1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss pdf

5 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 194,28 KB

Nội dung

Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Như Jauss viết ở cuối chương 5, từ chương 6 đến chương 12 là bảy luận điểm về mỹ học tiếp nhận của ông. Bảy luận điểm này cũng được đăng lại trong Niên giám về ngành ngữ văn học Đức quốc tế II (1970). Dưới đây chúng tôi chỉ chủ yếu đi sâu vào ba luận điểm đầu, có liên quan đến các vấn đề mà chúng tôi định đề cập. Bước đầu tiên trong bảy luận điểm của Jauss, sau một số lý lẽ phản bác các khuynh hướng nghiên cứu trước ông, là đặt vấn đề xác định vị trí của mỹ học tiếp nhận, cũng là xác định cơ sở cho một phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học mới. Jauss viết: “Việc đổi mới lịch sử văn học đòi hỏi phải phá bỏ định kiến của chủ nghĩa khách quan lịch sử và đặt cơ sở cho mỹ học sản xuất và mỹ học miêu tả truyền thống trong mỹ học tiếp nhận và mỹ học tác động. Tính lịch sử của văn học không dựa trên một sự gắn kết được thiết lập về sau của những thực tế văn học mà là từ kinh nghiệm có trước về tác phẩm văn học của người đọc nó. Mối quan hệ đối thoại này cùng là thực tế chủ yếu đối với lịch sử văn học. Vì nhà văn học sử phải luôn luôn tự mình trở lại làm người đọc trước khi ông ta thấu hiểu và sắp xếp một tác phẩm. nói cách khác: sự thẩm định của ông có thể luận chứng trong ý thức về chỗ đứng hiện thời của ông trong cái dãy lịch sử của những người đọc (11) . Theo lập luận của Jauss việc sắp xếp bên cạnh nhau hay sự tiếp nối theo nhau của các dữ liệu, các thực tế văn học thuộc lịch sử hình thành, lịch sử chung, thuộc tiểu sử hay tâm lý đều không thể coi là lịch sử văn học. Đó chỉ là giả hiệu lịch sử. Và người nào coi một loạt các thực tế văn học (Fakten) đã là một phần của lịch sử văn học, người ấy đã nhầm lẫn tính chất sự kiện (Ereignischarakter) của một tác phẩm nghệ thuật với tính chất của một thực tế, một sự thực lịch sử (Tatsächlichkeit). Với cách biện bác như vậy, Jauss đã tạo điều kiện để chuyển hướng sang một cách viết lịch sử văn học khác, không đặt trên cơ sở trên lịch sử hình thành - dù thỉnh thoảng Jauss có nhắc tới sự “sản xuất” - mà đặt cơ sở trên sự tiếp nhận. Như vậy, góc nhìn đã bị đảo ngược từ tác giả, tác phẩm, sản xuất thẩm mỹ sang người đọc, người tiếp nhận, tiếp nhận thẩm mỹ. Rõ ràng qua những lập luận trên, Jauss muốn chứng minh rằng các khuynh hướng biên soạn lịch sử lâu nay đã thất bại vì chúng đều xuất phát từ những tiền đề của lịch sử hình thành. Cho nên theo Jauss muốn thoát khỏi sự bế tắc, sự thất bại ấy phải làm ngược lại: phải viết lịch sử văn học xuất phát từ sự tiếp nhận, nói cách khác, phải đặt cơ sở cho mỹ học sản xuất và mỹ học miêu tả trong mỹ học tiếp nhận. Và ở đây tầm đón nhận có vai trò không thể thiếu của nó, vì theo Jauss “mối quan hệ sự kiện (Ereigniszusammenhang) của văn học được trung giới chủ yếu ở tầm đón đợi của kinh nghiệm văn học của người đọc, của nhà phê bình và của tác giả đương thời và sau đó. Vì vậy việc có thể nắm bắt và trình bày lịch sử văn học trong tính lịch sử riêng của nó hay không là phụ thuộc vào khả năng có thể khách quan hóa của tầm đón đợi” (12) . Tóm lại với Jauss, tầm đón đợi của kinh nghiệm văn học của người đọc là một khái niệm có tính chất bản lề để ông xoay phương pháp nghiên cứu văn học từ phương diện lịch sử sinh thành như truyền thống sang phương diện lịch sử tác động và lịch sử tiếp nhận, chức năng. Tất nhiên sự cần thiết và sự có thể khách quan hóa tầm đón đợi đối với Jauss là quan trọng vì nó là một cơ sở để ông xác lập sự thống nhất của hệ thống lý thuyết của ông. Nhưng mục đích chính và cuối cùng là đi đến xây dựng một lý thuyết văn học mới: mỹ học tiếp nhận, tức là làm sao đưa mỹ học tiếp nhận lên vị trí hàng đầu làm cơ sở cho các mỹ học truyền thống kia. Mục đích đó là một mong ước dường như không thể thực hiện được. Bởi vì sự tiếp nhận dù sao đi nữa vẫn luôn đi sau sự sản xuất như một thực tế khó có thể đảo ngược. Tuy vậy còn có một thực tế khác, đó là không thể phủ nhận vị trí và vai trò của tiếp nhận, phủ nhận sự thực hiện văn bản thông qua người đọc và sự tác động trở lại của nó đối với sản xuất. Bước tiếp theo trong hệ thống lập luận của Jauss là sự cố gắng giải thích và nêu lên khả năng “có thể khách quan hóa được những đón đợi”. Ở đây, trước tiên cũng cần nói rõ là vì sao Jauss nêu lên yêu cầu về việc khách quan hóa tầm đón đợi và khả năng của việc này. Ở đầu chương 7, Jauss đã đề cập đến việc phải thoát khỏi nguy cơ của chủ nghĩa tâm lý. Có thể nói đây là vấn đề quan trọng đối với mỹ học tiếp nhận của Jauss, vì nếu không tránh được chủ nghĩa tâm lý nó sẽ không được xem như là một lý thuyết khoa học. Bởi khi đó nó sẽ rơi vào “sự hoài nghi phổ biến”, một sự hoài nghi mà đặc biệt đã được René Wellek dùng để chống lại lý luận văn học của I.A. Richards. Theo đó, một sự phân tích theo tác động thẩm mỹ dường như không thể tiếp cận được lĩnh vực ý nghĩa của tác phẩm mà chỉ có thể là một thứ ý thức xã hội về thị hiếu. Cũng chống lại quan niệm nghiên cứu văn học theo mỹ học tác động của I.A. Richards còn có ý kiến của W.K. Wimsatt và M.C. Beardsley, những người theo khuynh hướng phê bình mới của Mĩ (New Criticism). Với tinh thần chống lại chủ nghĩa tâm lý, Wimsatt và Beardsley, vốn quan niệm tác phẩm là một cấu trúc ổn định, tồn tại vô thời hạn, còn hết sức chống lại chủ nghĩa tương đối của mỹ học tác động của Lascelle Abercrombie vốn xem tác phẩm là một “hình thức trống rỗng” (13) . Chúng ta cũng có thể thấy một thái độ nghi ngờ tương tự đối với việc nghiên cứu tiếp nhận và tác động ở nhà triết học hiện tượng học Roman Ingarden khi ông cho rằng việc nghiên cứu người đọc và phản ứng của người ấy sẽ rơi vào chủ nghĩa tâm lý. Chúng ta biết rằng nhận thức luận hiện tượng học trong ý nghĩa của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm thuộc truyền thống Kant không đặt vấn đề về chủ thể kinh nghiệm và vì thế chống lại tâm lý học. Cho nên theo Ingarden nếu những trải nghiệm của người đọc là chìa khóa để mở tác phẩm thì sự thống nhất của tác phẩm không còn được bảo toàn: “Như vậy chẳng hạn sẽ có rất nhiều “Hamlet” khác nhau. Mỗi một sự đọc về nguyên tắc sẽ tạo ra một tác phẩm hoàn toàn mới” (14) . Vì điều đó là vô lý nên sự tiếp cận theo tiếp nhận bị từ chối. Cũng cần mở ngoặc nói thêm rằng tuy Ingarden chống lại chủ nghĩa tâm lý kinh nghiệm, nhưng ông lại tìm cách để xem trong chừng mực nào người đọc tham gia vào việc xây dựng một văn bản, và những suy nghĩ này của ông lại có giá trị gợi ý cho sự phát triển của mỹ học tiếp nhận, đặc biệt có thể nhận thấy ở lý thuyết của Wolfgang Iser. Vượt ra khỏi trạng thái ý thức cá nhân mà Wellek cho là có tính chất chốc lát, có tính chất riêng tư, Jean Mukarŏvsky đưa ra khái niệm “trạng thái ý thức tập thể” có nội dung chung hơn. Tương tự như vậy, trong cố gắng tìm kiếm một sự quy định chung, Roman Jakobson lại đề xuất “hệ tư tưởng tập thể” (kollektive Ideologie) để hạn chế chủ nghĩa chủ quan của sự tiếp nhận. Theo Jakobson, đối với mỗi tác phẩm nghệ thuật hệ tư tưởng tập thể này tồn tại như một ngôn ngữ (langue) và được người tiếp nhận thực tại hóa thành ngôn từ (parole). Tuy nhiên, theo Jauss lý thuyết này của Jakobson còn có sự khiếm khuyết vì nó không cho phép xác định được “sự tác động của một tác phẩm độc đáo vào một công chúng nào đó”, mà đó lại là điều Jauss quan tâm (15) . Khái niệm tầm đón đợi cũng nhằm đến tính chất chung như những đề xuất của Mukarŏvsky và Jakobson. Song khác với các