Mạc phúc nguyên ( 1546 – 1561) Niên hiệu – Vĩnh Định ( 1547) Cảnh Lịch ( 1548 – 1553) Quảng Bảo ( 1554- 1561) Phúc Nguyên là con trưởng của Phúc Hải, nối ngôi vào tháng 5 năm Bính Ngọ ( 1546). Vì vua mới nối ngôi còn nhỏ tuổi nên mọi công việc triều chính do người chú Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán. Nhưng triều Mạc đến đây bắt đầu lục đục, nguyên do khi Phúc Hải mất, tướng nhà Mạc là Phạm Tử Nghi mưu lập Hoàng vương Chính Trung ( là con thứ của Đăng Dung) lên làm vua, việc không thành. Mạc Phúc Nguyên sai Kính Điển và Nguyễn Kính đem quân đi bắt Chính Trung dời về xã Hoa Dương ( xã Trác Dương, Hưng Nhân, Thái Bình), nhưng bị Tử Nghi đánh thua. Sau vì thế Tử Nghi đem Chính Trung ra chiếm cứ miền Yên Quảng rồi trốn vào đất Minh, thả quân đi bắt người cướp của ở Quảng Đông, Quảng Tây, người Minh không thể kìm chế được. Sau họ phải thu xếp cho Chính Trung an cư ở xứ thanh Viễn, hàng năm cấp phát lương thực. Vì lục đục nội bộ, Chính Trung ở đất Minh đem việc Nguyễn Kính chuyên quyền tâu lên Viên đốc phủ nhà Minh. Nhà Minh nhờ Phúc Nguyên không phải là dòng dõi nhà Mạc, đưa thư đòi khám xét. Vừa mới dẹp xong dư đảng của Tử Nghi ở Hải Dương, Mạc Kính Điển và Lê Bá Ly phải hộ tống Mạc Phúc Nguyên lên cửa Trấn Nam, dùng mọi lời lẽ thuyết phục, được quan chức Lưỡng Quảng bằng lòng cho tập tước, đó là năm Kỷ Dậu ( 1549) Sau sự kiện ấy có người dâng sớ khuyên Mạc Phúc Nguyên phải biết tự mình trông coi chính sự vì đã lớn tuổi rồi. Dù vậy, Phúc Nguyên không đủ sức điều hành việc nước, phải nhờ cậy vào Lê Bá Ly. Năm Kỷ Dậu ( 1549), vua Mạc phong cho Lê Bá Nghi làm Thái tử, Phung Quốc công, từ đó Bá Nghi trở thành người nắm giữ binh quyền và triều chính, uy thế ngày một lớn, con em trong nhà Bá Ly đều đảm nhiệm trọng trách lớn của triều đình. Và mâu thuẫn giữa các quần thần lại nổi lên, Phạm Quỳnh, Phạm Dao, cả hai cha con trước kia là tôi tớ Lê Bá Ly nay có chút vinh hiển lại ghen tức gièm pha. Mạc Phúc Nguyên đã tin theo Phạm Quỳnh, và thế là cha con Lê Bá Ly đem bộ tướng và quân gia hơn 1 vạn nghìn người trốn vào Thanh Hóa xin hàng vua Lê. Từ đó, phần lớn mưu thần mãnh tướng bỏ nhà Mạc chạy theo Lê. Thanh thế quân Trung Hưng ngày càng trở nên mạnh mẽ. Mạc Phúc Nguyên thấy vậy lấy làm lo sợ, trao hết binh quyền cho chú là Mạc Kính Điển, tự mình rút bảo vệ xứ miền Đông. Tháng 7 năm Đinh Tị ( 1557), Mạc Phúc Nguyên sai Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hóa. Phạm Quỳnh, Phạm Dao đánh Nghệ An, Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải liều nhảy xuống sông, bơi vào ẩn nấp tại hang núi chịu đói, chịu khát suốt 3 ngày, may gặp được người đánh cá cứu sống. Thừa thắng quân Lê – Trịnh huy động hơn 5 vạn quân thủy bộ tổ chức cuộc tấn công ra Sơn Nam, nhưng bị thua, quân Trịnh tan vỡ, bỏ thuyền chạy bộ. Quân Mạc lại sai tướng chẹn lối về, quân Lê – Trịnh chết đến quá nửa, hàng chục viên tướng bị giết, thuyền bè khí giới bỏ lại vô kể. Đến năm Kỷ Mùi ( 1559) quân Lê – Trịnh lại mở cuộc tấn công ra Bắc, đánh phá các tỉnh hậu phương của Mạc như Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Kinh Bắc, Hải Dương… Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ, bên ngoài thành Thăng Long đóng trại dọc phía tây sông Nhi, dinh trại liên tiếp, thuyền bè nối hiệu, ngày thì gióng trống báo tin, đêm thì đốt lửa làm hiệu. Bị quân Trịnh đánh trực tiếp vào các huyện Đông Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, quân Mạc phải ra huyện Thanh Trì. Tháng 12 năm Tân Dậu ( 1516), giữa lúc cuộc chiến Trịnh – Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bị bệnh đậu mùa. Ông vua trẻ này ở ngôi được 18 năm. Đặt niên hiệu 3 lần. Triều hậu lê ( lê trung hưng NAM – BẮC TRIỀU ( 1533 – 1593) LÊ TRANG TÔNG Niên hiệu : Nguyên Hòa Năm năm sau, kể từ ngày bị Mạc Đăng Dung giành ngôi vua, đến năm Quý Tỵ ( 1533), nhà Lê lại được dựng lên, mặc dù Vua ở đất Lào nhưng đã có niên hiệu, các nhà chép sử gọi đó là thời Lê Trung Hưng ( Hậu Lê) Lê Trang Tông, húy Ninh, lại có tên nữa là Huyến là con của Chiêu Tông, cháu xa đời của Thánh Tông. Mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, người sách Cao Trì, huyện Thụy Nguyên ( nay là Ngọc Lạc – Thanh Hóa). Khi Đăng Dung bức Chiêu Tông về kinh thì Duy Ninh chạy về Thanh Hóa, mới 11 tuổi, Lê Quán ẵm chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến. Lúc đó tướng cũ là Chiêu Huân công Nguyễn Kim mật mưu khôi phục, sai Trịnh Duy Thuần cùng Trịnh Duy Sản triệu tập thần dân cũ, đón Duy Ninh lập nên làm vua, bấy giờ 19 tuổi. Năm Quý Tị ( 1533) tháng Giêng, Duy Ninh lên ngôi ở đất Ai Lao, đặt nguyên hiệu là Nguyên Hòa, tôn tướng quân Nguyễn Kim làm thượng phụ Thái sư Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự, lấy hoạn quan là Đinh Công làm thiếu úy hưng Quốc công… Lấy lại Sầm Hạ là nơi hành tại, giao kết với vua Ai Lao là Sạ Đẩu để nhờ vả quân, lương, mưu việc lấy lại nước, sai Trịnh Duy Liêu sang Minh tâu tố Đăng Dung tiếm loạn, chiếm giữ kinh thành, ngăn trở đường tiến công. Nhà Minh sai Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm tổng đốc quân vụ. Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn làm tham tán quân vụ, đem quân sang đánh Mạc. Tháng 12 năm Canh Tý ( 1540), Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về nước đánh Nghệ An, nhiều hào kiệt theo về giúp Trung Hưng. Cuối năm Quý Mão ( 1543), nhà Lê chiếm được Tây Kinh, tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc phải đầu hàng. Từ đó trong nước dần dần hình thành hai miền chịu sự khống chế của hai lực lượng đối lập. Thanh Hóa, Nghệ Anh trở vào thuộc vua Lê dưới sự giúp đỡ của các tướng họ Nguyễn rồi họ Trịnh ( Nam triều), vùng Bắc Bộ trong đó có cả kinh thành thuộc quyền Mạc ( gọi là Bắc triều). Từ đó bắt đầu một cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 năm ( 1545 – 1592) gọi là nội chiến Nam – Bắc triều. Năm Quý Tỵ ( 1545) Nguyễn Kim đem quân tiến đánh Sơn Nam, đến huyện Yên Mỗ thì bị hàng tướng của Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền, tiếp tục sự nghiệp tranh chấp với nhà Mạc. Từ đó họ Trịnh thế tập nắm giữ binh quyền, mở đầu thời kỳ vua Lê chúa Trịnh sau này. Trịnh Kiểm có toàn quyền định đoạt việc quân ở ngoài cũng như việc nội triều, tất thảy đều tự quyết sau mới tâu vua. Năm Bính Ngọ ( 1546), Trịnh Kiểm lập hành tại vua Lê ở Vạn Lại ( Thọ Xuân, Thanh Hóa), lấy danh nghĩa là Phù Lê diệt Mạc, nhiều hào kiệt, danh sĩ đương thời lại tìm vào Thanh Hóa như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan. Năm Mậu Thân ( 1548) Lê Duy Ninh mất, thọ 34 tuổi, ở ngôi 16 năm, quần thần dâng tên hiệu Lê Trang Tông, Trịnh Kiểm cho lập Thái tử là Duy Huyền lên nối ngôi. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét, vua lấy trại Sầm Hạ làm nơi hành tại, phong Chiêu Công Huân ( Trịnh Kiểm) làm Thái sư Hưng quốc công, lưu lại phụ chính, đi lại các động người Man, khoảng gần 10 năm, dọn dẹp cỏ rậm lập nên triều đình, thế nước lại nổi lên…Cơ nghiệp Trung Hưng thực sự bắt đầu từ đây. . Mạc phúc nguyên ( 1546 – 1561) Niên hiệu – Vĩnh Định ( 1547) Cảnh Lịch ( 1548 – 1553) Quảng Bảo ( 1554- 1561) Phúc Nguyên là con trưởng của Phúc Hải, nối ngôi vào. Nhà Minh nhờ Phúc Nguyên không phải là dòng dõi nhà Mạc, đưa thư đòi khám xét. Vừa mới dẹp xong dư đảng của Tử Nghi ở Hải Dương, Mạc Kính Điển và Lê Bá Ly phải hộ tống Mạc Phúc Nguyên lên cửa. Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, quân Mạc phải ra huyện Thanh Trì. Tháng 12 năm Tân Dậu ( 1516), giữa lúc cuộc chiến Trịnh – Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bị bệnh đậu