một quá trinh phát triển tuân theo qui luật khách quan .Quá trình này đã được thực hiện kết quả cạnh tranh trên thị trường . - Trình độ chuyên môn hoá , hợp tác hoá kinh doanh Ngày nay khoa học và công nghệ sản xuất đều tiến nhanh và tiến mạnh làm cho phân công quốc tế và hợp tác chuyên ngành có xu thế bị chia nhỏ . Xét về xu thế phân công quốc tế hiện nay sự phân công theo trình độ của trình tự công nghệ trong sản xuất của nội bộ ngành phát triển nhanh chóng . Loại phân công theo trình độ này có đặc trưng là các nước khác nhau về quá trình công nghệ sản xuất sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất đối với các khâu của trình tự công nghệ gia công . Sự phân công theo mức độ chuyên môn hoá sản xuất các linh kiện phụ tùng của sản phẩm cũng ngày một rõ rệt . Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kĩ thuật sản xuất truyền thông của các nước đang phát triển so với kĩ thuật hiện đại có sự khác biệt lớn . Kết quả là một nước một đơn vị kinh tế muốn có ưu thế về sản xuất tất cả các phụ tùng linh kiện đều không thể thực hiện được và không kinh tế . Do vậy việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá kinh doanh được đặt ra hàng đầu tại các nước . - Trình độ phát triển của khoa học –công nghệ sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong những năm gần đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển .Những thành quả của công nghệ máy vi tính , công nghệ sinh học , vật liệu mới , quang điện , nguồn năng lượng mới được áp dụng rộng rai vào sản xuất và nâng cao sức sản xuất lên rất nhiều . Lực thúc đẩy công nghiệp hiện đại là do khoa học công nghệ hiện đại , sức cạnh tranh của các xí nghiệp hiện đại 5thì bắt nguồn từ sự đổi mới công nghệ và sự chuyển hoá thành quả khoa học thành hàng hoá . Bất kể nước đang phát triển hay phát triển thì phát triển kinh tế đều phải dựa vào cách mạng khoa học công nghệ và nguồn lực thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ không ngừng được tăng cường . Do đó hàm lượng khoa học công nghệ trang công nghiệp thế giới ngày càng cao , suwca cạnh tranh của kĩ thuật công nghiệp ngày càng mạnh . mặt khác khoa học công nghệ vá sản xuất , thị trường nối tiếp nhau ngày càng chặt chẽ . Việc nhấn mạnh hiệu ích kinh tế và khả năng thâm nhập thị trường đ• là mục tiêu hàng đầu của các xí nghiệp . Những yếu tố nói trên là môi trường rất quan trọng cho sự liên kết các công ti riêng lẻ thành công ti mẹ-công ti con - Trình độ phát triển của thị trường Trong quá trình phát triển của các nền kinh tế dù theo hình thức nào đều phải xây dựng một nền tảng ban đầu đó là các nguồn vốn , lao động …nền kinh tế hàng hoá ngày càng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com phát triển sẽ tăng khả năng cạnh tranh ngày càng khốc liệt . Quá trình phát triểnthị trường hiện nay đang được hình thành với sự tác động tổng hợp của các qui luật trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường . Những qui luật chủ yếu là qui luật giá trị , qui luật giá trị thặng dư, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh , qui luật lưu thông tiền tệ. Thông qua các qui luật có thể điều tiết được hoạt động của các đơn vị kinh tế .Thị truwongf thế giới hiện nay đang là một thị trường rất rộng lớn được hình thành qua nhiều giai đoạn bao trùm lên tất cả các nền kinh tế trên thế giới . Việc hình thành các tổ chức kinh tế trên thế giới về chính trị thương mại tài chính đa tác động mạnh mẽ lên thị trường . Thị trường thế giới hiện nay cũng đa hình thành ở nhiều khu vực kinh tế và hỗ trợ nhau cùng phát triển vừa hợp tác chống cạnh tranh , đó là các thị trường khu vực hoặc các diễn đàn và các tổ chức các nước có cùng quan điểm . Việc hình thành nhiều khu vực thị trường sẽ làm cho cạnh tranh trên thị trường thế giới càng mạnh mẽ dẫn đến thúc đẩy việc phát triển nhanh chóng các công ti mẹ-công ti con xuyên quốc gia hoạt động tại rất nhiều lĩnh vực. - Trình độ quản lí vĩ mô, vi mô Trình độ quản lí kinh tế vĩ mô vi mô quốc tế đang được phục hồi và phát triển , các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nên ảnh hưởng của các quyết định về chính sách của một nước sẽ được nhân rộng ra các nước khác . Mối liên hệ chặt chẽ ngày càng tăng giữa các nước trong cùng một khu vực cũng thấy lí do phải tạo ra một mạng lưới khu vực nhằm ngăn chặn và chống lại khủng hoảng kinh tế . Vì mối liên kết thương mại và tài chính ngày càng tăng giữa các nước trong khu vực nên nếu một nền kinh tế hoạt động kém sẽ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các nền kinh tế láng giềng . Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thực tế này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ của các nước láng giềng . Các công ti mẹ-công ti con là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế .Trình độ quản lí vi mô , vĩ mô cũng là yếu tố thúc đẩy hình thành và bảo đảm phát triển vững chắc các công ti mẹ-con . - Trình độ khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá , khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ.Xu thế chuyển động của cuộc cạnh tranh thế giới giữa các doanh nghiệp của các nền kinh tế chủ yếu trên hành tinh đòi hỏi ngày càng khẩn thiết các nhà lanh đạo phải vượt qua giai đoạn hội nhập chính trị quốc tế trên bề mặt , nói cách khác là đòi hỏi các nhà lanh đạo không được bằng lòng với việc giảm bớt những trở lực ngăn cản các hình thức hoạt động buôn bán trao đổi , ngăn chặn hoạt động quốc tế ở các đường biên giới mà phải cam kết đi sâu hơn nữa vào một sự xâm nhập chính trị bằng cách điều hoà chính sách đối nội . Những khác biệt trong các chính sách quốc gia chi phối cạnh tranh, những qui chế tài chính những tiêu chuẩn của sản phẩm của môi trường , những điều kiện về việc làm những thị trường công, những trợ cấp của nhà nước cho khoa học và công nghệ… là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng của doanh nghiệp phải đương đàu với sự cạnh tranh trên các thị trường khác nhau . Những tình hình trên đây dẫn đến sự liên kết các doanh nghiệp thành những công ti mẹ-công ti con lớn để đối phó với thời cuộc. 1.2.2.2.Quan điểm và chính sách của một số nước và vùng lanh thổ với việc phát triển mô hình công ti mẹ-công ti con Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Tính tất yếu khách quan của việc hình thành, phát triển mô hình công ty m - công ty con ở Việt Nam 1 .2. 1 .Tính tất yếu khách quan Mô hình công ti mẹ -công ti con đã ra đời , tồn tại và phát triển. nghiệp lớn mà mô hình công ti mẹ -con là một loại hình tiêu biểu . 1 .2. 2.Những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mô hình công ti mẹ -công ti con 1.1 .2. 1. Những điều. Mô hình công ty mẹ - công ty con ra đời trong nền kinh tế có vai trò rất to lớn, thể hiện chủ yếu trên những mặt sau: Thứ nhất là, sự hình thành và phát triển của công ty mẹ - công ty con