Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _3 ppt

5 240 1
Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi _3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi Nhưng bác học mà rất đỗi bình dân, thông thái mà vẫn dân dã – đó mới là đặc trưng phong cách của Phan Khôi. Đặc điểm này không phải tự nhiên mà có. Xét ra nó xuất phát từ bản chất tư tưởng của Phan Khôi. Ông từng dõng dạc tuyên bố: “Tôi chỉ là một viên tiểu tướng của đạo quân bình dân tư tưởng đi trước dẹp đường” (44) . Hướng về bình dân, kiên quyết đấu tranh cho quyền dân chủ của con người, của phụ nữ, Phan Khôi, vì thế, tuy uyên bác mà không thích nói giọng cao siêu, rất thông thái mà lại ghét ngôn ngữ hàn lâm, kinh viện. Ông muốn là một trí thức của bình dân, nói năng bằng ngôn ngữ của bình dân. Nhớ câu nói nổi tiếng của một nhà văn Pháp: “Cái gì đã hiểu được thấu đáo thì diễn đạt ra tất sáng sủa, rõ ràng”. Nguyên tắc phát ngôn của ông là, nói điều gì cũng “phải tra xét cho phân minh, có chứng cứ rành rành rồi sẽ nói” (45) . Văn phong của Phan Khôi sáng sủa là vì thế. Nhưng trong giới trí thức không phải ai cũng thích diễn đạt như vậy. Họ cho như thế là tầm thường hoá văn khoa học. Cho nên sự hiểu thấu điều mình nói phải cộng với tinh thần dân chủ và óc bình dân mới thực sự là cơ sở của phong cách Phan Khôi. Trong bài Giới thiệu và phê bình Thánh kinh báo, ông đã khen ngợi văn phong của tờ báo này theo tinh thần ấy: Văn chương “thật rõ, thật gọn mà lại dễ hiểu nữa, rất hiệp với cái lối bình dân văn học” (46) . Văn Phan Khôi nói chung sáng sủa, dễ hiểu, trước hết vì các khái niệm, các thuật ngữ đều được ông định nghĩa rõ ràng. Thuyết chính danh và luận lý học yêu cầu như vậy: “theo tam đoạn luận thì phải xét rõ mạng đề (proposition). Muốn xét rõ mạng đề phải biện từng danh từ (terme) cho rành rẽ. Vậy bước đầu lôgích là tế nhận danh từ, bước này sai là hỏng hết” (47) . Ông thường dùng những ví dụ cụ thể lấy trong đời sống thông thường để định nghĩa các thuật ngữ, giải thích các quy luật, làm cho các vấn đề trừu tượng trở nên dễ hiểu lại không khắc khổ, khô khan. Chẳng hạn giải thích luật “tự đồng” (loi d’identité) của luận lý học, ông lấy cái căn cước (chứng minh thư) ta vẫn dùng để minh hoạ. Cái thẻ căn cước có dán ảnh và ghi đặc điểm nhân dạng là đồng nhất với người cầm thẻ. Người cầm thẻ “tự đồng”với tấm thẻ (48) . Nói về hai chữ tiết trinh chỉ có từ thời phong kiến Tống nho, ông dẫn ra những truyền thuyết thời viễn cổ còn theo chế độ mẫu hệ, đàn bà rất tự do, con đẻ ra chỉ biết mẹ, không biết cha. Như bà Giản Địch nuốt trứng chim đẻ ra ông Khiết, bà Khương Nguyên đạp dấu chân đẻ ra ông Tắc – “Thánh nhân vô phụ, cảm nhiên nhi sinh” (Thánh nhân không có cha, cảm trời mà sinh ra) (49) . Để giải thích chế độ gia đình phong kiến hết sức bất công, thậm chí bất nhân bất nghĩa đối với phụ nữ, ông kể chuyện thật trong gia đình mình (“Chuyện bà cố tôi”). Bà cố của ông có công rất lớn, đã gây dựng được cả một cơ nghiệp làm vẻ vang cho dòng họ nhà chồng. Vậy mà chỉ vì chồng chết, cải giá, mà bị xoá sạch mọi quyền lợi, khi chết không được chôn ở đất công của làng, không được họ nhà chồng (cũ) thờ cúng (50) . Ông có những cách so sánh ví von vừa làm sáng tỏ vấn đề, vừa có giá trị châm biếm rất sâu sắc. Thí dụ : Đương thời, giới trí thức Tây học làm văn tiếng Pháp thì rất nghiêm chỉnh, không dám viết sai các qui tắc văn phạm. Nhưng khi viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) thì rất tuỳ tiện, rất ẩu, tỏ ra khinh thường tiếng mẹ đẻ, thiếu tự trọng khi viết tiếng mẹ đẻ. Ông ví với những anh làm bồi cho Tây: dọn dẹp nhà cửa cho chủ Tây thì chu đáo, sạch sẽ, nhưng khi về nhà với vợ thì sống luộm thuộm, dơ dáy, đúng là “đầu óc nô lệ” (51) , v.v Có những cách ví von vừa chính xác vừa sinh động, lại rất vui. Chẳng hạn, văn phê bình là thể văn rất mới ở nước ta, ông ví như cô dâu mới về nhà chồng. Giới thiệu tập sách phê bình văn học đầu