1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ _2 potx

6 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 198,66 KB

Nội dung

Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ Ý nghĩa biểu tượng lửa lại được mở rộng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Lửa mang một giá trị thẩm mỹ phong phú, tượng trưng cho ánh sáng, sự sống. Bếp lửa quây quần suốt mấy anh em Không ai nhìn ai chúng tôi nhìn lửa Ở đó cháy lên ý nghĩ Và tỏa hồng trên mỗi trán say mê. Lửa là sức ấm nóng của tình đồng đội và lý tưởng cao cả. “Chúng tôi xòe tay trên lửa nóng/ Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim” (Bếp lửa rừng). Lửa là biểu tượng của lòng căm thù “Chúng muốn lửa, chúng ta có lửa”, là khí thế đấu tranh, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ “Hãy đốt sáng bừng bừng ngọn lửa… Có bao giờ như buổi sáng hôm nay/ Chúng ta bay nghìn độ lửa ta bay” (Mặt đường khát vọng). Lửa là sức mạnh niềm tin “Đêm nay chúng ta ngồi trong ánh lửa/ Của tâm hồn chúng ta/ Soi lên mắt nhau, những ngọn lửa chói lòa/ Soi đất nước, những chân trời sáng rực” (Đêm không ngủ). Có một điều, khi hiểu được biểu tượng của nhà thơ tức là chúng ta hiểu đến tận cùng nhà thơ ấy. Họ sống thế nào? Cảm xúc thế nào? Sống qua, trải nghiệm để trí tuệ (ý thức) trí tưởng tượng gây kích động và dồn nén (tiềm thức) và tinh thần (siêu thức) hình thành hình tượng và từ đó tỏa ra biểu tượng. Biểu tượng con nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư, biểu tượng con hổtrong thơ Thế Lữ, biểu tượng trầu - cau, bướm trắng - tơ vàng trong thơ Nguyễn Bính, biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng biển trong thơ Xuân Diệu, biểu tượng rượu trong thơ Hoàng Trung Thông, biểu tượng cọ trong thơ Ngô Văn Phú (Cọ vào nhà - vào trong thơ tôi)… Đi sâu vào thơ Việt Nam sau năm 1945 sẽ thấy rõ hơn quan hệ giữa biểu tượng và nhà thơ, mà cũng không chỉ là nhà thơ, rộng ra là cộng đồng xã hội. Mối quan hệ này có thể hiểu đời sống cá nhân, môi trường “va chạm” bùng lên cầu vồng biểu tượng. Đất nước chiến tranh, biểu tượng thơ mang dấu ấn những hoạt động tình cảm của từng cá nhân trong những hoàn cảnh cụ thể, nó có chức năng trung gian là cầu nối giữa cá nhân - tập thể, giữa hiện thực - lý tưởng, giữa sự sống - chiêm nghiệm, giữa cái đã có - cái có thể có. Trong thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu, hình tượng con đường chiếm vị trí quan trọng. Cách mạng mở ra một không gian rộng lớn. Cá nhân vượt khỏi không gian đời tư hòa vào không gian công cộng. Và những con đường nhà thơ trải qua trong thực tế cũng như trong tư tưởng, tưởng tượng bao giờ cũng gợi lên niềm hăng say, tự hào, kiên định. Con đường là biểu tượng cho những cuộc lên đường từ gian khổ đến chiến công. Con đường đi đày, dấn thân vào đấu tranh “Đường lên đỉnh núi Đắc Lay/ Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim” đến “Đường cách mạng dài theo kháng chiến”, “Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên”, “đường xuôi về biển”, “Đường vô Nam/ Đường đi đánh giặc”, “Đường tiến công ào ào chiến dịch”, “Đường rực rỡ/ Hương bay xa/ Thơm ngát”, “Đường lên hạnh phúc gian nan”. Và đường sang nước bạn “Qua Liễu Châu” đến Ba Lan “Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn”. Thơ Thanh Thảo cũng hiện lên những con đường, con đường của người lính ra trận trong những tháng năm gay go ác liệt, phải “xé ngực mở con đường”. Con đường chưa thênh thang mà mới chỉ là lối mòn, lối mòn dẫn ra chiến trường “Lối mòn như sợi chỉ giăng/ Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân”. Những dấu chân để lại “cho người sau biết đường ra chiến trường”. Đó là những con đường giao liên, không phải “những con đường mở sẵn”, những đường xuồng trong đêm “Đó là con đường mở ra nhanh hơn ý nghĩ/ Rồi vụt khép im lìm”. Cùng là con đường, nhưng hai nhà thơ với hai tư thế, hai cách cảm nhận và ý nghĩa biểu tượng được chuyển dịch theo ý thức, trí tưởng tượng và tinh thần của mỗi cá nhân sáng tạo. Gắn với con đường là đất. Đất trong thơ Nguyễn Đức Mậu đầy liên tưởng, cảm xúc và mở rộng với những lớp nghĩa biểu tượng: Đất phẫn nộ ném lên trời trăm tiếng nổ Đất rung nghiêng ngả cây rừng Đất cười nói, đất phập phồng ca hát Đất bồng bế chúng tôi trong chiếc nôi êm Đất nằm ngủ như cuộc đời rất thực. (Đất) Đất được hình dung là một con người luôn trăn trở, suy nghĩ với những nỗi đau hi sinh thầm lặng và gợi mở một tương lai mới “Máu người lính ướt đầm ngực đất” (Chân dung II), “Da thịt người vá lành da thịt đất” (Gửi sư đoàn cũ), “Đất khắc khoải/ Con người cần phải sống” (Trường ca sư đoàn), “Vốc nắm đất lên vò nhàu lá cỏ tươi/ Tôi choáng ngợp trước luống cày mới mở” (Cảm xúc mùa cày). Hướng lên bầu trời, vẫn cái không gian đất nước chiến tranh, thực và mộng được liên kết thành biểu tượng: Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật). Bom nổ “Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ”. Và vầng trăng. Đấy là “vầng trăng Đất nước/ Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao”. Đầu súng trăng treo (Chính Hữu), bầu trời vuông (Nguyễn Duy), Khoảng trời - hố bom(Lâm Thị Mỹ Dạ). Biểu tượng sao trong thơ Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường… Sao trong thơ Chế Lan Viên là Sao chiến thắng, “Sao thức canh đêm, bể biếc reo mừng”, “Sao chín vàng như thóc giống”, “Sao sáng ngời vũ khí lòng ta”, “Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời/ Hứa một Mùa Gặt Lớn ngày mai”. Còn sao của Hoàng Phủ Ngọc Tường là Bài ca sao, là tình yêu nồng nàn khắc khoải “Một đời anh đăm đăm”, là đêm hành quân Ngủ dưới sao, trò chuyện với ngàn sao “Sao Hôm mọc là giờ chiến đấu… Mẹ dòm sao hé cửa đợi con về”, “Đêm hành quân tôi nghe tự trời cao/ Đất nước thì thầm trong tiếng hát những vì sao”. Tính đa nghĩa của biểu tượng gợi ra những liên tưởng, đoán định mà phần mờ, khuất của biểu tượng vẫn còn chấp chới không định hình. Mặt đất, bầu trời với bao nhiêu biến cố của đất nước một thời không bình yên và như vậy cũng có bao nhiêu biến cố đối với mỗi cá nhân, mỗi thân phận. Từ những hoàn cảnh, vị thế xã hội khác nhau, các nhà thơ bằng cách sống, trải nghiệm của riêng mình tạo ra những hình tượng mang tính biểu tượng. Biểu tượng rượu trong thơ Hoàng Trung Thông biến hóa, mà ở đấy hiện lên đời sống tình cảm, suy tư thế sự, có khi trầm uất về đời về người. “Tôi muốn uống rượu trong/ Lại phải uống rượu đục/ Chao! Sông cũng như người/ Có khúc và có lúc” (Tứ tuyệt), có khi là tình bạn “Thế rồi ta cất chén cùng tri âm/ Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm/ Một mình ta mời trăng mời bạn/ Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm”, nhớ bạn ở cõi xa xăm “Bạn uống rượu lòng ta không thể chán/ Ta thương ta, thương người xa thương thầm” (Mời trăng). Trong số rất nhiều những biểu tượng tâm trạng, chúng ta chú ý tới những biểu tượng màu sắc. Biểu tượng màu tím hoa sim“tím chiều hoang biền biệt” trong thơ Hữu Loan, biểu tượng màu đỏ, “cuộc chia ly màu đỏ”, “như không hề có cuộc chia ly” trong thơ Nguyễn Mỹ, khởi nguyên từ màu đỏ cây lá nhạn lai hồng. Nhìn chung màu đỏ được quan niệm phổ biến chung nhất là biểu tượng cơ bản của bản nguyên sống, là sức mạnh cổ vũ, kích thích hoạt động hướng tới hi vọng, tương lai. Trong thơ Lưu Quang Vũ, biểu tượng cúc vàng có khi là nỗi nhớ “Hoa cúc vàng/ Nỗi nhớ của hoàng hôn” (Lá thu), nỗi chờ mong hạnh phúc “Biết ơn em, em từ miền gió cát/ Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng” (… Và anh tồn tại), có khi là biểu tượng của bình yên “Nơi ấy em về mưa sẽ tạnh/ Hoa cúc nở vàng trên cánh tay” (Không đề). Hoa hồng, loài hoa của tình yêu. Ở châu Âu, nó là mẫu gốc của tâm hồn và hình dáng, hương thơm và sắc đẹp. Trong thơ Lưu Quang Vũ, hoa hồng cũng là biểu tượng của tình yêu với nhiều sắc thái: “Lung linh hoa hồng nở giữa hoàng hôn” (Bài thơ khó hiểu về em), “Làm run rẩy hoa hồng trên ngực nắng” (Có những lúc), có khi là hồi ức một thời tươi đẹp “Ôm em trong vạt áo/ Như hoa hồng ngày xưa” (Người đàn bà không có tên II), có khi gắn với những xót xa “Hoa hồng rụng trên bàn như máu ứa” (Cầu nguyện)… Tất cả là tình yêu, tình yêu trong muôn mặt biến ảo của nó. Một loài hoa gắn với cuộc sống đồng quê, mùa màng, tươi đẹp trở đi trở lại trong thơ Lưu Quang Vũ như một biểu tượng của tuổi thơ trong sáng “là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt”, gợi về một thời khắc không thể nào quên “Mẹ sinh con vào cuối mùa hoa gạo” (Thôn Chu Hưng), “Tháng giêng hoa gạo nở… Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi!” (Đất nước, đàn bầu). Và vẫn là bông hoa mang dáng dấp người yêu “Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ” (Từ biệt). Trong thơ Việt Nam, thơ Lưu Quang Vũ thuộc loại nhiều biểu tượng, thể hiện tâm trạng bằng biểu tượng. Loại biểu tượng tâm trạng khúc xạ các tương quan giữa cuộc đời cá thể và xã hội, giữa số phận cá nhân và cộng đồng, giữa khát khao mơ ước và hiện thực… và chồng chéo những tương quan khác. Ngoài những loại hoa tiêu biểu nói trên, thơ Lưu Quang Vũ còn có 42 loại hoa khác như những nỗi niềm trắc ẩn: hoa huệ, hoa cẩm chướng, hoa tầm xuân… Những bông hoa đồng nội dịu dàng khiêm nhường: hoa muống, hoa cà, hoa cải, hoa bìm, hoa súng, hoa cỏ may… Những bông hoa của làng quê thân thuộc: hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu, hoa bưởi, hoa mận. Có loại hoa ít được biết đến: hoa dương, hoa kim phượng. Có hoa dại, hoa rừng. Có hoa kỉ niệm: hoa tuổi thơ… Từ thế giới hoa đầy hương thơm, màu sắc rất nhiều biểu tượng bừng tỏa ra. Có thể nói, các biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ luôn đồng hành với tâm trạng nhà thơ, kinh nghiệm sống được thể hiện trong thơ và những biểu tượng đó là sự hóa thân những kinh nghiệm sống. Những biểu tượng mưa, gió, lửa cũng không ngoại lệ. Mưa, gió, lửa là những biểu tượng văn hóa rất phổ biến ở nhiều quốc gia, cư dân, tôn giáo. Mưa được coi là phúc lành của trời làm cho đất sinh sôi, phì nhiêu, màu mỡ và làm hồi sinh vạn vật. Mưa như một “biểu tượng mệnh chủ” trong thơ Lưu Quang Vũ (Vũ có nghĩa là mưa). Hình ảnh mưa xuất hiện dày đặc. Mưa - sự trôi chảy của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo được. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai nhạt nhòa, không xác định. Mưa làm cho không gian xám lạnh, tâm trạng phấp phỏng, lo âu. . nén (tiềm thức) và tinh thần (siêu thức) hình thành hình tượng và từ đó tỏa ra biểu tượng. Biểu tượng con nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư, biểu tượng con hổtrong thơ Thế Lữ, biểu tượng trầu -. trắng - tơ vàng trong thơ Nguyễn Bính, biểu tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng biển trong thơ Xuân Diệu, biểu tượng rượu trong thơ Hoàng Trung Thông, biểu tượng cọ trong thơ Ngô Văn. Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ Ý nghĩa biểu tượng lửa lại được mở rộng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Lửa mang một giá trị thẩm mỹ phong phú, tượng trưng cho ánh sáng, sự sống.

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w