Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (1954-1960) I. CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG 1. Yêu cầu lịch sử Nhân dân ta bước vào thời kỳ mới giữa lúc ba dòng thác cách mạng trên thế giới tiếp tục dâng cao. Sự lớn mạnh của Liên Xô, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và thắng lợi mới của phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia, Ấn Độ, Ai Cập, Angiêri, Gana, Cuba và xu thế hoà bình, trung lập đã làm lung lay tận gốc chủ nghĩa thực dân cũ và bước đầu gây khủng hoảng cho chủ nghĩa thực dân mới. Khó khăn trong thời kỳ mới xuất phát từ âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ bằng chiến lược ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và đánh phá phong trào giải phóng dân tộc. Trong chiến lược đó, Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược trọng điểm của Mỹ. Đặc trưng chủ yếu của thời kỳ mới ở nước ta làchế độ thực dân cũ của Pháp chấm dứt trên toàn bộ bán đảo Đông Dương, nhưng chế độ thực dân mới của Mỹ lại thay Pháp thống trị miền Nam Việt Nam, uy hiếp Campuchia và khống chế Lào; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ngày 8-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ do Tổng thống Aixenhao chủ trì đã ra Quyết định NSC 5429/2 với nội dung cơ bản là: Pháp phải nhanh chóng rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam và phải ủng hộ Ngô Đình Diệm; Mỹ trực tiếp viện trợ cho nguỵ quyền Sài Gòn không qua Pháp; loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu đời của Pháp. Ngày 7-7-1954, ở miền Nam, một nội các bù nhìn tay sai Mỹ được thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng. Ngày 17-7-1955 Diệm tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Diệm tổ chức cuộc "trưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Hệ thống cố vấn Mỹ được cắm không những ở Phủ Tổng thống, ở Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Nha cảnh sát, các Bộ của nguỵ quyền Sài Gòn mà ở cả các đơn vị quân đội nguỵ, các địa phương. Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, Mỹ - nguỵ tập trung mũi nhọn đàn áp cách mạng. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch "tố cộng" với khẩu hiệu "đạp lên oán thù, thà giết lầm còn hơn bỏ sót", "dĩ Đảng trị Đảng, dĩ dân trị dân". Cho đến cuối năm 1955 hàng trăm ngàn cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước bị giết hại. Mỹ tin chắc rằng, với bộ máy chính quyền nguỵ và đội quân nguỵ có nhãn hiệu độc lập hơn hẳn nguỵ quyền và nguỵ quân thời Pháp, Mỹ sẽ thắng cách mạng Việt Nam, như đã thắng ở một số nơi trên thế giới. Thực tế lịch sử chứng minh Mỹ đánh giá thấp đất nước, xã hội và con người Việt Nam, không hiểu biết lịch sử Việt Nam, nhất là từ khi Việt Nam có Đảng Mác-Lênin lãnh đạo, Mỹ đánh giá quá cao chính sách thực dân mới và tiềm lực của Mỹ, đánh giá sai khả năng và lực lượng nguỵ. Vấn đề đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới là vấn đề mới đối với cách mạng nước ta. Kẻ thù của nhân dân ta không còn là đế quốc Pháp bại trận và suy yếu, mà là đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh hơn lực lượng của các đế quốc khác cộng lại. Lực lượng cách mạng miền Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Sau khi quân đội ta rút đi, các tổ chức Đảng, tổ chức cách mạng ở miền Nam phải rút vào bí mật, hoạt động không hợp pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng do nhân dân làm chủ đi theo xu thế tất yếu là quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt, miền Bắc phải hàn gắn xong những vết thương nặng nề của chiến tranh. Cách mạng đã chuyển giai đoạn, nhưng Đảng lãnh đạo cách mạng chưa kịp chuyển biến về nhận thức, về đường lối và tổ chức. Những thuận lợi mới và căn bản của đất nước ta bảo đảm cho cách mạng nước ta nhất định thắng lợi. Những khó khăn mới đòi hỏi cách mạng nước ta phải trải qua thời kỳ gian khổ, lâu dài. Trách nhiệm lịch sử đặt lên vai Đảng Lao độngViệt Nam, đội tiên phong cách mạng của nhân dân Việt Nam, là phải tìm ra đáp số cho những bài toán về con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện Mỹ đã thay chân Pháp thống trị miền Nam. 2. Chuyển hướng chiến lược của Đảng Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) họp từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954 tại Việt Bắc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị đã xem xét, đánh giá tình hình mới và vạch ra sự chuyển hướng trong đường lối chiến lược của Đảng. Trong Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một bản báo cáo quan trọng mang tênTình hình mới và nhiệm vụ mới. Báo cáo nhận định: Sau thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ, thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu nhưng thế mạnh và thế yếu ấy là tương đối. Đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tìm cách hất cẳng Pháp để độc chiếm Việt Nam, Campuchia và Lào, biến nhân dân ba nước thành nô lệ của Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thể làm mặt trận thống nhất (dù là tạm thời) với ta". Báo cáo nêu rõ, muốn lập lại hoà bình, chấm dứt chiến tranh, phải điều chỉnh khu vực, nghĩa là quân đội địch phải tập trung vào một vùng để rút dần, quân đội ta cũng tập trung vào một vùng để xây dựng, tạo điều kiện đi đến thống nhất. Báo cáo nhận định: Tranh lấy hoà bình không phải là chuyện dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, phức tạp. Báo cáo nêu lên ba nhiệm vụ chính: "1. Tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. 2. Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình hình mới. 3. Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà". Công tác chủ yếu trước mắt là làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận rõ tính chất, nội dung tình hình và nhiệm vụ mới. Trong Hội nghị, đồng chí Trường Chinh cũng đã trình bày báo cáoĐể hoàn thành nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác trước mắt. Hội nghị đã thảo luận và hoàn toàn nhất trí với sự chuyển hướng mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh nêu ra. Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh raLời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước. "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng. Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi". Ngày 5-9-1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết cụ thể hoá và bổ sung thêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu. Nghị quyết nêu rõ đặc điểm quan trọng nhất của tình hình mới là Nam, Bắc tạm thời phân làm hai vùng. Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính, phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Cùng ngày, Bộ Chính trị ra bản chỉ thị riêng cho các Đảng bộ miền Nam. Chỉ thị dự báo một khả năng không thuận lợi cho cách mạng miền Nam là Mỹ và tay sai phá hoại cuộc tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, một số điều khoản nào đó của Hiệp định đình chiến có thể bị phá hoại, chiến tranh có thể trở lại, việc chia cắt có thể trường kỳ Chỉ thị vạch ra ba nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền Nam: 1. Đấu tranh đòi đối phương thi hành đúng Hiệp định. 2. Chuyển hướng công tác cho thích hợp điều kiện mới, nắm vững phương châm, chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che giấu lực lượng vừa lợi dụng các khả năng công khai, hợp pháp. 3. Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình, thống nhất, đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm thân Mỹ, lập ra một chính quyền tán thành hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, tăng cường vận động nguỵ quân, nguỵ quyền. Về sự lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam, chỉ thị vạch rõ tổ chức Đảng phải bí mật, gọn nhẹ, vững chắc, trong sạch, chống gian tế chui vào. Về việc xây dựng miền Bắc, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954 vạch rõ, việc trước mắt trong thời kỳ tiếp quản không phải là tiến hành những việc cải tạo xã hội, mà là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường làm cho mọi hoạt động của thành phố và nông thôn trở lại bình thường, sau đó sẽ tiến hành những cải cách cần thiết, từng bước một, thận trọng, vững chắc. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh; phục hồi kinh tế quốc dân, then chốt là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời phục hồi giao thông vận tải. Tăng cường và mở rộng hoạt động quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi, tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau; tập trung mũi nhọn đấu tranh chống đế quốc Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, nước Pháp; củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với Lào và Campuchia, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hội nghị lần thứ bảy (3-1955) và lần thứ tám (8-1955) Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) nhận định: ở miền Nam thực dân Pháp đã bị đế quốc Mỹ hất cẳng, chính sách của Chính phủ Pháp là chính sách đầu hàng Mỹ. Mỹ và tay sai công khai chống lại Hiệp định Giơnevơ. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khẳng định miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị nêu ra cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất mới (Mặt trận Tổ quốc). Thực tiễn cách mạng ở hai miền đã làm nảy sinh và phát triển nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng ta phải đi sâu nghiên cứu, vạch ra đường lối cách mạng của từng miền và xác định mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Tháng 1-1956, trong tài liệu Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị đã nhận định từ khi hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. . Bài 5: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ và quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc (19 54 -19 60) I. CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG 1. Yêu cầu lịch sử Nhân dân ta bước vào. toàn giải phóng quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong khi miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ngày 8-8 -19 54, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ do Tổng thống Aixenhao chủ trì đã ra. cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam .Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khẳng định miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội. Hội