Minh mệnh hoàng đế ( 1820 – 1840) Niên hiệu : Minh Mệnh Vua húy là Hiệu, lại có tên là Đởm, sinh ngày 23 tháng Giêng năm Tân Hợi ( 1789), là con thứ 4 của vua Gia Long. Tháng Giêng năm Canh Thìn ( 1820), Hoàng thái tử Đởm lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu là Minh Mệnh, khi ấy 30 tuổi. Minh Mệnh có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và quyết đoán. Từ khi lên ngôi, ông ra coi chầu rất sớm, xem xét mọi việc trong triều và tự tay “ châu phê” rồi mới cho thi hành – thuật ngữ “ chầu phê” bắt đầu có từ đây. Minh Mệnh muốn quan lại các cấp phải có đức độ và năng lực, nên khi mới ngôi đã đặt ra lệ mà về sau đó khó ai thực hiện nổi. Quan lại ở thành, Dinh, Trấn, văn từ Hiệp trấn. Cai bạ, Ký lục, tham hiệp, võ từ thống quản cơ đến Phó vệ úy…ai được thăng điệu, bổ nhiệm…đều cho đến kinh gặp vua trước khi nhậm chức để nhà vua hỏi han công việc, kiểm tra năng lực và khuyên bảo… Minh Mệnh là người ham hiểu biết, thường khi tan chầu, nhà vua cho đòi một vài đại thần tới bàn các việc kinh lý, hỏi sự tích thời xưa, danh nhân và các nước xa lạ. Nhiều đêm vua thắp đèn xem chương, sớ đến canh hai canh ba mới nghỉ. Vua thường nói với triều thần. Lòng người, ai chả muốn yên, hay gì sinh sự để thay đổi luôn, những lúc khỏe khoắn mà không biết sửa sang mọi việc, đến lúc già yếu, mỏi mệt hỏi mong làm gì được nữa. Bởi thế trẫm không dám lười biếng bất kỳ lúc nào. Là người tinh nhâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Dựng Quốc Tử Giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị ( 1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ ( 1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm, các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương, các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi hội thi Đình. Vua còn đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng người thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam Bộ, Minh Mệnh thường nói. Người Gia Định vốn tính trung nghĩa nhưng ít học, do đó hay tức khí với nhau. Nếu được bậc đại nho túc học làm thầy dạy bảo cho điển lễ nhượng thì dễ hóa làm thiện mà thành tài sẽ nhiều đó. Thời đó, Gia Định chỉ có Trịnh Hoài Đức là người có học, được vua rất tin dùng, cho làm Hiệp biện Đại học sĩ, làm thượng thư bộ lại kiêm thượng thư bộ binh. Minh Mệnh cho lập Quốc sử quán để biên soạn lịch sử dân tộc và các triều đại. Trong việc dùng người, Minh Mệnh đặc biệt chú ý đến học thức. Năm Nhâm Ngọ ( 1822), Lê Văn Liêm được thự tiền quân Trần Văn Năng tiến cử làm Tri phủ Ninh Giang, bộ lại đưa vào bệ kiến, vua xét hỏi, Liêm đáp là ít học. Vua nói. Tri phủ giữ chính lệnh trong một phủ, không học thì không rõ luật lệ, lỡ khi xử đoán sai thì pháp luật khó dung, như thế là làm hại chứ không phải là yêu. Thế là Liêm không được bổ dụng. Nhà vua đã có lần công bố thuật dùng người rất chí lý. Nay dùng người không ngoài hai đường là khoa mục và tiến cử, người giỏi khoa mục không chắc đã giỏi chính sự. Nhưng cũng chưa có ai học nuôi con rồi mới lấy chồng. Chính sự cốt ở nuôi dân, muốn yên dân thì đừng phiền nhiễu dân, làm quan phủ huyện không tham không nhiễu thì chính sự có khó gì đâu! Nếu không thế thì văn học dẫu nhiều bá dùng làm gì? Chế độ tiền lương cho quan lại cũng được quy định khá chi tiết, từ Chánh nhất phẩm đến tòng Cửu phẩm cách nhau chừng 18 đến 20 lần. Ngoài ra, Tri phủ, đồng Tri phủ, Tri huyện, Tri châu còn có khoản tiền “ dưỡng liêm” từ 29 đến 50 quan tùy theo cương vị khác nhau, nhà vua nghiêm trị bọn quan lại tham nhũng. Có viên quan không dùng thước để gạt thăng đong thóc thuế, thường dùng tay để dễ bề lạm dụng, biết chuyện nhà vua sai chặt tay tên lại đó. Minh Mệnh rất quan tâm đến võ bị, đặc biệt là thủy quân. Ngay những năm đầu lên ngôi, vua đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của châu Âu và quyết tâm làm cho người Việt tự đóng được tàu theo kiểu Tây Âu và biết cách lái tàu vượt đại dương, các quy chế luyện tập thủy quân, khảo sát vị trí bờ biển, hải cảng cũng được chú ý. Hàng năm, nhà vua thường phái nhiều tàu vượt biển sang các cảng lớn vùng biển Đông như Jakarta, Singapore, Malaysia…để bán hàng, mua hàng, luyện tập đi biển và xem xét tình hình các nước. Minh Mệnh đã cho hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập hai huyện mới Kim Sơn và Tiền Hải. Công cuộc khai hoang và thủy lợi ở Nam Bộ cũng được đẩy mạnh, Minh Mệnh đã thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía Nam Hà Nội…đào sông thoát lũ ở Cửu An ( Hưng Yên)… Trên cơ sở đã có từ thời Gia Long, nay Minh Mệnh củng cố và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý đất nước, đặt nội các trong cung điện để khi cần, vua hỏi han và làm giấy tờ, biểu sắc, chế cáo năm Kỷ Sửu ( 1829) đặt cơ mật viện năm Giáp Ngọ ( 1834) dùng 4 đại thần, đeo kim bài để phân biệt chức vị. Cơ mật viện cùng vua bàn bạc quyết định những việc quan trọng nhất. Năm Tân Mão ( 1831), Minh Mệnh cho tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn, chia cả nước ra làm 31 tỉnh. Từ đây, tỉnh là đơn vị chính thống nhất trong cả nước có cương vực và địa hình khá hợp lý. Mỗi tỉnh có Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính. Án sát để trông coi công việc. Các châu miền núi dựa theo đơn vị hành chính thống nhất với miền xuôi. Tuy vậy dưới thời Minh Mệnh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra với nhiều loại khác nhau. Nông dân nghèo nổi lên chống quan lại những nhiễu, hà khắc như Phan Bá Vành ở đồng bằng Bắc Bộ. Cựu thần nhà Lê như Lê Duy Lương nổi lên chống lại triều đình, các từ trưởng người thiểu số như Nông Văn Vân hoặc họ Quách ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa….Minh Mệnh phải cử Trương Minh Giảng, Tạ Quang Cự, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ cầm quân đi dẹp loạn. Mặc dù có di chiếu của vua cha, “ phải cẩn thận chớ nên gây hấn ở ngoài biên” và sớ của thượng thư bộ binh Nguyễn Tường Vân trong di biểu trước khi ông chết tháng 9 năm Canh Thìn ( 1820) rằng “ đến như nước Xiêm La, nếu như có lỗi nhỏ cũng phải bỏ qua để cùng nhau làm đạo lớn, thì không những là báo nghĩa Tiên đế dừng chân ở đấy mấy năm, mà còn tránh khỏi mối lo trăm đời của kẻ bề tôi lớn ngoài biên”, Minh Mệnh vẫn đưa quân ra quá biên giới, Năm Quý Tị ( 1833), Lê Văn Khôi khởi binh ở Gia Định chống lại triều đình, Khôi sai người sang cầu cứu, người Xiêm đem quân thủy bộ sang giúp Lê Văn Khôi đánh lại quân Nguyễn, Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân đại phá được quân Xiêm, đuổi ra khỏi bờ cõi. Không dừng lại ở đó, năm Ất Mùi ( 1853), nhà Nguyễn còn tiến quân sang tận Nam Vang ( Phnômpênh), bắt vua Chân Lạp là Nặc Ông Châu đổi Chân Nạp khoảng 5 năm, khi Minh Mệnh mất, quan quân đã bỏ trấn Tây Thành, rút về An Giang. Về đối ngoại, Minh Mệnh đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh. Lễ thụ phong của nhà vua ở thành Thăng Long được tổ chức cực kỳ trọng thể. Ngày 10 tháng 10 năm Tân Tỵ ( 1821) nhà vua dẫn đầu một đoàn tùy tùng có 1.728 người gồm Hoàng thân, bá quan văn võ và 5.150 lính, ( tổng cộng 6.932 người), rời Phú Xuân ra Thăng Long để nhận sắc phong của “ thiên triều”. Hành trình kéo dài 33 ngày đêm. Đoàn người đông đúc đó phải nằm chờ Thăng Long mãi từ khi sứ Thanh đến và lễ xong. Thủ tục đón tiếp và chiêu đãi sứ thanh đã diễn ra hết sức chu đáo và long trọng. Đối với các nước phương Tây, nhà vua lại tỏ ra lạnh nhạt và nghi kỵ. Chính sách thụ động như vậy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước. Minh Mệnh còn là được ghi nhớ nhiều bởi phép đặt tên đôi rất độc đáo. Gia Long đã quy định cách viết tộc phả nhà Nguyễn. Con cháu Nguyễn Hoàng vào Nam thì chép theo họ tôn thất Nguyễn Phúc, con cháu của Nguyễn Hoàng ở Bắc và các trước Nguyễn Hoàng ở Thanh Hóa thì thuộc về công tính họ Nguyễn Hựu. Năm Quý Mùi ( 1823), Minh Mệnh đã nghĩ đến chuyện tránh tranh chấp trong nội bộ Hoáng gia, đảm bảo đế nghiệp lâu dài cho mình và cho con cháu. Vua tìm ra phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị rất dễ chấp nhận đối với các hoàng tử ruột thịt. Vua đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “ Đế hệ thi” và 10 bài “ Phiên hệ thi”. Mỗi bài 20 chữ, chữ có nghĩa tốt và uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp sau kể từ Minh Mệnh. “ Đế hệ thi” có 20 chữ như sau. Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vinh. Bảo, Quý, Định, Long, Tường. Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương Theo phép này, tất cả con trai Minh Mệnh đều phải có tiền từ “ Miên”, thêm sau tên do gia đình đặt, đến lượt mình mọi con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng “ Hường: thêm sau tên do gia đình đặt, mị trai của thế hệ Hường lại lấy tiền từ Ưng thêm sau tê do gia đình đặt…cứ thế đến 20 chữ của bài thơ “đế chế”. 10 bài “ Phiên hệ” cũng theo nguyên tắc trên. Mục đích việc này nhằm từ đây chia cách hoàng tử của vua Gia Long ra làm hai thế hệ, đế hệ và phiên hệ. Đế hệ được kế thừa kế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Khi ban bố cách đặt tên này. Minh Mệnh nói, Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tích nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Cùng năm ban hành phép đặt tên này, 23 Hoàng tử của vua Minh Mệnh thảy được lấy tên Miên đứng đầu, Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoàng, Miên An… Từ đó trở đi, hễ sinh thêm hoàng tử, đầy 100 ngày là phải làm lễ “ bảo kiến” ( ẵm đến ra mắt vua” chiếu theo “ đế hệ thi’ mà cho tên họ. Có tên mới chấm dứt dùng tên cũ. Triều Nguyễn đã thực hiện bài “ đế hệ thi” đến chữ thứ 5 – “ Vĩnh” thì bị cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ. Minh Mệnh có rất nhiều vợ, số chính xác thì chưa thấy có tài liệu nào nói đến, nhưng căn cứ vào câu thơ của Minh Mệnh. “ Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dậng” ( một đêm ngủ với 5 vợ thì ba bà có thai) và theo sử sách, nhân có năm trời làm hạn hán, nhà vua cho rằng trong thâm cung có quá nhiều cung nữ khí uất tắc mà nên, nhà vua bèn cho thả ra 100 người. Với sinh hoạt như vậy và một lúc dám thải ra 100 người thì rõ ràng số cung nữ thường xuyên ít nhất cũng gấp 4 năm lần! Số liệu chính xác về số con của Minh Mệnh là 78 hoàng nam, 64 hoàng nữ, tổng cộng 142 người. Trị vì 21 năm, Minh Mệnh lo toan công việc thường như một ngày, sức làm việc phải nói là đáng ngạc nhiên ! Mọi phê bảo, dụ chỉ, chế cáo đều tự tay vua viết ra với số lượng không nhỏ. Không những thế, khi rỗi rãi, ông còn làm thơ viết văn. Vua còn để lại 5 tập thơ và 2 tập văn. Tháng 12 năm Canh Tí ( 1840), ốm nặng, vua cho vời Hoàng tử, các thân công và cơ mật viện đại thần Trương Đăng Quế vào hầu. Vua dụ Trương Văn Quế rằng. Hoàng tử Trường Khánh Công, lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi, nên nối ngôi lớn. Người nên hết lòng hết sức giúp rập, hễ việc gì chưa hợp lệ, ngươi nên dẫn lời nói của ta mà can gián. Xong, nói với Hoàng tử Trưởng. Trương Đăng Quế thờ ta đến nay đã 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đình, ngươi nên đãi ngộ một cách trọng hậu, hễ nói gì phải nghe theo, bày mưu kế gì phải theo…Nói rồi vua mất, thọ 50 tuổi. Miếu hiệu là Thánh tổ. . Minh mệnh hoàng đế ( 1820 – 1840) Niên hiệu : Minh Mệnh Vua húy là Hiệu, lại có tên là Đởm, sinh ngày 23 tháng Giêng năm Tân Hợi ( 1789), là con thứ 4 của. Tháng Giêng năm Canh Thìn ( 1820) , Hoàng thái tử Đởm lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu là Minh Mệnh, khi ấy 30 tuổi. Minh Mệnh có tư chất thông minh, hiếu học, năng động và. Hoàng ở Bắc và các trước Nguyễn Hoàng ở Thanh Hóa thì thuộc về công tính họ Nguyễn Hựu. Năm Quý Mùi ( 1823), Minh Mệnh đã nghĩ đến chuyện tránh tranh chấp trong nội bộ Hoáng gia, đảm bảo đế