khái niệm trên, khái niệm của Jauss gắn với một quy định cụ thể ở chỗ tầm đón đợi này là của người đọc, người tiếp nhận văn học mà về cơ bản có thể nhận thấy là gắn với tâm lý, thị hiếu của người ấy. Chính vì thế nên nó cần phải được chứng minh là có thể khách quan hóa được, tức có thể xác định bằng những yếu tố khách quan. Ở Jauss, sự tiếp nhận tác phẩm được giải thích thông qua người đọc đầu tiên của tác phẩm. Người đọc đầu tiên là yếu tố cần để xác định giá trị nghệ thuật của tác phẩm khi nó xuất hiện. Jauss hiểu tầm đón đợi là một tố chất, một sự chuẩn bị sẵn của người đọc khi tiếp nhận một văn bản, là sự hiểu biết có sẵn (Vorwissen) mà trên cái nền của nó tác phẩm mới sẽ xuất hiện. Jauss tìm cách chứng minh khả năng có thể khách quan hóa được tầm đón đợi trước tiên bằng việc cho rằng người đọc có một vốn kiến thức có sẵn về văn học: “Việc phân tích kinh nghiệm văn học của người đọc có thể tránh được sự đe dọa của chủ nghĩa tâm lý nếu việc tiếp nhận và tác động của tác phẩm văn học được mô tả trong hệ quy chiếu có thể khách quan hóa của sự đón đợi. Đối với mỗi một tác phẩm ở vào cái thời điểm lịch sử mà nó xuất hiện, hệ quy chiếu này là kết quả từ sự hiểu biết có sẵn về thể loại, từ hình thức và hệ đề tài của các tác phẩm quen thuộc trước đó và từ sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tiễn”. Jauss giải thích thêm: “Cũng như ở mỗi một kinh nghiệm thực tế thì ở kinh nghiệm văn học, cái kinh nghiệm mà lần đầu tiên nhận biết được một tác phẩm hoàn toàn chưa được biết đến cho đến lúc bấy giờ, cũng có một “kiến thức có sẵn. Nó chính là một yếu tố của kinh nghiệm và trên cơ sở đó nói chung có thể nắm bắt được cái mới, cái mà ta ghi nhận và điều đó có nghĩa là: có thể đọc được trong một văn cảnh kinh nghiệm”. Câu cuối cùng trong ngoặc là Jauss dẫn từ tác phẩm Học tập và kinh nghiệm của G. Buck, để làm rõ ý mình. Jauss cho rằng một tác phẩm văn học, dù mới xuất hiện, cũng không trình diện ra như một cái mới tuyệt đối, trong một vùng chân không về thông tin mà đã “chuẩn bị sẵn cho công chúng của nó bằng các thông báo, các tín hiệu rõ ràng hoặc ẩn tàng, các dấu hiệu quen thuộc hoặc những chỉ dẫn ngầm cho một phương thức nhất định của sự tiếp nhận. Nó gợi nhớ lại những gì đã đọc, đưa độc giả vào một thái độ tình cảm nhất định” và với sự khởi đầu của nó nó tạo nên những sự chờ đợi về “đoạn giữa và đoạn cuối” (16) . Nhận thức như vậy nên Jauss cho rằng quá trình tâm lý của sự tiếp nhận một văn bản trong tầm đầu tiên của kinh nghiệm thẩm mỹ hoàn toàn không phải là kết quả độc đoán của những ấn tượng chủ quan mà là thực hiện những chỉ dẫn nhất định trong qua trình thụ cảm có hướng dẫn. Cái thiên hướng đặc trưng đối với một tác phẩm nào đó mà tác giả dự tính ở công chúng của mình, nếu thiếu những tín hiệu rõ rệt, tức những chỉ dẫn, theo Jauss, cũng có thể tìm được qua ba yếu tố có tính chất tiền đề chung sau đây: - “từ những quy phạm quen thuộc hay thi pháp nội tại của thể loại”. - “từ những mối quan hệ ngầm ẩn đối với những tác phẩm đã quen biết của môi trường lịch sử văn học”. - “từ sự đối lập giữa hư cấu và hiện thực, giữa chức năng thi ca và chức năng thực tiễn của ngôn ngữ” (17) . . Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Như Jauss viết ở cuối chương 5, từ chương 6 đến chương 12 là bảy luận điểm về mỹ học. học xuất phát từ sự tiếp nhận, nói cách khác, phải đặt cơ sở cho mỹ học sản xuất và mỹ học miêu tả trong mỹ học tiếp nhận. Và ở đây tầm đón nhận có vai trò không thể thiếu của nó, vì theo Jauss. cơ sở cho mỹ học sản xuất và mỹ học miêu tả truyền thống trong mỹ học tiếp nhận và mỹ học tác động. Tính lịch sử của văn học không dựa trên một sự gắn kết được thiết lập về sau của những thực

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w