Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền Ông muốn nhắc mình đừng bao giờ quên hai câu thơ chứa đựng cái chân lý bất hủ của vua Trần Nhân Tông: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá / Non sông nghìn thuở vững âu vàng). Nhưng giữa tình thế nguy ngập này, khi “cơn cuồng phong” của “bọn rợ Hồ lòng lang dạ sói mắt đỏ như máu” (Hồ sồ lang tâm nhãn như huyết - Hương Giang lão nhân từ) từ phương Tây ập đến không một sức nào cản nổi, liệu cái “âu vàng nghìn thuở” có còn vững được hay không? Nghĩ như thế thì đành phải nhìn thẳng vào hiện thực, không còn lý do gì để cưỡng lại; lời hỏi của Nguyễn Thượng Hiền ở đây lại vọng lên trống không, ngao ngán: “Chiêu lăng thạch mã kim an tại?” - Ngựa đá Chiêu lăng nay ở đâu cả rồi? (Trần cung hoài cổ). Trong số những bài thơ làm cuối thế kỷ XIX, ta để ý đến một bài thơ trường thiên: bài Hương Giang lão nhân từ (Lời ông già trên sông Hương). Đây là một tác phẩm hiếm có, gồm 53 câu thất ngôn, ghi lại cả một biến cố lịch sử: những ngày thất thủ kinh thành Huế mà nhà thơ tận mắt chứng kiến. Bắt đầu, Nguyễn Thượng Hiền phác qua tình hình gay go của chiến trận, ý chí kiên cường chống giữ của quân ta ở trong thành: Hắc phong quyển địa vân tằng tằng, Chiến sĩ trấp vạn câu ẩm băng. Phi tinh tẩu mã loạn như vị (Gió đen cuốn đất mây ùn ùn, Chiến sĩ muôn vạn người ai cũng lòng như lửa đốt. Sao bay lửa chạy, tán loạn như lông nhím ) Nhưng rồi một đêm kia, cửa thành phía Đông Nam bị vỡ. Thế là tất cả bỗng trở nên hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy: Tinh kỳ lạc lạc ủy nhai lộ, Lộ bàng chiến cốt ô tranh tụ. Hương Giang nhật tà thủy thao thao, Huyết tinh huân nhân bất khả tụ. (Cờ quạt lăn lóc bỏ lại khắp đường phố, Bên đường xương lính vạ vật, quạ xúm đến tranh giành nhau. Sông Hương lúc trời tà nước cuồn cuộn, Mùi máu tanh xông lên, người không thể qua được) Cũng trên đường chạy loạn vượt qua sông Hương, nhà thơ gặp được một ông lão chèo đò. Ông già vời khách lại và kể lể nỗi lòng. Là người từng sống trên con sông này lâu năm, ông đã nhìn thấy quang cảnh kinh đô trong những ngày xán lạn. Những ngày tưng bừng xa xưa đó, không bao giờ ông quên được. Qua lời kể của ông già, Nguyễn Thượng Hiền muốn làm sống lại cả một dĩ vãng mà rõ ràng nhà thơ dành hết niềm ưu ái: Bình Sơn, Trản Sơn giai khí chung, Duật vân cao bổng triêu dương hồng. Tằng thành cự khuyết trĩ thiên tế (Núi Trản non Bình khí tốt lồng, Mây lành bưng bổng mặt trời hồng. Đứng sững lưng trời thành quách lớn ) (Lê Thước, Vũ Đình Liên dịch) Nhưng dĩ vãng càng đẹp thì hiện tại lại càng muôn phần cay đắng. “Thành bền trăm lớp” đã bị bộ binh của giặc đánh “tan nát như bửa”. Thủy binh của chúng, sau nhiều năm tháng cũng đã vượt qua cửa Thuận “máu chảy theo sóng” mà “xông thẳng tới phá Tam Giang”. Và cái điều mà nhà thơ hãi hùng bậc nhất, phải xua tay “bảo ông già đừng lên tiếng” trong khi chính mình lại muốn thét to lên, là kể từ biến cố trọng đại này trở