Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960) Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6-1956 bổ sung: hình thức đấu tranh trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định. Ngay từ khi Diệm đánh các giáo phái, ta đã lợi dụng danh nghĩa giáo phái để tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng, sử dụng vũ trang tuyên truyền diệt tề trừ gian, bảo vệ cơ sở và các căn cứ cách mạng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo. Từ năm 1956 -1957, hàng chục đơn vị vũ trang ra đời ở Nam Bộ, nhiều đội trừ gian được thành lập ở Liên khu V. Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng, từ mùa thu 1955 đến mùa thu 1956 đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách miền Nam, đã dự thảoĐề cương cách mạng miền Nam. Đề cương được nghiên cứu và thảo luận kỹ trong Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ họp ở Phnôm Pênh cuối năm 1956, đầu năm 1957. Đề cương vạch rõ ngày 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ quy định, ách áp bức, bóc lột, tù đày, chém giết man rợ của chế độ thực dân mới phát xít độc tài Mỹ - Diệm buộc nhân dân ta ở miền Nam phải vùng dậy đập tan chế độ Mỹ - Diệm để cứu nước, cứu mình. Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. II. KHÔI PHỤC KINH TẾ Ở MIỀN BẮC, GIỮ GÌN LỰC LƯỢNG Ở MIỀN NAM 1. Khôi phục kinh tế và bước đầu củng cố miền Bắc Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn: nền kinh tế nông nghiệp vốn lạc hậu lại bị mười lăm năm chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang. Phần lớn ruộng đất cày cấy một vụ. Thiên tai liên tiếp. Hàng trăm ngàn gia đình không có nhà ở. Hàng chục vạn người không có việc làm. Tháng 10- 1954 miền Bắc có gần nửa triệu người bị đói. Nhiều bệnh xã hội do chế độ cũ để lại còn hoành hành. Phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động, hàng hoá khan hiếm. Năm 1955 cả miền Bắc chỉ có 30 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của miền Bắc là tiếp quản những vùng mới giải phóng theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Việc tiếp quản đó bước đầu có những thuận lợi: được nhân dân đồng tình ủng hộ và do có sự chuẩn bị chu đáo, các vùng mới giải phóng đều giữ được trật tự xã hội và sinh hoạt hàng ngày. Mọi hoạt động công cộng như điện, nước, bưu chính, giao thông, bệnh viện vẫn tiếp tục. Trường học, chợ búa được khôi phục nhanh chóng. Nhân dân ta đã làm chủ hoàn toàn Thủ đô Hà Nội từ ngày 10-10-1954. Chính phủ đề ra 8 chính sách đối với các vùng thành thị mới giải phóng: như bảo hộ tính mệnh, tài sản của nhân dân kể cả ngoại kiều, bảo hộ công thương nghiệp, bảo hộ các công trình công cộng, bảo hộ tự do tín ngưỡng, giữ nguyên chức vụ và các viên chức trong bộ máy nhà nước cũ TrongThư gửi cán bộ, chiến sĩ ta vào tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải kính trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, đoàn kết với nhân dân; giữ gìn tính chất trong sạch của người chiến sĩ cách mạng: khiêm tốn, nghiêm chỉnh, chớ tự kiêu, tự mãn; chớ rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút thuốc phiện; luôn luôn cảnh giác không để lộ bí mật; cần kiệm liêm chính. Về phía thực dân Pháp, chúng buộc phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, nhưng đã có nhiều hành động vi phạm Hiệp định. Trước khi rút, chúng phối hợp với đế quốc Mỹ sử dụng mọi thủ đoạn nhằm làm cho miền Bắc không ổn định. Chúng phá huỷ, vơ vét, tháo dỡ máy móc, vật tư, thiết bị hòng làm cho sản xuất miền Bắc bị đình trệ. Chúng gây khó khăn trong việc trao trả tù binh và tù chính trị, tìm cách bắt lính, dụ dỗ và cưỡng bức đồng bào ta di cư vào Nam Do có sự lãnh đạo và chuẩn bị từ trước của Đảng cùng với tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, những âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã bị thất bại một phần quan trọng. Nhân dân nhiều nơi vùng Pháp tạm đóng quân đã đổ ra đường cản xe, giữ người, vận động binh lính nguỵ bỏ ngũ, vận động thanh niên trốn lính. Pháp câu kết với Mỹ âm mưu di chuyển những người tù vào Nam và thủ tiêu một số người tù mà chúng cho là nguy hiểm. Các Đảng bộ đã lãnh đạo hàng nghìn công nhân và nhân dân lao động biểu tình buộc Pháp phải mở cổng nhà tù, thả tù nhân. Cuộc đấu tranh lớn của nhân dân ta thời kỳ này là đấu tranh chốngâm mưu địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Để gây hoang mang và thúc ép đồng bào ta bỏ nhà cửa, ruộng vườn, tài sản di cư vào Nam, Mỹ - Pháp tung ra các tin bịa đặt: "Chính phủ Việt Minh cấm đạo"; "Chúa đã vào Nam"; "Giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị rút phép thông công"; "Ở với cộng sản sẽ bị mất linh hồn". Bọn phản động ở nhiều địa phương còn trắng trợn đe doạ dùng vũ lực ép buộc đồng bào ta di cư. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy và lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân miền Bắc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống địch dụ dỗ và cưỡng ép di cư, đồng thời ra sức củng cố miền Bắc. Nhiều người bị dụ dỗ và cưỡng ép ra đi sau khi nghe cán bộ ta giải thích đã tự nguyện ở lại. Nhiều gia đình bị đưa đến các nơi tập trung đã tố cáo âm mưu và hành động dã man của chúng, kiên quyết đấu tranh đòi trở về. Ta đã đưa ra xét xử công khai một số vụ cưỡng ép giáo dân di cư. Tuy nhiên, do chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của Mỹ - Pháp nên gần một triệu đồng bào miền Bắc đã bị cưỡng ép di cư vào Nam. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư ngày 16-4-1955, các Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo quần chúng đẩy mạnh hoạt động tiễu phỉ, kết hợp chặt chẽ với phục hồi sản xuất, chống đói phòng đói, ổn định đời sống nhân dân. Phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm vụ xuân năm 1955 được phát động rộng rãi nhằm đẩy mạnh sản xuất các hoa màu ngắn ngày và tăng cường cấy lúa xuân. Các hệ thống nông giang sông Cầu (Hà Bắc), sông Chu (Thanh Hoá) và nhiều cơ sở thuỷ nông khác bắt đầu được sửa chữa. Công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng. Nhân dân khắp nơi tích cực đào mương, khơi ngòi, đắp đê, khai hoang, phục hoá. Từ ngày 20 đến ngày 26-3-1955 tại Hà Nội, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ tư nhất trí thông qua nghị quyết tán thành toàn bộ chính sách của Đảng trong kháng chiến cùng những chủ trương và công tác trước mắt. Quốc hội cũng nhất trí thông qua một số chính sách về cải cách ruộng đất, quốc phòng, tôn giáo. Tháng 7-1956 đợt 5 cải cách ruộng đất kết thúc ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi. Số xã còn lại ở miền núi tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá kết hợp cải cách dân chủ. Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc nước ta đến đây bị xoá bỏ hoàn toàn. 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ nông dân lao động đã được chia hơn 810.000 ha ruộng đất. (Trong số 810.000 ha ruộng đất chia cho nông dân lao động, số được chia từ năm 1945 đến trước cải cách ruộng đất là 475.900 ha, chiếm 58,8% tổng số ruộng được chia và được chia trong cải cách ruộng đất là 334.100 ha, chiếm 41,2% tổng số ruộng được chia -Tổng cục Thống kê:30 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 951). Trong quá trình cải cách ruộng đất, ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài. Tháng 4-1956 Đảng phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và có chỉ thị sửa chữa những sai lầm đó. Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ khẳng định cải cách ruộng đất thắng lợi to lớn, nhưng đã mắc những khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng. Người kêu gọi cán bộ và nhân dân phát huy những thắng lợi đã thu được, đồng thời kiên quyết sửa chữa những sai lầm. Từ ngày 25-8 đến ngày 18-10-1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã thảo luận kỹ và kết luận về thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Hội nghị cho rằng, cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ phản phong kiến ở miền Bắc. Hàng triệu nông dân lao động đã thấy rõ chính sách của Đảng ta và chế độ ta là đưa lại ruộng đất cho họ. Sức sản xuất to lớn ở nông thôn đã được giải phóng, quan hệ sản xuất ở nông thôn đang đổi mới, sản xuất nông nghiệp bước đầu được đẩy mạnh, đời sống nông dân bước đầu được cải thiện, miền Bắc bước đầu được củng cố. Song trong cuộc vận động cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trên một số vấn đề có tính chất nguyên tắc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 (khoá II) tháng 11-1958 nói rõ các sai lầm ấy như sau: a) Vi phạm đường lối giai cấp ở nông thôn: xâm phạm lợi ích trung nông, không liên hiệp phú nông, không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến; b) Cường điệu việc trấn áp phản cách mạng; c) Không dựa vào tổ chức cũ, không giao cho tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo cải cách ruộng đất, mắc chủ nghĩa thành phần và khuynh hướng trừng phạt; d) Lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng đấu tố nhẹ giáo dục, không kết hợp biện pháp hành chính với phát động quần chúng. Sai lầm nghiêm trọng nhất là trong việc chỉnh đốn tổ chức. Nguồn gốc chủ yếu của sai lầm là không nắm vững những biến đổi ở nông thôn miền Bắc sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp (sau Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, 71,7% ruộng đất đã về tay nông dân lao động, trong đó trung nông 39%, bần nông 25,1%, cố nông 6,3%, thành phần khác 10%. Ruộng đất của địa chủ chỉ còn 18%, ruộng công 4,3%, nhà chung 1,3%, cộng là 23,6 % -số liệu của Tổng cục thống kê), dập khuôn một cách máy móc kinh nghiệm của nước ngoài. Sau này, khi tổng kết một số vấn đề lịch sử của Đảng thời kỳ 1954-1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VII cho rằng "Căn cứ tình hình thực tế nông thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954 thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết". Hội nghị lần thứ 10 (1956) chủ trương: kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được ; đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, gây tinh thần phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, với ý thức trách nhiệm cao trước toàn thể nhân dân, Đảng ta một mặt sửa chữa những sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng cố và phát huy thắng lợi, đẩy mạnh cuộc vận động lập tổ đổi công, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng, đưa nông thôn miền Bắc đi lên. Công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất đã đưa lại kết quả tốt. Nhiệm vụ khôi phục kinh tế căn bản hoàn thành. Năm 1957 là năm được mùa lớn, nạn đói bị đẩy lùi, lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục. Khối liên minh công nông được củng cố. Nông thôn ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Lợi dụng việc Đảng ta mắc sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhất là trong việc chỉnh đốn tổ chức và lợi dụng một số khó khăn của miền Bắc sau khi giải phóng, các thế lực thù địch trỗi dậy. Bọn phản động đội lốt tôn giáo gây ra những vụ lộn xộn ở một vài nơi có đông giáo dân. Một số tên phản động vùng dân tộc ít người xúi giục quần chúng gây rối loạn. Ở thành phố, bọn phản động lôi kéo những phần tử bất mãn có những hành động chống đối chủ nghĩa xã hội, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đi đầu là nhóm Nhân văn - giai phẩm. . Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960) Hội nghị Bộ Chính trị tháng 6-1956 bổ sung:. đồng bằng, trung du và 28 0 xã miền núi. Số xã còn lại ở miền núi tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá kết hợp cải cách dân chủ. Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc nước ta đến đây. tên phản động vùng dân tộc ít người xúi giục quần chúng gây rối loạn. Ở thành phố, bọn phản động lôi kéo những phần tử bất mãn có những hành động chống đối chủ nghĩa xã hội, chống đối sự lãnh