1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi_2 ppsx

5 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 188,32 KB

Nội dung

Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Với bản tính như vậy cho nên chị đã đến với cách mạng một cách tự giác và con đường từ một phụ nữ yêu nước bình thường để trở thành một người nổi tiếng về tài đánh giặc với tư tưởng "còn cái lai quần cũng đánh" đối với trường hợp chị cũng không đến nỗi khó cắt nghĩa. Nguyễn Thi không viết nhiều về những sự thật trần trụi chiến tranh nhưng âm hưởng của Người mẹ cầm súng vẫn là không khí của một đời sống khốc liệt và dữ dội. Truyền thống yêu nước của dân tộc đã được Nguyễn Thi đặt trong mối quan hệ giữa hiện tại với quá khứ và tương lai qua hình ảnh một cô bé đi ở đợ dám chống lại sự áp bức trước đây của chủ nhà và hình ảnh đứa con gái của chị Út Tịch "giống hệt mẹ nó hơn hai mươi năm về truớc" khi đeo khẩu súng quần vo quá gối tiễn mẹ đi dự Đại hội anh hùng hôm nay. Giữa hai hình ảnh này là hình ảnh một "người mẹ cầm súng"- một người phụ nữ coi việc đánh giặc cũng là tất yếu như việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Mối quan hệ này càng được khẳng định thêm trong một truyện ngắn khác, rất giàu chất thơ: Mẹ vắng nhà. Hình ảnh một người phụ nữ đông con nhưng vẫn thu xếp tốt công việc gia đình và dũng cảm, nhiệt tình, hiệu quả trong công việc đánh giặc, một đàn con trẻ biết cắt đặt công việc gia đình để cho mẹ yên tâm đi đánh giặc, qua ngòi bút trữ tình đặc sắc của Nguyễn Thi, quả đã có sức lay động mạnh đến tâm hồn độc giả khi các sáng tác này xuất hiện trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Cảm hứng anh hùng không chỉ đã cho Nguyễn Thi viết nên thiên truyện ký Người mẹ cầm súng lấy cảm hứng từ người anh hùng Nguyễn Thị Út mà nguồn cảm hứng đó còn tiếp tục nuôi dưỡng ngòi bút của ông qua Ước mơ của đất - tác phẩm cuối cùng cũng ra đời từ cảm hứng về anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, người phụ nữ đã vượt qua muôn vàn tình huống ngặt nghèo để móc nối, tổ chức cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược vào thời điểm cuối những năm năm mươi. Rồi Sáu (Sen trong đồng ), cô gái đến với cách mạng một cách hồn nhiên khi nhận rõ sự khác nhau trong bản chất giữa ta và địch nên đã vượt qua được những trận đòn ghê rợn của kẻ thù. Một nghịch lý mà kẻ thù không ngờ được là khi các ngón đòn của chúng càng tinh vi và dã man thì lòng tin của nhân dân càng tỏ ra vững vàng. Đó còn là cô gái đất Ba Dừa tham gia cách mạng với một thái độ nhiệt tình hăng hái, chủ động và tự tin trong công việc. Cái giống nhau giữa những người phụ nữ này là trước khi đến với cách mạng, họ là những người nghèo. Từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng có chung một xuất phát điểm là không chịu sống quỳ, là nhu cầu cơm ăn áo mặc, họ đã gặp gỡ với cách mạng rồi càng ngày càng gắn bó hơn với cách mạng. Nguyễn Thi đã miêu tả các ngả đường đến với cách mạng từ tự phát đến tự giác của những người phụ nữ nông dân. Có thể sự miêu tả quá trình đó còn có phần phẳng phiu nhưng điều mà Nguyễn Thi muốn gửi gắm, khẳng định đó là con đường không thể khác. Viết về chiến công đánh giặc của nhân vật anh hùng trong đời sống hiện tại nhưng Người mẹ cầm súng đã vượt ra khỏi lối truyện ký thông thường vẫn bám chặt vào các sự kiện, bị lệ thuộc vào sự kiện. Nguyễn Thi đã sử dụng lợi thế của khoảng cách sử thi để tạo điều kiện cho những yếu tố huyền thoại xuất hiện trong tác phẩm một cách hợp lý tạo sự gần gũi giữa nhân vật và người đọc và gây được hiệu ứng nghệ thuật: anh hùng Nguyễn Thị Út đã từ cuộc đời bước vào trang sách rồi từ tài hoa, tâm huyết của Nguyễn Thi, hình tượng chị Út có một sức sống mới, tiếp tục đi trở lại đời sống. Cũng như Anh Đức đã sáng tạo ra một nhân vật chị Sứ đặc sắc trong tiểu thuyết Hòn Đất xuất phát từ một nguyên mẫu có thật ngoài đời. Hai hình tượng nhân vật phụ nữ, qua hai bút pháp của Nguyễn Thi và Anh Đức, ở hai thể loại, tuy mang hai tính cách khác nhau nhưng cùng đạt đến mức độ điển hình trong văn học Giải phóng những năm sáu mươi. Bên cạnh đó Ước mơ của đất, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa, kết hợp kể và tả, ông đã thuyết phục người đọc bằng lối viết mộc mạc và sức thuyết phục của những sáng tác này lại nằm ở câu chuyện cuộc đời của nhân vật. Nếu như bối cảnh của Người mẹ cầm súng là bối cảnh của thời kỳ Đồng khởi và quá khứ của nhân vật như một sự nối dài hiện tại nhằm khẳng định phẩm chất anh hùng của nhân vật thì Ước mơ của đất (và cả Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa) Nguyễn Thi đã cắt nghĩa sức mạnh nội lực để những người phụ nữ này có thể làm được những điều mà một người bình thường không thể làm. Lý giải điều này ông cho đó là lòng tin vào con đường mà nhân vật đã chọn. Ước mơ của đất vì thế có ý nghĩa là ước mơ của những con người gắn bó với mảnh đất đó, sống chết với mảnh đất đó. Đó là ước mơ giải phóng, không chỉ ra khỏi ấp chiến lược mà cao hơn, ra khỏi mọi sự áp bức. So với Người mẹ cầm súng, những sáng tác khác trong di cảo của Nguyễn Thi có xu hướng nghiêng về hiện thực khi tác giả đặt họ vào một đời sống được miêu tả thô ráp và trần trụi hơn. Dĩ nhiên đây là truyện ký, ghi chép viết theo xu hướng sử thi, lại chưa được hoàn thiện nên việc tác giả không đi sâu vào diễn giải các trạng thái tâm lý hoặc mô tả tỉ mỉ sự ác liệt của các trận chiến đấu cũng là điều có thể lý giải được. Tuy nhiên ở Sen trong đồng khi xây dựng nhân vật Sáu như một hình mẫu đẹp đẽ về niềm tin trong sáng của quần chúng nhân dân đối với cách mạng, Nguyễn Thi đã xử lí thành công sự chiến thắng của lòng tin trong sáng ở cô trong bối cảnh kẻ thù giở mọi mánh khóe mưu mẹo lừa gạt, đánh vào chỗ yếu nhất của cô: tri thức khoa học. Những trang viết về trạng thái tâm lí của nhân vật khi vào tù, khi bị tra tấn, khi chứng mắt trông thấy sự phản bội của những người cách mạng, sự hoang mang khi những kẻ chiêu hồi chơi đòn hiểm đánh vào tâm lí của một người trung thành nhưng ít học là những trang viết đặc sắc. Có thể nói Sen trong đồng là một trong số không nhiều những tác phẩm đã xử lý một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng. Bên cạnh chị Út, Hạnh - những con người anh hùng đi từ cuộc đời vào tác phẩm, Sáu là hình ảnh về một người phụ nữ miền Nam kiên trung bất khuất, là hình ảnh về cô gái đất Ba Dừa với vẻ đẹp của sự mạnh mẽ, năng động, tự tin. Trong những trang viết đó, Nguyễn Thi đã nhìn ra những vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh ngay trong nội bộ và cuộc đấu tranh này cũng gian khổ không kém. Không chỉ là sự phản bội của những người vốn có chung một lý tưởng như ở trong Sen trong đồng, trong Cô gái đất Ba Dừa còn là thói, ganh ghét, coi thường phụ nữ. Cũng qua ghi chép này ông đã cảnh báo về sự tan vỡ hạnh phúc gia đình có thể xảy ra ở những người phụ nữ tham gia công tác khi mà dưới con mắt của họ tiêu chí về con người xã hội trở thành thước đo đầu tiên, quan trọng nhất đối với chồng; khi mà niềm say mê công việc chung lấn át thời gian và tình cảm dành cho riêng tư Biết nắm bắt và chắt lọc những điển hình trong cuộc sống, Nguyễn Thi còn là cây bút có khả năng thổi hồn cho nhân vật cuộc đời như chị Út, chị Nguyễn Thị Hạnh trở thành những hình tượng văn học. Những tác phẩm này của Nguyễn Thi, đứng về mặt thể loại, là những đóng góp suất sắc của ông cho thể truyện ký - một trong những thể loại mang tính đặc thù của một thời kỳ lịch sử. Đó là lịch sử đất nước những năm chiến tranh, văn học với yêu cầu là "tấm gương soi lịch sử" về một cuộc chiến tranh nhân dân, lịch sử về sứ mạng của nhà văn là chiến sỹ trên mặt trận của Đảng. Trong những ngày lăn lộn với cuộc sống đó, một mặt ông vừa có những sáng tác kịp thời, mặt khác ông còn có sự chuẩn bị song hành cho những dự định dài hơi. Đây là một công việc khó khăn mà nếu nhà văn không có tư chất đích thực của một nghệ sỹ thì trong hoàn cảnh ấy tư chất công dân dễ lấn át, nổi trội và rồi nhà văn sẽ chỉ có những sáng tác mang tính kịp thời. Ở xã Trung Nghĩa, tiểu thuyết duy nhất dẫu chưa hoàn thiện vẫn là một sự chuẩn bị, một bứt phá của tư chất nghệ sỹ ở Nguyễn Thi. Trên nền sự hiểu biết thông thuộc về đời sống và vấn đề cốt lõi của cuộc cách mạng miền Nam, Nguyễn Thi đã thể hiện một cách đặc sắc hiện thực nông thôn miền Nam những năm sau hiệp định Giơnevơ qua bút pháp hiện thực nghiêm nhặt, dự báo một cây bút tiểu thuyết tài năng . Chọn bối cảnh lịch sử của Ở xã Trung Nghĩa vào thời kỳ những năm sau Hiệp định Giơnevơ - một thời kỳ mà cách mạng miền Nam ở vào tình thế gay go nhất, Nguyễn Thi đã chọn cho tác phẩm một tình huống đắt giá để nhân vật được đặt vào những cuộc đụng độ, những thử thách. Lúc này lực lượng kháng chiến phần lớn đã tập kết ra miền Bắc, một bộ phận còn lại rút vào bí mật. Miền Nam thuộc quyền kiểm soát của đối phương. . Nhà văn - Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Với bản tính như vậy cho nên chị đã đến với cách mạng một. cuộc sống, Nguyễn Thi còn là cây bút có khả năng thổi hồn cho nhân vật cuộc đời như chị Út, chị Nguyễn Thị Hạnh trở thành những hình tượng văn học. Những tác phẩm này của Nguyễn Thi, đứng về. của Nguyễn Thi, quả đã có sức lay động mạnh đến tâm hồn độc giả khi các sáng tác này xuất hiện trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Cảm hứng anh hùng không chỉ đã cho Nguyễn Thi viết nên thi n

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w