đi, trên khắp mọi miền chứ không còn sót một nơi nào nữa, đất nước đã phải khoác một bộ mặt khác hẳn. Tất cả, lầu son gác tía, đền đài xe ngựa những gì tượng trưng cho vẻ huy hoàng của một chế độ, không bao giờ còn thấy lại: Sơn hà phá toái bất khả thu, Tây phong lật liệt Nam phong nhu. Lạc nhật hồ già động cung khuyết, Hoàng trần bất kiến long môn lâu. (Non sông tan vỡ không cứu nổi, Gió Nam yếu hẳn gió Tây thổi. Bóng xế kèn Tây dậy kinh thành, Lầu rồng mờ mịt trong gió bụi) (Lê Thước, Vũ Đình Liên dịch) “Hoàng trần bất kiến long môn lâu” - Bụi vàng che khuất không thấy lầu rồng đâu nữa - một thủ pháp nghệ thuật dùng ẩn dụ cực đắt để bày tỏ sự chao động dữ dội của một niềm tin đang tắt - niềm tin vào khả năng vãn hồi lại cả một vương triều. Một ẩn dụ khác là anh con trai ông già chèo đò, một người lính can đảm, nơi dân chúng kinh đô gửi gắm niềm hy vọng: “Trai trẻ Tràng An đều biết tiếng”, thế mà con người đó cũng đã có cơ “bỏ thân nơi gai góc” trong mấy ngày vừa qua. Nhà thơ kết thúc tác phẩm bằng hình thức buông lửng, không có câu luận và câu kết, mà chỉ dùng hình ảnh tương phản của một cuộc rút lui trong truy đuổi - những hình ảnh hết sức động, nhằm báo hiệu một dự cảm lo lắng - bóng ngựa chạy vun vút, bóng quân lính giặc ồ ạt phía sau, và điểm vào đấy là tiếng pháo cấp tập: “Thập lý phi ai mã đề sinh / Tiền hữu xung pháo hậu truy binh”. Thủ pháp đối sánh hình tượng của Nguyễn Thượng Hiền ở nhiều đoạn thơ đã làm tăng thêm ấn tượng bàng hoàng, phẫn khích. Những cặp từ láy, từ đồng âm nối tiếp nhau trong suốt bài thơ: tằng tằng, lạc lạc, thao thao, huân nhân, nhiễu nhiễu, mãn nhãn, đãng dạng, phân phân, thi vi, hồ sồ, lật liệt, hoãng dạng, minh minh…; những cặp từ đối thanh trong từng câu: phi tinh/ tẩu hỏa;tằng thành/ cự khuyết; văn tê/ bạch lộc; tiền / hậu; xung pháo / truy binh… vừa như tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng đạn pháo, lại vừa như tiếng tim đập bồi hồi. Nhưng trong mỗi ý thơ toát ra như cũng có cái gì ngậm ngùi chịu đựng, là sự thừa nhận cái thế đã rồi của tấn thảm kịch. Trên ý nghĩa đó, bài thơ có một giá trị tượng trưng to lớn: cùng với những bài khác, nó là nét chấm phá đậm nhất vào “bức tranh đổ vỡ” của triều đại phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Và cũng là nét chấm phá thật sinh sắc, với nhiều nhân chứng sống. Ngòi bút của Nguyễn Thượng Hiền ở đây mang rất đậm phong cách “ấn tượng chủ nghĩa” . Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền Ông muốn nhắc mình đừng bao giờ quên hai câu thơ chứa đựng cái chân lý bất hủ của vua Trần. thủ kinh thành Huế mà nhà thơ tận mắt chứng kiến. Bắt đầu, Nguyễn Thượng Hiền phác qua tình hình gay go của chiến trận, ý chí kiên cường chống giữ của quân ta ở trong thành: Hắc phong quyển. đô trong những ngày xán lạn. Những ngày tưng bừng xa xưa đó, không bao giờ ông quên được. Qua lời kể của ông già, Nguyễn Thượng Hiền muốn làm sống lại cả một dĩ vãng mà rõ ràng nhà thơ dành