1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập theo qiuan điểm triết học - 1 doc

7 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 139,18 KB

Nội dung

1 Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế Chương I: Hội nhập kinh tế một xu hướng tất yếu của nước ta trên con đường tiến lên CNXH 1. Xu hướng hội nhập thế giới xu hướng của thời đại: Như chúng ta đã biết, cách đây hàng nghìn năm đã có sự trao đổi hàng hoá trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, suốt thời gian dài dưới thời kì chiếm hữu nô lệ và thời kì phong kiến quan hệ trao đổi hàng hoá phát triển không đáng kể. Về mặt cơ bản, nền kinh tế của từng quốc gia vẫn mang tính tự cung tự cấp. Với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, quan hệ trao đổi hàng hoá đa có sự thay đổi về chất. Trong từng quốc gia, nền kinh tế với một thị trường thống nhất được hình thành, các loại hàng hoá và số lượng hàng hoá trao đổi được tăng lên rất nhiều, đặc biệt sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Chủng loại hàng hoá và số lượng hàng trao đổi giữa các quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng. Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì lượng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia càng lớn, chính vì vậy sự phụ thuộc về mặt kinh tế giữa các quốc gia càng chặt chẽ hơn. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người đang dùng khối óc vĩ đại mà tự nhiên ban cho để khám phá và chinh phục thế giới. Chính nhờ sự phát triển như vậy của khoa học kĩ thuật mà sự giao lưu giữa các nước, các cá nhân, các nhà kinh doanh với nhau trở nên dễ dàng. Các nước có thể học tập, trao đổi với nhau tạo nên sự đan xen đa chiều, vừa ảnh hưởng, vừa tuỳ thuộc vào nhau. Dần dần, trên thế giới hình thành một xu thế đó là: xu thế “Toàn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2 Cầu Hoá”. Hiện nay, xu thế này đang ngày càng lan rộng thu hút hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng là một thành viên trong ngôi nhà chung của thế giới nên cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy trên. Từ lâu nay, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rất rõ thái độ của chúng ta với “Toàn Cầu Hoá”: “ Việt Nam luôn ủng hộ quá trình hội nhập và hợp tác mọi bên cùng có lợi” Điều này đã được các nhà lãnh đạo Đảng ta khẳng định rất rõ ràng trong các kì đại hội. Việt Nam đã có tới 10 năm đổi mới và mở cửa để hội nhập và đang tiếp tục cố gắng để hoà nhập vào xu thế chung của thế giới. Từ 10 năm nay, Việt Nam không ngừng xây dựng đất nước vững mạnh và tăng tốc hội nhập để theo kịp các nước trên thế giới. Chúng ta đa có được một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn rất nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, nhân dân ta quyết một lòng xây dựng đất nước nhanh chóng trở thành một nước phát triển và hội nhập thật tốt. 2. ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này: Như các nhà lanh đạo của chúng ta đa khẳng định, Việt Nam luôn muốn hoà nhập thật tốt vào hội nhập thế giới. Nhưng làm sao vừa hội nhập cho thật tốt lại vừa đảm bảo được chủ quyền. Trên thực tế đa có rất nhiều bài học cay đắng của các nước đi trước, do hội nhập không đúng đa dẫn tới mất chủ quyền phụ thuộc vào bên ngoài. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi và các bạn hiểu rõ thêm về “Toàn Cầu Hoá” đồng thời biết được những bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bản tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về những thành tựu của nước ta đa thực hiện được và những bước đi sắp tới. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3 Chương II : Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến 1. Triết học Mac- LêNin: Triết học Mac- LêNin cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mac- LêNin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX do C.Mac và Ph.Ăngghen sáng lập ra. Sau đó, V.I.LêNin phát triển nó cao hơn. Triết học Mac- LeNin ra đời không phải chỉ do sự suy tư cá nhân, sự tưởng tượng của C.Mac và Ph.Ăngghen mà do những nguyên nhân kinh tế, xa hội và sự phát triển của nhân loại trước đó quy định. Triết học Mac- LêNin ra đời dựa trên 3 cơ sở cơ bản sau: (a) Cơ sở về kinh tế và xa hội: Vào những năm đầu của thế kỉ XIX các cuộc cách mạng công nghiệp đa đem lại cho các nước TBCN sự phát triển mạnh mẽ. Để nhận xét về điều này C.Mac đa nói: “ Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đa tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước cộng lại”. Sự phát triển ấy đa chứng minh tính chất tiến bộ của phương thức sản xuất TBCN hơn hẳn các chế độ khác trước đó. Tuy nhiên, sự phát triển đó ngày càng làm hằn sâu thêm sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và đứng lên đấu tranh giành quyền lợi. Chính vì vậy họ cần một thứ vũ khí lý luận sắc bén và triết học Mac- LêNin ra đời đa thoả man được yêu cầu đó. (b) Cơ sở lý luận: Triết học Mac- LêNin dựa trên phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật triệt để của Phoi-ơ-băc. Hai ông C.Mac và Ph.Ăngghen đa dựa và đó sáng lập ra phép biệnchứng duy vật. Các ông đa kế thừa và phát huy những Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4 mặt tích cực của Hêghen và Phoi-ơ -băc. Đồng thời, hai ông cũng dần dần bù đắp những thiếu sót. (c) Cơ sở khoa học tự nhiên: Do sự phát triển mạnh của KH-TN đa đánh đổ phương pháp tư duy đang thống trị lúc bấy giờ là: phương pháp siêu hình. Điều đó mở đường cho sự ra đời và phát triển của phép biệ chứng duy vật. Trong số các phát minh thì có 3 phát minh ảnh hưởng nhiều nhất tới sự ra đời của triết học Mac: + Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. + Học thuyết về cấu tạo tế bào. + Học thuyết về sự tiến hoá. 2. Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến 2.1 Liên hệ – Liên hệ phổ biến: Liên hệ: là sự quy đinh lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiên tượng với nhau. Liên hệ phổ biến: là những mố liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong TN, XH và cả tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát tồn tại thông qua các mối liên hệ đặc thù của sự vật hiện tượng, nó phản ánh tính đa dạng và đặc thù của thế giới. 2.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy chúng ta đặt ra hai câu hỏi: + Giữa chúng liệu có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 5 + Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại, thì nhân tố gì quy định sự liên hệ đó? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, các nhà triết học theo quan điểm biên chứng cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Khi trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo quan điểm biện chứng cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này các dự vật, các hiện tượng đa dạng trên thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng của con người cũng là một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan. Ngoài ra, theo quan điểm duy vật biên chứng còn thừa nhận tính đa dạng của sự liên hệ: có mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bên trong; có mối liên hệ thứ yếu và mối liên hệ chủ yếu Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động vầ phát triển của các sự vật hiện tượng. Trong đó, mối liên hệ bên trong giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vân động, phảttiển của sự vật. Mối kiên hệ bên ngoài, nói chung, không có ý nghĩa quyết định và thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng.Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Các mối liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Trong tính đa dạng của hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong tự nhiên, trong xa hội và tư duy con người, phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung mang tính phổ biến. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 6 2.3 Yêu cầu của nguyên lý phổ biến: 2.3.1 Quan điểm toàn diện: Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét nó: + Trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó. + Trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối kiên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá ngang nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật được thẻ hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát đẻ rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện khác với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện. Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau thế nhưng lại kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau của sự vật. Chính vì vậy hoàn toàn bất lực khi phải đưa ra một quyết sách đúng. Còn thuật nguỵ biện cũng để ý tới những mặt khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 7 không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. Cả hai đều đưa đến nhứng kết luận sai lầm. 2.3.2 Quan điểm lịch sử cụ thể: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong thời gian, không gian nhất định và mang dấu ấn của thời gian, không gian đó. Việc vận dụng quan điểm đó đòi hỏi phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể đa làm phải tính vấn đề, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực – cả khách quan và chủ quan – quy định những giải pháp, những phượng tiện để giải quyết vấn đế nảy sinh. 3. Vậy tại sao khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta phải dùng mối liên hệ phổ biến: Toàn cầu hoá và việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh là hai việc nhìn bề ngoài là hai việc tách biệt. Thế nhưng, chúng lại là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau. Chính vì vậy, muốn hiểu được chúng liên quan với nhau như thế nào thì chúng ta phải đi sâu vào nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu chúng ta không thể chỉ nhìn từ một phía mà cần có cái nhìn toàn diện. Như trong mối liên hệ phổ biến đa khẳng định, chúng ta phải nhìn vào cái bản chất nhất của sự vật. Mà giữa Toàn cầu hoá và việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ lại có mối liên hệ bản chất, cái này thúc đẩy giúp cái kia trở nên vững mạnh hơn. Nếu chúng ta không dùng mối liên hệ phổ biến để xem xét sẽ dễ dẫn đến chỉ nhìn thấy sự liên quan bên ngoài một cách sơ xài. Chương III: Toàn cầu hoá 1. Toàn cầu hoá kinh tế là gì? Những đặc điểm của toàn cầu hoá kinh tế: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . 1 Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế Chương I: Hội nhập kinh tế một xu hướng. khoa học về mối liên hệ phổ biến 1. Triết học Mac- LêNin: Triết học Mac- LêNin cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mac- LêNin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX do C.Mac và Ph.Ăngghen sáng lập ra hoà nhập thật tốt vào hội nhập thế giới. Nhưng làm sao vừa hội nhập cho thật tốt lại vừa đảm bảo được chủ quyền. Trên thực tế đa có rất nhiều bài học cay đắng của các nước đi trước, do hội nhập

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN