Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
33,88 KB
Nội dung
Cơsởlýluậntổngquátcủaphântíchtàichínhdoanhnghiệp 1.1 Doanhnghiệp và vai trò của quản trị tàichínhdoanhnghiệp 1.1.1 Doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường Doanhnghiệp được hiểu như sau: là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Luật Doanhnghiệp được quốc hội nước ta thông qua ngày 12/ 06/1999 và chính thức áp dụng vào ngày 1/ 1/ 2000 nêu rõ :Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, cótài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để tìm hiểu sâu hơn về doanhnghiệp cụ thể là hoạt động trong doanhnghiệp phải nắm rõ có bao nhiêu loại hình doanhnghiệp đang tồn tại gắn với nền kinh tế thị trường, và để đứng vững trong nền kinh tế thị trường luôn đi kèm với quy luật đào thải khắc nghiệt thì mỗi doanhnghiệp cần có những phương hướng gì khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay theo hình thưc pháp lýcó các loại hình doanhnghiệp sau: doanhnghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanhnghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanhnghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài ( gồm doanhnghiệp liên doanh, doanhnghiệpcó 100% vốn đầu tư nước ngoài ). Do không có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nên chuyên đề chỉ nêu các phương hướng chung nhất cho tất cả các loại hình doanhnghiệp khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh. Đó là ba câu hỏi mà nhà quản trị doanhnghiệp phải trả lời : - Một là : Nên đầu tư vào sản xuất sản phẩm gì ? Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn củadoanhnghiệp - Hai là : Sản xuất ra sản phẩm nhằm phục vụ những đối tượng nào ? - Ba là : Tổ chức quản lý sản xuất như thế nào để hoạt động trong doanhnghiệp đi đúng quỹ đạo đã được vạch ra ? Ba câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanhnghiệpcó thể thu được lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí tối thiểu. Muốn vậy doanhnghiệp cần phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình bởi vì cơ chế quản lý lỏng lẻo, không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanhnghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, sản phẩm củadoanhnghiệp thiếu tính cạnh tranh làm cho quá trình tiêu thụ bị đình trệ nên không thanh toán được các khoản nợ, và dẫn tới kết cục tất yếu là phá sản. Mặc dù hoạt động trong doanhnghiệp rất đa dạng và còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh nhưng đều có một điểm chung lớn trong quá trình hoạt động sản xuất ở tất cả các đơn vị là đều phải diễn ra hoạt động tàichính và hoạt động này được điều khiển trực tiếp bởi bộ phận quản trị tàichínhdoanh nghiệp. Vậy khi doanhnghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì bộ phận này có chức năng gì, phải thực hiện những nhiệm vụ gì, hiệu quả sản xuất kinh doanhcủadoanhnghiệp gắn với công tác này như thế nào ? 1.1.2 Khái quát về quản trị tàichínhdoanhnghiệp Để có hiểu biết khái quát về quản trị tàichínhdoanhnghiệp phải có được những khái niệm cơ bản theo hệ thống dưới đây. 1.1.2.1 TàichínhdoanhnghiệpTàichínhdoanhnghiệp là một khâu của hệ thống tàichính trong nền kinh tế quốc dân, nó là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Tàichínhdoanhnghiệpcó nhiệm vụ là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động củadoanhnghiệp bởi vì tiền đề cần thiết để mỗi doanhnghiệpcó thể tiến hành hoạt động kinh doanh là phải có một lượng tiền tệ nhất định thì doanhnghiệp mới thực hiện được mục tiêu đã vạch ra. Các hoạt động liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tàichínhcủadoanhnghiệp Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ củadoanhnghiệp như quan hệ giữa doanhnghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanhnghiệp với các chủ thể kinh tế, quan hệ trong nội bộ doanhnghiệp hợp thành quan hệ tàichínhcủadoanh nghiệp. 1.1.2.2 Quản trị tàichínhdoanh nghiệp, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp. a. Quản trị tàichínhdoanhnghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động củadoanh nghiệp: tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị củadoanhnghiệp và khả năng cạnh tranh củadoanhnghiệp trên thị trường. b. Nội dung chủ yếu của quản trị tàichínhdoanhnghiệp : - Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kết quả kinh doanh. - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động củadoanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán cuảdoanh nghiệp. - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ củadoanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra kiểm soát, thường xuyên đối với tình hình hoạt động củadoanhnghiệp và thực hiện tốt việc phântíchtài chính. - Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính. c. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị tàichínhdoanhnghiệp thường là: hình thức pháp lýcủa tổ chức doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành kinh doanh ( tính chất ngành kinh doanh, thời vụ, chu kỳ sản xuất ); môi trường kinh doanh ( sự ổn định của nền kinh tế, ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế, sự canh tranh trên thị trường và tiến bộ công nghệ ). 1.1.2.3 Vai trò của quản trị tàichínhdoanhnghiệp Hoạt động kinh doanhcủadoanhnghiệp thành công hay thất bại là do công tác quản trị tàichínhdoanhnghiệp bởi vì quản trị tàichínhcó quan hệ chặt chẽ với quản trị doanhnghiệp hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều đều dựa vào kết quả rút ra từ đánh giá về mặt tàichính trong quản trị doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của quản trị tàichính trong doanhnghiệp là gì ? - Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động củadoanhnghiệp trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy đọng vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanhcủadoanhnghiệp đảm bảo cho doanhnghiệp hoạt động nhịp nhàng với chi phí huy động thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như huy động số vốn tối đa hiện có nhằm giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm được nhu cầu vay vốn, giảm được khoản tiền tră lãi vay . Ngoài ra hình thành, sử dụng tốt các quỹ , áp dụng các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủadoanhnghiệp để từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh và có những quyết định điều chỉnh kịp thời. Qua các khái niệm đã được nhận định ỏ trên ta đã thấy được chức năng, nhiệm vụ, nội dung chủ yếu cũng như vai trò của quản trị tàichínhdoanh nghiệp. Đây không chỉ là một môn khoa học đơn thuần, mà còn là một môn nghệ thuật đòi hỏi các nhà quản trị tàichính phải nhạy bén với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu trên các nhà quản trị tàichính còn phải có kỹ năng nghiệp vụ đánh giá tình hình tàichínhcủadoanhnghiệp trước trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua công tác phântích hoạt động tàichính trong doanhnghiệp mà theo Josetle Payrard_ một nhà kinh tế học đã nói như sau : “Phân tíchtàichínhcó thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tàichính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho việc quyết định quản trị và đánh giá doanhnghiệp một cách chính xác”. Vậy tầm quan trọng củaphântíchtàichính đến đâu ? để phântíchtàichínhdoanhnghiệp cần thực hiện những thao tác gì? các kỹ năng chủ yếu được sử dụng khi tiến hành phântích là gì ? 1.2 Tầm quan trọng củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp 1.2.1 Phântíchtàichính và sự cần thiết củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp 1.2.1.1 PhântíchtàichínhPhântíchtàichính là hoạt động nghiên cứu, đánh giá sự chuyển dịch biến đổi các luồng tàichính cùng với ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh. Thông qua phântíchtàichính cho phép doanhnghiệp đánh giá được toàn bộ tình hình tàichính và hoạt động kinh doanhcủadoanh nghiệp. 1.2.1.2 Sự cần thiết củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp Đối với doanhnghiệpcó rất nhiều người quan tâm tới tình hình tàichínhcủadoanh nghiệp. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích khác nhau mà họ quan tâm tới tình hình tàichính ở góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm tới khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận tối đa củadoanh nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai cần thông tin tàichính là doanhnghiệp cung cấp đầy đủ cho họ mà phaỉ dựa trên các mối quan hệ với doanhnghiệp và mục đích của những người sử dụng thông tin đó. Vì vậy, vai trò củaphântíchtàichính là rất quan trọng đối với : Các nhà quản lý Các nhà quản lýdoanhnghiệp rất quan tâm tới tình hình phântíchtàichính vì phântích thường xuyên sẽ : - Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro, tàichínhdoanh nghiệp. - Định hướng quyết định của ban giám đốc cũng như giám đốc tài chính: Quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần. - Là cơsở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt. - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư bao gồm những người có vốn nhưng chưa đầu tư, đang có nhu cầu sử dụng vốn như mua cổ phiếu hay trái phiếu công ty, các cá nhân tổ chức, hoặc các cổ đông hiện tại đang đầu tư vốn vào công ty. Thu nhập củacổ đông là thu nhập cổ phiếu, tiền lợi tức cổ phiếu và giá trị tăng thêm (chênh lệch giá mua - bán) của vốn đầu tư do biến động giá trên thị trường, hay yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vọng củadoanh nghiệp. Trong thực tế các nhà đầu tư thường tiến hàng đánh giá khả năng sinh lời của công ty, triển vọng của công ty trong tương lai từ đó quyết định họ nên mua thêm hay bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ? Để trả lời được câu hỏi trên thì các cổ đông thường dựa vào kết quả phântíchtàichínhcủa các chuyên gia phân tích. Người cho vay. Các nhà đầu tư tàichính cho doanhnghiệp rất cần nắm bắt được tiềm năng củadoanhnghiệp thông qua sự phântíchtàichính cho phép họ trả lời những câu hỏi: “Liệu cho doanhnghiệp vay có những rủi ro gì xảy ra?”, “ Doanhnghiệpcó khả năng trả nợ hay không ? ”, “ Thời gian có thể cho doanhnghiệp nợ ? ”. - Nếu là khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đến tài sản thế chấp và đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp. - Nếu khoản vay dài hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán và khả năng sinh lời củadoanhnghiệp mà việc hoàn trả gốc và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng này, bên cạnh những tài sản mà doanhnghiệp thế chấp. Cán bộ công nhân viên củadoanhnghiệp Khoản tiền lương nhận dược từ doanhnghiệp là nguồn thu nhập của những người hưởng lương. Vì vậy, cán bộ công nhân viên cũng rất quan tâm tới triển vọng phát triển cũng như khả năng tàichínhcủadoanh nghiệp. Họ cũng muốn biết tới xu thế phát triển, hiệu quả hoạt động sản xuất củadoanhnghiệp để có động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp. Công ty kiểm toán Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tàichínhdoanhnghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu được để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận hoặc sai sót củadoanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu, tầm quan trọng củaphântíchtàichính 1.2.2.1 Mục tiêu củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp Do phântíchtàichínhdoanhnghiệp là để cung cấp thông tin hữu dụng trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh và kinh tế . Vì vậy, mục tiêu chủ yếu củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp là: Thứ nhất là : cung cấp đầy đủ các thông tin có ích cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tàichính khác nhằm giúp họ có được quyết định đúng đắn khi muốn đầu tư, cho vay . Ngoài ra, qua thông tin được cung cấp người sử dụng thông tin sẽ đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào ra, tình hình sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán củadoanh nghiệp. Thứ hai là: Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ , kết quả của quá trình, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ củadoanh nghiệp. Ba là : cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng cương vị quản lýcủa người quản lý như thế nào đối với doanhnghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng củadoanhnghiệp đã được giao. Chính điều này đòi hỏi trách nhiệm của người quản lý về quản lý, đảm bảo an toàn cho tiềm năng củadoanhnghiệp và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. 1.2.2.2 Tầm quan trọng củaphântíchtàichính Nền kinh tế thị trường đang diễn ra gay gắt và sôi động buộc các nhà quản trị doanhnghiệp phải có định hướng chiến lược mà muốn hoạch định chiến lược phải tiến hành phântíchtàichính bởi vì : Phântíchtàichínhdoanhnghiệp cho phép nhà quản trị doanhnghiệp đánh giá thường xuyên những mặt mạnh yếu về tình hình tàichính cũng như hoạt động kinh doanh như : khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vốn vật tư hàng hoá Ngoài ra phântíchtàichính là cơsở để ra các quyết định tàichínhcủadoanh nghiệp. Qua các kết quả sau quá trình phântích nhà quản trị doanhnghiệp sẽ biết được tồn tại, khó khăn đang vướng mắc và tìm cách khắc phục. Vậy hoạch định chiến lược và chiến thuật mà các nhà quản trị doanhnghiệp cần thực hiện phải được đưa ra sau khi có sự cân nhắc về mặt tài chính. Riêng đối với nhà quản lýtàichính sau khi phântíchtàichính sẽ đưa ra kế hoạch tàichính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả. 1.3. Nội dung chủ yếu củaphântíchtàichínhdoanhnghiệp Sau khi đánh giá khái quát tình hình tàichínhcủadoanh nghiệp, bộ phận quản trị doanhnghiệp thường tiến hành phântích theo hướng dưới đây : 1.3.1 Phântích khả năng thanh toán củadoanhnghiệp Để phântích đánh giá khả năng thanh toán và các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn thanh toán, người ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau 1.3.1.1 Hệ số thanh toán tổngquát Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa tổngtài sản củadoanhnghiệp đang quản lý sử dụng với tổngsố nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán tổngquát = Tổngtài sản /( Nợ ngắn hạn và dài hạn ) 1.3.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số này được tính bằng cách lấy tổngtài sản lưu động chia cho số nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp. Công thức như sau Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổngtài sản lưu động/ Số nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế nó cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp. 1.3.1.3 Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán củadoanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. Ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra bởi vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số này được xác định bằng công thức sau: Hệ số thanh toán nhanh =( Tổngtài sản lưu động- Hàng tồn kho)/( Số nợ ngắn hạn) 1.3.2.4 Hệ số thanh toán tức thời (hệ số vốn bằng tiền) Đây là hệ số đánh giá đánh giá sát sao hơn khả năng thanh toán củadoanh nghiệp. Công thức : Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các tài sản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn 1.3.2 Phântích tình hình nguồn vốn củadoanhnghiệpPhântích tình hình nguồn vốn củadoanhnghiệp được bộ phậntàichínhdoanhnghiệpphântích thông qua các hệ số kết cấu tàichính và đầu tư. 1.3.2.1 Hệ số kết cấu tàichính Các hệ số kết cấu tàichính thể hiện mức độ sử dụng nợ củadoanhnghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn, đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro tàichính mà doanhnghiệpcó khả năng gặp phải. a. Hệ số nợ : Hệ số này thể hiện tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn và xác định Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn b. Tỷ suất tự tài trợ : Được xác định như sau: Tỷ suất tự tài trợ = 1- hệ số nợ 1.3.2.2 Hệ số tình hình đầu tư a. Tỷ suất đầu tư :Là tỷ số giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổngtài sản củadoanh nghiệp. b. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Hệ số này cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu củadoanhnghiệp dùng để trang bị tài sản là bao nhiêu. Công thức : Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu / Giá trị tài sản cố định 1.3.3 Phântích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn Phântích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn củadoanhnghiệp thường thông qua kết quả biểu hiện của các hệ số hoạt động kinh doanh _ chúng có tác dụng đo lường năng lực việc quản lý và sử dụng số vốn hiện cócủadoanh nghiệp. Các hệ số đó là: 1.3.3.1 Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Công thức xác định: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân 1.3.3.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Công thức xác định: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày/ Số vòng quay hàng tồn kho bình quân 1.3.3.3 Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Công thức xác định: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Số dư bình quân các khoản phải thu 1.3.3.4 Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu. Công thức xác định: Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày/ Vòng quay các khoản phải thu 1.3.3.5 Vòng quay vốn lưu động:Phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định: Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân 1.3.3.6 Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định: Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 ngày/ Số vòng quay vốn lưu động 1.3.3.7 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức như sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân 1.3.3.8 Vòng quay toàn bộ vốn :Phản ánh vốn củadoanhnghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Công thức: Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Vốn sản xuất bình quân 1.3.4 Phântích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng phântích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơsở và công cụ của các nhà quản trị tàichính để hoạch định tàichính cho kỳ tới, bởi mục đích chínhcủa nó là trả lời cho câu hỏi vốn xuất phát từ đâu và được sở dụng vào việc gì? Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanhnghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này rất hữu ích với nhà đầu tư bởi vì họ muốn biết doanhnghiệp đã làm gì với số vốn của họ. Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn lập theo cách thức sau: - Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như làm giảm tài sản củadoanhnghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn. - Tăng tài sản củadoanh nghiệp, giảm các khoản nợ, và vốn chủ sở hữu được đưa vào cột sử dụng vốn. Nguyên tắc lập bảng kê như sau Bảng cân đối kế toán Nguồn vốn Tài sản Tính toán các thay đổi Sử dụng vốn Tăng tài sản Giảm nguồn vốn Diễn biến nguồn Tăng nguồn vốn Giảm tài sản [...]... những lýluận về phân tíchtàichínhdoanhnghiệp mà chỉ nêu lên những nhận định chung nhất là cơsở làm sáng tỏ vấn đề : Tầm quan trọng của phân tíchtàichínhdoanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung, và ý nghĩa của phântíchtàichính với việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủadoanhnghiệp nói riêng Hơn nữa, đi sâu nghiên cứu những hoạt động của phân tíchtàichínhdoanh nghiệp, chuyên đề... đề đã đưa ra những phương pháp, nội dung phântích thích hợp áp dụng chung cho mọi loại hình doanhnghiệp Nhưng để hiểu bản chất về phân tíchtàichínhdoanhnghiệp chương sau của đề tài sẽ nghiên cứu trực tiếp thực tế tình hình tàichínhcủa Nhà xuất bản Bản đồ- một doanhnghiệp Nhà nước trong thời kỳ 1999_2000 thông qua nội dung phântích và phương pháp phântích đã thống nhất ở trên ... quan hệ tương tác giữa các hệ sốtàichính Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanhnghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lýcủadoanh nghiệp, để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức , sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời củadoanhnghiệp người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phântích sự tác động đó DU PONT là công... đề tài chỉ tập trung phântích tình hình tàichính dựa trên phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ Sự kết hợp của cả hai phương pháp cho phép thấy rõ được thực chất hoạt động tàichính cũng như xu hướng biến động của các chỉ tiêu tàichính trong doanhnghiệp qua các giai đoạn khác nhau Kết luận chương : Chỉ trong giới hạn một chuyên đề tốt nghiệp, đề tài không thể nêu được hết những lýluận về phân. .. vốn chủ sở hữu: Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ Công thức như sau: Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Thực tế hoạt động phântíchtàichính trong doanhnghiệp không chỉ tiến hành phântích trên một số chỉ tiêu nhất định mà còn có sự kết hợp của nhiều kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, đặc điểm của ngành... xuất kinh doanh, đặc điểm của ngành nghề sản xuất, môi trường kinh doanh thì mức độ đánh giá mới cao và chính xác đồng thời tiến hành phântích trên một số phương pháp 1.4 Tài liệu, phương pháp phântích 1.4.1 Tài liệu phântích Để tiến hành phântíchtàichính người ta thường thu thập các thông tin phục vụ cho mục tiêu dự đoán tàichính Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, từ những... biến nguồn vốn Tổng 1.3.5 Tiền % Sử dụng vốn Tiền % 100% 100% Phântích khả năng sinh lời củadoanhnghiệp Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tàichính quan tâm Chúng là cơsở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tàichính trong tương... Tỷ suất doanh lợi doanh thu: thể hiện trong một đồng doanh thu doanhnghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận Công thức : Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần 1.3.5.2 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn:là Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận Công thức: Doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần/ Vốn sản xuất bình quân 1.3.5.3 Doanh lợi... tin giá trị đều giúp cho các nhà phântíchcó thể đưa ra nhận xét, kết luận tinh tế thích đáng Nhưng thông tin chủ yếu và có ý nghĩa lớn nhất lại nằm trong các tài liệu củadoanhnghiệp Đó là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một sốtài liệu có liên quan khác như sổ chi tiết , thẻ kho 1.4.2 Phương pháp phântích 1.4.2.1 Phương pháp so sánh... trong một kỳ của từng báo cáo tàichínhso với các kỳ khác + So sánh theo chiều ngang: đánh giá chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các kỳ 1.4.2.2 Phương pháp hệ số Hệ sốtàichính được tính bằng cách đem so trực tiếp (chia) một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác 1.4.2.3 Phương pháp phântích mối quan . Cơ sở lý luận tổng quát của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1 Doanh nghiệp và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Doanh nghiệp. hành phân tích là gì ? 1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp