Thuế, quản lý thuế
SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ THUẾ Thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2011- 2020, ngành thuế từng bước hoàn thành các chương trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế theo kế hoạch đề ra. Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, ngành Thuế đã triển khai rất nhiều phần mềm ứng dụng và xây dựng hạ tầng mạng truyền thông thống nhất trong toàn ngành phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng, thực hiện minh bạch hóa thủ tục thuế, cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuận tiện, hỗ trợ người nộp thuế . từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế. Trong đó, công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế của ngành đã có hiệu quả to lớn, thiết thực cho cả cơ quan Thuế và người nộp thuế (NNT). Tình hình triển khai chương trình ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế trong thời gian qua Từ năm 2005, ngành Thuế bắt đầu triển khai nhiều ứng dụng hỗ trợ NNT nhằm đẩy mạnh công tác công khai hóa thông tin ngành, cho phép doanh nghiệp (DN) tra cứu các văn bản pháp quy, các chính sách mới của ngành Thuế; giảm về nhân lực cho cơ quan Thuế trong việc hỗ trợ trực tiếp NNT, tạo môi trường giao dịch văn minh hiện đại .Một trong những ứng dụng có hiệu quả là việc triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều trên tờ khai nộp thuế của NNT. Việc triển khai phần mềm ứng dụng này đã hỗ trợ doanh nghiệp kê khai tờ khai đúng quy định, cập nhật kịp thời những thay đổi về chính sách, giảm các lỗi số học, tiết kiệm thời gian cho DN .Qua thực tế triển khai ở bộ phận nhận tờ khai hàng tháng ở một số Chi cục Thuế cho thấy, nếu như trước đây bộ phận nhận tờ khai cần có 4 người/tổ và xử lý được khoảng 200 hồ sơ một ngày, sau khi triển khai ứng dụng bộ phận này đã giảm được 3 người mà vẫn có thể tiếp nhận và nhập vào máy tính khoảng 250 hồ sơ/ngày. Tiếp theo thành công của việc triển khai ứng dụng mã vạch hai chiều, việc triển khai thí điểm dự án nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet vào năm 2009 là một bước tiến mới trong công tác cải cách và hiện đại hóa ngành của ngành Thuế. Việc triển khai thí điểm dự án đã giảm áp lực cho cơ quan Thuế khi nhận tờ khai trực tiếp, nhất là trong thời điểm kê khai hàng tháng, hàng quý, tạo sự gần gũi giữa cơ quan Thuế và NNT. Với DN, dự án này tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại khi phải đến cơ quan Thuế xếp hàng chờ đến lượt được nộp tờ khai. Thay vào đó, NNT có thể thực hiện kê khai 24/24h trong ngày và cả thứ bảy, chủ nhật. Đặc biệt, dự án còn cho phép thực hiện trong trường hợp đại diện pháp lý của DN đi vắng vẫn có thể tự ký và nộp tờ khai thông qua chữ ký điện tử cho người được tin cậy để 1/6 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 ký và nộp tờ khai .Hiện nay, ứng dụng này đã và đang được triển khai thí điểm tại các Cục Thuế: TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng . Trong khi đó, để phục vụ NNT tra cứu thông tin về: Kê khai thuế, nộp, thu, xử lý hồ sơ, các quyết định từ cơ quan Thuế, ngành Thuế đã cung cấp các kiosk thông tin tại trụ sở của cơ quan Thuế. Các kiosk này đã tạo điều kiện cho NNT dễ dàng chủ động đối chiếu dữ liệu thu, nộp thuế với cơ quan Thuế một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ngành Thuế đang thí điểm triển khai hệ thống hỗ trợ NNT qua điện thoại - hệ thống contact center. Hiện hệ thống này đang trong giai đoạn xây dựng các chức năng nghiệp vụ. Khi triển khai ứng dụng này cho phép NNT có thêm kênh thông tin trong giao tiếp với cơ quan Thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi thuế với Nhà nước. Song song với mục tiêu cải cách và hiện đại hóa, năm 2009 được đánh dấu một bước ngoặt lớn của ngành Thuế khi Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) bắt đầu có hiệu lực với khoảng 15 triệu cá nhân trong diện phải thực hiện kê khai và nộp thuế. Trước yêu cầu của việc xử lý dữ liệu, lưu thông tin và quản lý NNT, ngành Thuế đã nhanh chóng triển khai hệ thống đăng ký thuế TNCN qua mạng Internet. Hiện tại, hệ thống này đã cấp được hơn 7 triệu mã số thuế TNCN cho cá nhân làm công ăn lương đăng ký thuế, nâng tổng số mã số thuế TNCN đã cấp cho tất cả các đối tượng lên hơn 12 triệu mã số. Bên cạnh đó, một loạt các ứng dụng khác phục vụ công tác quản lý thuế được tiếp tục nâng cấp và triển khai đáp ứng yêu cầu quản lý thuế như: Hỗ trợ NNT (ứng dụng QHS), ứng dụng đăng ký thuế (ứng dụng TIN), quản lý và phân tích tình trạng nợ thuế (ứng dụng QLN), ứng dụng quản lý hóa đơn thuế (ứng dụng QLAC) . Năm 2011, ngành thuế tiếp tục thực hiện mở rộng dịch vụ kê khai thuế qua mạng cho khoảng 30.000 doanh nghiệp tại 40 tỉnh, thành phố, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế Ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra có chức năng hỗ trợ tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, hiện đã hoàn thành việc nâng cấp, triển khai ứng dụng này cho toàn ngành Thuế (63 cục và hơn 700 các chi cục trực thuộc) đáp ứng quy trình thanh tra 460/QĐ-TCT ngày 5/5/2009 và kiểm tra 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục Thuế. Hiện tại ngành thuế đã và đang nỗ lực triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT, trong đó đặt trọng tâm vào năm 2013 với hy vọng sau khi triển khai thành công các ứng dụng thì “bức tranh” về quản lý thuế bằng CNTT sẽ có diện mạo mới và thống nhất trên phạm vi cả nước. Ứng dụng hiệu quả Ngành Thuế đang từng bước ứng dụng điện tử khi thực hiện các thủ tục về thuế (đăng ký, kê khai, .) và đang tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin để từng bước chuyển sang phương thức quản lý thuế dựa trên cơ sở dữ liệu người nộp thuế tập trung, thống nhất, tự động và tích hợp theo mục tiêu Chiến lược cải cách 2/6 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 hiện đại hoá ngành thuế, ngành hải quan giai đoạn 2011-2020 (đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 và Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011). Việc quản lý thuế theo phương thức điện tử sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính liêm chính trong thực thi pháp luật thuế. Ứng dụng công nghệ tin học giúp thực hiện tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế, từ việc xử lý tờ khai, chứng từ thuế, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra thuế, hỗ trợ NNT . Xây dựng được hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về mã số thuế và các doanh nghiệp (DN) toàn tỉnh kết nối với hệ thống dữ liệu DN trong phạm vi toàn quốc. Việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành của ngành Thuế đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cơ quan Thuế và cho cả NNT. Cụ thể: Thứ nhất: Thiết thực nhất cho NNT là phần mềm đăng ký mã số thuế (MST), tích hợp giữa cơ quan thuế với Sở KH&ĐT. Người đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký qua Sở KH&ĐT, dữ liệu được chia sẻ cho các đơn vị có yêu cầu. Sau đó khai thác và chuyển thông tin dữ liệu về cho Sở KH&ĐT cấp MST và mã đăng ký kinh doanh, hiện nay 2 mã này là một. Thứ hai: Việc triển khai hiệu quả ứng dụng quản lý hồ sơ thuế đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ về nhận, trả và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của NNT. Qua đó, theo dõi việc tuân thủ các quy định về nộp hồ sơ thuế (không nộp, nộp không đúng hạn .). Theo dõi được quá trình xử lý của từng bộ phận, cá nhân tham gia xử lý hồ sơ. Theo dõi tình hình nhận, trả hồ sơ thuế của bộ phận một cửa . Trước đây, NNT đến kho bạc để nộp thuế. Sau đó, từng đơn vị kho bạc, cục thuế, hải quan, tài chính lần lượt phải nhập dữ liệu. Bây giờ chỉ cần đầu vào tại Kho bạc Nhà nước, tất cả dữ liệu chạy về phần mềm quản lý; số liệu không thay đổi, chứng từ không thay đổi, nhưng dữ liệu chỉ một lần nhập. Đồng thời, kết hợp với việc ký thỏa thuận ủy nhiệm cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn trực tiếp thu ngân sách từ các DN, tổ chức và cá nhân vừa thuận lợi cho công tác thu, nộp ngân sách, vừa góp phần tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế. Thứ ba: Quy định rõ từng bước công việc với thời hạn xử lý rõ ràng và gắn với nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong công việc chuẩn hóa các chức năng, công việc để có thể phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ tốt cho xử lý thông tin trợ giúp cán bộ xử lý công việc nhanh và hiệu quả hơn. Mặt khác, xác định rõ từng khâu trong tiến trình xử lý nghiệp vụ được tin học hóa như các khâu: Nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ cho từng chức năng quản lý của ngành. Thứ tư: Tập trung dữ liệu trong từng cơ quan Thuế để chia sẻ thông tin phục vụ chung cho các khâu quản lý thuế thay cho việc quản lý thủ công, ghi chép trong sổ tay của từng cán bộ thuế như trước đây. Việc quản lý thông tin tập trung và chia 3/6 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 sẻ thông tin đã tạo điều kiện tốt cho việc chỉ đạo, điều hành; kiểm soát chặt chẽ được kết quả công việc và quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong việc quản lý thu thuế. Thứ năm: Giảm thời gian xử lý về: Tờ khai, cân đối số thu - nộp và xác định số thuế còn nợ của từng NNT, giảm hàng chục lần so với quy trình xử lý thủ công trên sổ sách trước đây. Thứ sáu: Hỗ trợ việc xử lý nhận trả hồ sơ thuế tại các bộ phận một cửa nhanh chóng hơn. Toàn bộ quá trình nhận phân công xử lý - xử lý và trả kết quả cho NNT được quản lý tự động trên hệ thống máy tính đã giúp lãnh đạo cơ quan thuế kiểm soát được hồ sơ thuế đang xử lý đúng thời hạn . Thứ bảy: trợ giúp việc minh bạch hóa thông tin chính sách, chế độ, quy trình quản lý thuế thông qua Trang thông tin điện tử ngành thuế (www.gdt.gov.vn ), cung cấp một số thông tin cơ bản và tình trạng hoạt động của các DN trên Internet. Thứ tám: giảm nhân lực trong các khâu xử lý công việc sự vụ đơn thuần như: Nhập dữ liệu, tổng hợp thông tin, báo cáo .Ngành Thuế đã triển khai các ứng dụng nhập tờ khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch 2 chiều và kết nối mạng trao đổi thông tin với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nên đã giảm tới 80% nhân lực nhập dữ liệu tờ khai, chứng từ. Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trong năm 2012 và những năm tới, ngành Thuế sẽ tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế theo lộ trình Chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành Thuế để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan Thuế và NNT. Giúp giảm chi phí Từ giữa năm 2012, ngành thuế triển khai Đề án khai thuế điện tử. Đây là giải pháp nhằm giảm tình trạng quá tải, áp lực cho các cơ quan thuế cũng như DN mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế. Giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin. Đến nay, có trên 150 DN trong tỉnh thực hiện khai thuế điện tử. Đặc biệt, ngành thuế đang tích cực triển khai phần mềm quản lý thuế thu nhập cá nhân đến tất cả các chi cục trong toàn tỉnh. Đây là phần mềm có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Bước đầu, tổng cục muốn kết nối với một số phần mềm khác để tập trung cơ sở dữ liệu về một đầu mối, nhằm từng bước tiến tới kho dữ liệu tập trung. Với những kết quả đạt được, trong năm nay và những năm tới, ngành thuế sẽ tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế theo lộ trình chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành thuế để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan thuế và NNT./. 4/6 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 Hạn chế, thiếu sót Cục Thuế Hà Nội được Tổng cục Thuế ghi nhận là rất nhiều địa phương có nhiều bứt phá trong triển khai CNTT mấy năm gần đây, thể hiện như: cấp mã số thuế TNCN qua mạng nhiều nhất (1,6 triệu mã số); triển khai đồng bộ chương trình HĐH thu nộp ngân sách; kết nối kho bạc - thuế - tài chính - hải quan tại 29 quận, huyện, thị xã; nổi bật là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về triển khai ứng dụng nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng in-tơ-nét cho các DN (10 nghìn DN). Tuy nhiên đến nay, công tác ứng dụng CNTT vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số phần mềm vẫn còn có lỗi, chưa được nâng cấp kịp thời. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trong ứng dụng CNTT chưa đồng bộ và chặt chẽ, dẫn tới kết quả chung chưa đạt hiệu quả cao. Để khắc phục tình trạng này và thực hiện Chiến lược cải cách ngành Thuế, vừa qua Cục Thuế tỉnh đã có kiến nghị với Tổng cục Thuế rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các phần mềm ứng dụng quản lý thuế, loại bỏ các ứng dụng hiệu quả thấp, không phù hợp, nâng cao tốc độ đường truyền để tạo điều kiện khai thác, sử dụng các ứng dụng tập trung, kê khai thuế qua mạng và thực hiện các dịch vụ thuế điện tử. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế, ngay trong năm đầu thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, ngành Thuế sẽ tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng, đảm bảo đủ điều kiện sử dụng rộng rãi các ứng dụng cũng như thực hiện nghiêm việc chuẩn hóa dữ liệu trong quản lý thuế Bài học kinh nghiệm Qua việc triển khai thành công, Ngành thuế đúc kết sáu bài học kinh nghiệm cơ bản về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thu thuế: Một là, ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thu thuế không phải là trách nhiệm của riêng bộ phận tin học. Để tin học hóa trong công tác quản lý thuế, nghĩa là các quy trình công việc xử lý nghiệp vụ và quản lý điều hành phải dần được tin học hóa. Hai là, cần tuyên truyền để lãnh đạo các cấp: phòng, chi cục, đội thuế và chuyên viên nhận thức đúng về mục tiêu, tính hiệu quả và phương pháp giải quyết của ứng dụng CNTT. Muốn phát triển ứng dụng CNTT được tốt thì không chỉ là đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại mà từng cán bộ thuế phải là một mắt xích, vừa có nhiệm vụ khai thác thông tin trên hệ thống để xử lý nghiệp vụ vừa có nhiệm vụ cập nhật thông tin đã được xử lý để chia sẻ thông tin với cán bộ khác liên quan. Ba là, để bảo đảm cho phát triển hệ thống thông tin, cần bồi dưỡng năng lực và tạo thói quen cho chuyên viên: Để từng cán bộ thuế thực hiện được đúng vai trò của mình vừa khai thác được thông tin trên hệ thống vừa cập nhật được thông tin xử lý thì trước hết cán bộ thuế phải có khả năng khai thác thông tin và phải có thói quen khai thác thông tin đồng thời phải thực hiện cập nhật thông tin để luôn luôn có thông tin mới. 5/6 SV: Nguyễn Quỳnh Trang Khoa: Thuế - Hải quan Lớp: CQ47/02.01 Bốn là, triển khai ứng dụng CNTT trong hệ thống cần bảo đảm trang thiết bị hệ thống hạ tầng như: máy móc thiết bị, hệ thống mạng, các ứng dụng hỗ trợ thuận lợi để cán bộ thuế có thể thực hiện thuận tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Năm là, triển khai được ứng dụng CNTT trong hệ thống thuế cần phải có quy trình, quy chế cụ thể và sự chỉ đạo kiểm soát quyết liệt từ lãnh đạo các cấp để buộc các công chức thừa hành nhiệm vụ phải tuân thủ tạo thói quen thực hiện, hạn chế tính ngại khó, ngại khổ trong bước đầu thực hiện. Sáu là, triển khai thành công mỗi chương trình, ứng dụng cần phải xây dựng chương trình kế hoạch với lộ trình triển khai chi tiết, phân công phân nhiệm cụ thể. Giao đúng việc, đúng người tới từng cán bộ thuế, bộ phận trong đơn vị. Xác định rõ bộ phận đầu mối, chủ trì công việc, các bộ phận phối hợp triển khai, trách nhiệm của từng cán bộ thuế được giao phụ trách các mảng công việc. Xây dựng quy trình giải quyết công việc khoa học, hợp lý để tăng tính hiệu quả trong triển khai. 6/6 . ký thuế (ứng dụng TIN) , quản lý và phân tích tình trạng nợ thuế (ứng dụng QLN), ứng dụng quản lý hóa đơn thuế (ứng dụng QLAC)... Năm 2011, ngành thuế. các ứng dụng khác phục vụ công tác quản lý thuế được tiếp tục nâng cấp và triển khai đáp ứng yêu cầu quản lý thuế như: Hỗ trợ NNT (ứng dụng QHS), ứng dụng