1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NẠN KIÊU BINH THỜI LÊ-TRỊNH _2 ppsx

5 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NẠN KIÊU BINH THỜI LÊ-TRỊNH Nạn kiêu binh hay loạn kiêu binh là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ, cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra và làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên, thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát. Lịch sử thời Lê - Trịnh, có một sự kiện rất đáng chú ý, đó là sự hiện diện của lính tam phủ. Sách Việt sử tân biên quyển 3, giải thích như sau: Buổi ấy, nhà Lê dấy lên từ Thanh Hóa, trong lúc này nhà Mạc hãy còn làm chủ miền Bắc, kể từ trấn Sơn Nam trở ra. Nhà Lê muốn khôi phục, tất nhiên phải tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Sau này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh, nhất binh; và được vua chúa tin dùng làm quân túc vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu binh.[1] Đề cập vấn đề này, sách Việt Nam sử lược có đoạn: Nguyên từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê Trung Hưng về sau, đất kinh kỳ chỉ dùng lính Thanh, lính Nghệ gọi là ưu binh để làm quân túc vệ. Những lính ấy thường hay cậy công làm nhiều điều trái phép. Năm Giáp Dần (1674) đời Trịnh Tạc, lính tam phủ tức là lính Thanh, lính Nghệ đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ. Năm Tân Dậu (1741) quân ưu binh lại phá nhà và chực giết quan Tham Tụng Nguyễn Quý Cảnh. Những lúc quân ưu binh làm loạn như vậy, tuy nhà chúa có bắt những đứa thủ xướng làm tội nhưng chúng đã quen thói, về sau hễ hơi có điều gì bất bình, thì lại nổi lên làm loạn.[2] Tuy nhiên kiêu binh thật sự trở thành quốc nạn, kể từ tháng 10 năm Nhâm Dần (1782), tức lúc lính tam phủ tôn Trịnh Khải lên ngôi chúa và kết thúc vào khoảng tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), là lúc Nguyễn Huệ dẫn quân ra bình Bắc Hà. Trong khoảng thời gian dài này, có hai lần lính tam phủ hoành hành rất dữ, vì cậy công. 1. Cậy công tôn phò chúa Sách Việt Nam sử lược chép: Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa. Bấy giờ có tên biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng[3], người Nghệ An, đứng lên làm đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa. Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho quân tam phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được [2] Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, là người đương thời, kể: (Sau khi tôn Trịnh Khải) quân lính cậy có công đòi hỏi những mối lợi nơi điếm tuần, bến đò, đầm hồ, gò bãi, cửa ải, chợ búa Dân chúng khổ sở vì sự quấy nhiễu hà khắc của chúng, mối hận thấm cốt cốt tủy. Từ đấy, lính với dân coi nhau như kẻ thù. Triều đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần phòng trong kinh kỳ, dò xét quân lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét xử.[4] 2. Cậy công tôn phò thái tử Trước đây (1782), sau khi giết chết Quận Huy, quân tam phủ đã mở ngục rước ba con của Lê Duy Vĩ là Lê Duy Khiêm (sau này là vua Lê Chiêu Thống), Lê Duy Trù và Lê Duy Chi về cung. Nghe tin Duy Khiêm được thả, Trịnh thái phi Nguyễn Thị (mẹ Trịnh Sâm) vốn ủng hộ Lê Duy Cận (chú ruột của Khiêm), sợ Duy Khiêm về sẽ tranh ngôi thái tử, nên sai hoạn quan là Liêm Tăng (không rõ họ) đến bắt ép Duy Khiêm sang chầu, để toan bí mật giết chết. Duy Khiêm từ chối không được, phải khóc mà đi. Dọc đường, quân tuần sát ngăn lại. Rõ chuyện, họ la hét ầm ĩ, yêu cầu tra cứu người lập mưu làm hại Duy Khiêm. Họ truy lùng tìm Liêm Tăng không được, ngờ là Duy Cận chủ mưu. Lúc ấy, Duy Cận đang chầu Trịnh thái phi, nghi trượng để ngoài cửa phủ đường, quân sĩ kéo đến đập phá tan nát. Duy Cận sợ quá, phải thay đổi quần áo lẻn về cung. Chúa Trịnh Khải biết việc này là do bà nội mình gây ra, bèn dụ quân sĩ thôi làm huyên náo, rồi xin nhà vua Lê Hiển Tông lập Duy Khiêm làm hoàng thái tôn, và bắt Duy Cận làm tờ biểu nhường ngôi thái tử. Tháng Giêng năm 1783, Lê Duy Khiêm, lúc ấy 18 tuổi, với cương vị là cháu trưởng, được ông nội lập làm hoàng thái tôn, còn chú là Duy Cận bị truất làm Sùng Nhượng Công. . NẠN KIÊU BINH THỜI LÊ-TRỊNH Nạn kiêu binh hay loạn kiêu binh là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam,. có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra và làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên, thì nạn kiêu binh này là một trong. hơi có điều gì bất bình, thì lại nổi lên làm loạn. [2] Tuy nhiên kiêu binh thật sự trở thành quốc nạn, kể từ tháng 10 năm Nhâm Dần (17 82) , tức lúc lính tam phủ tôn Trịnh Khải lên ngôi chúa

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w