tiên ở nước ta là cuốn Phê bình và Cảo luận của Thiếu Sơn, ông mở đầu rất vui: “Mạnh dạn mà bước ra đi! Ai nấy đương ước ao thấy mặt; đắc ý hòng chết, còn làm hạnh nữa! Sau mấy lời nói trửng với cô dâu bên trong cửa đó, ra tới trung đường, người dẫn dâu đứng thiệt chững, cúi đầu trước mặt công chúng, nói lớn lên rằng: Thưa hai họ, dâu ra mừng họ đây!” (52) . Đọc Phan Khôi, thấy không có sự phân biệt giữa bậc học giả, nhà trí thức với bình dân. Ông hay dùng thành ngữ, tục ngữ rất quen thuộc với dân gian: “cơm vua ngày trời”, “nhổ bậy phun càn”, “có ghẻ thì né ruồi”, “ông ăn chả, bà ăn nem”, “no ăn mất ngon, giận nói mất khôn”, “nói chơi không biết, nói thiệt không hay”, “già chơi trống bỏi”, “hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, v.v… Ông dùng khẩu ngữ một cách rất phóng túng, thoải mái : vốn rất ghét lối viết rắc rối, tù mù, khó hiểu, ông viết “đọc mà thấy những chỗ ấy, làm cho tôi tức đà muốn chết” (Bàn về việc dịch sách Phật) (53) ; Trong bài Đồ đàn ông voi xé, ông viết: “Chưa có nữ quyền mà còn như vậy thay, huống chi một mai có nữ quyền thì đám “thị mẹt” còn lộng cho đến đâu nữa”, “ở xứ này có mốc xì chi là cái nữ quyền đâu” (54) ; Trong bài Muốn làm dân Annam, ông pha cả tiếng Tây bồi: “Thôi từ nay mình hãy nghe lời ông bạn Lang sa kia mà an phận làm “Xí-toà-dên” (Citoyen nói theo giọng Tây bồi, − N.Đ.M)Annam chơi cũng sung sướng chán” (Muốn làm dân Annam) (55) , v.v… Ông lẩy Kiều rất vui: “Ấy ngu xuẩn hay không ngu xuẩn, hãy để cho người ta nói hết đã mà! Cụ Nguyễn Du đã bảo rằng: “Dễ cho thưa hết một lời đã nao” (Annam ta vốn bị người Tàu cai trị) (56) . Ông nhại Kiều rất tếu: “Việc đời đã tắt lửa lò, còn rê cây quạt mà mò giỏ than” (Quyền lợi của kẻ già) (57) . Ông còn nghĩ ra những cách diễn đạt rất nghịch. Thí dụ, đàn bà chửa ông gọi là “trung hưng khúc giữa” (Con mình và con người) (58) . Cách ăn nói như thế đã phá tan sự ngăn cách giữa văn và đời. Người viết cứ như trò chuyện trực tiếp với độc giả bằng một thứ ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, vui vẻ và thân mật. Ông nói đúng: “Lập nghiêm ai dám lại gần (…) cứ giữ mực khăn đen áo rộng quá thì nhiều khi làm cho kẻ đọc mình phải chán” (Cái địa vị khôi hài trong đàn văn học) (59) . * Phan Khôi tuy là một nhà tư tưởng, một nhà văn hoá lớn, nhưng cho đến nay chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mực. Một phần vì cái án Nhân văn khiến người ta phải né tránh, một phần vì ông chủ yếu là một nhà báo (ông có làm thơ, viết truyện nhưng ít và không nổi lắm), mà giới nghiên cứu của ta lâu nay trọng nhà văn, thích viết về nhà văn hơn là về nhà báo. Thực ra, sự nghiệp của ông tuy chủ yếu không phải sáng tác văn chương, nhưng hàng trăm bài nghị luận, bút chiến của ông với một phong cách mạnh mẽ, đầy ấn tượng trong giai đoạn giao thời, đã tạo tiền đề tư tưởng cần thiết cho các cuộc cách tân hiện đại hoá của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, như xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và phong trào “thơ mới”… Ông nói đúng, “Muốn duy tân cải cách thì phải bắt từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước” (60) . Ông cũng là một trong những người khai sinh ra thể văn phê bình văn học ở nước ta, một thể văn không thể thiếu vắng trong một nền văn học thật sự hiện đại . Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan Khôi Nhưng bác học mà rất đỗi bình dân, thông thái mà vẫn dân dã – đó mới là đặc trưng phong cách của Phan Khôi. Đặc điểm. dân chủ và óc bình dân mới thực sự là cơ sở của phong cách Phan Khôi. Trong bài Giới thiệu và phê bình Thánh kinh báo, ông đã khen ngợi văn phong của tờ báo này theo tinh thần ấy: Văn chương. cứu của ta lâu nay trọng nhà văn, thích viết về nhà văn hơn là về nhà báo. Thực ra, sự nghiệp của ông tuy chủ yếu không phải sáng tác văn chương, nhưng hàng trăm bài nghị luận, bút chiến của

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan