Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC CÁCH MẠNG T8/1954 Bài học thứ nhất là sự nghiệp cách mạng phải do một đảng mác-xit tiên phong thật sự lãnh đạo, nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn cách mạng, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn trong giải quyết các vấn đề quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, như : - Quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. - Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. - Quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. - Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng Đảng và phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất. - Quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình thế giới đem lại Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền hay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng một chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Giành chính quyền luôn là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Nhưng không phải đợi đến khi phát động tổng khởi nghĩa toàn quốc thì Đảng Cộng sản Việt Nam mới đặt ra vấn đề giành chính quyền về tay nhân dân. Ngay từ tháng 5 - 1941, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với các hình thức và quy mô thích hợp, giành chính quyền từng bộ phận, thành lập và mở rộng các căn cứ địa cách mạng và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Trong đấu tranh giành chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của dân, do dân và vì dân. Bạo lực cách mạng được sử dụng ở Cách mạng Tháng Tám chính là sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, gắn kết hai hình thức đấu tranh là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng để tiến lên giành chính quyền. Từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức đúng và đầy đủ về sức mạnh to lớn của đông đảo quần chúng nhân dân, sớm đề ra đường lối chiến lược giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ, đáp ứng đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân là độc lập, tự do, người cày có ruộng. Chính vì thế Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Đây vừa là phương châm để vận động, tập hợp quần chúng, vừa là kết quả nếu thực hiện tốt phương châm đó. Thắng lợi to lớn và nhanh chóng của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã cho thấy, Đảng chúng tôi đã có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tổ chức để tập hợp quần chúng vào các đoàn thể yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (tháng 11- 1939), Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp - Nhật ở Đông Dương (tháng 11-1940), rồi đến Mặt trận Việt Minh (tháng 5-1941), như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc, làm cơ sở để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các công việc của cách mạng. Giành chính quyền đã khó nhưng việc củng cố, bảo vệ và xây dựng chính quyền còn khó khăn hơn. Để giữ vững chính quyền, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để vượt qua mọi khó khăn trong nước, đấu tranh thắng lợi trước thù trong giặc ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động nhân dân thực hiện tốt 3 nhiệm vụ cách mạng: chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính quyền cách mạng đã kịp thời ban hành các chính sách nhằm bồi dưỡng sức dân, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thi đua học chữ quốc ngữ, củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức đánh bại mọi âm mưu phản cách mạng, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh với kẻ thù và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết định chính xác và kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Bất cứ một cuộc cách mạng nào đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ. Chọn đúng thời cơ là một khoa học và một nghệ thuật. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc được thể hiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 năm 1945 "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi vào đêm ngày 13-8-1945 hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm đó để phát động Tổng khởi nghĩa là quyết định sáng suốt. Bởi vì khi đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng lúc này đã lôi kéo được cả những tầng lớp trung gian. Vào thời điểm này, quân Nhật đã bại trận, mất tinh thần cao độ, chính quyền tay sai tan rã và đã tỏ thái độ đầu hàng lực lượng cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng Giới Thạch và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương dưới danh nghĩa giải giáp vũ khí của quân đội Nhật. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân chúng tôi sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Do chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn mà ít phải đổ máu. Tuy nhiên, như trên đã nói, mặc dù có thuận lợi khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan mới là nguyên nhân quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử tuy đã lùi xa nhưng ý nghĩa lịch sử và giá trị những bài học của Cách mạng Tháng Tám cũng như thành quả 65 năm xây dựng đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vẫn mãi là hành trang, nguồn cổ vũ lớn lao để chúng tôi tiếp bước trên con đường xây dựng một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. . Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC CÁCH MẠNG T8/1954 Bài học thứ nhất là sự nghiệp cách mạng phải do một đảng mác-xit tiên phong thật sự lãnh đạo, nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn cách. biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước mới của dân, do dân và vì dân. Bạo lực cách mạng được sử dụng ở Cách mạng. của Cách mạng Tháng Tám. Đó là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử tuy đã lùi xa nhưng ý nghĩa lịch