Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Mậu Tuất [1418] Ðến đây lịch sử ghi một dấu ấn quan trọng, đó là cuộc khởi nghĩa của Bình định vương Lê Lợi. Trước khi đi sâu vào vấn đề, cần nêu lên điểm khác biệt giữa sử Trung Quốc và sử nước ta về hành trạng vua Lê Lợi, giai đoạn trước khi khởi nghĩa. Sử nước ta, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau : “ Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt dân ta làm tôi tớ, luật pháp phiền hà khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề. Đối với những người hào kiệt trong nước, chúng phần nhiều vờ trao quan tước rồi đem về an trí ở phương Bắc. Vua hiểu biết hơn hẳn mọi người, sáng suốt và cương quyết, không bị quan tước dụ dỗ, không bị uy thế khuất phục. Người Minh đã dùng trăm phương ngàn kế xảo trá, vẫn không dụ được vua. Trước đó bọn Đặng Tất, Nguyễn Suý ở châu Hoá cùng lập con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi, Trần Khoáng làm vua. Nhưng vua thấy họ yếu hèn, lại say đắm tửu sắc, biết là chẳng làm nên chuyện, mới ẩn náu nơi núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng hái dấy binh, mong trừ hoạn lớn.” (1) Sử Trung Quốc chép khác, xác nhận rằng trước khi nổi dậy, Lê Lợi từng giữ chức Kim Ngô Tướng Quân cho vua Trùng Quang, sau đó hàng nhà Minh giữ chức Tuần kiểm : Ngày 3 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 16 [8/2/1418] Viên Thổ quan Tuần kiểm Lê Lợi tại huyện Nga Lạc, phủ Thanh Hoá làm phản ; quan Tổng binh Giao Chỉ Phong thành hầu Lý Bân sai bọn Đô đốc Chu Quảng chinh tiễu. Trước đây Trần Quý Khoách làm phản, Lợi sung chức Kim Ngô Tướng quân nguỵ ; rồi bó thân xin hàng, được ban chức Tuần kiểm, nhưng vẫn ôm lòng phản trắc. Nay tiếm xưng là Bình định vương, cho em Lê Thạch làm Tướng quốc nguỵ, Đoàn Mãng làm Đô đốc ; tụ tập bọn giặc là Phạm Liễu, Phạm Yến mang binh cướp phá. Quân Quảng tới chém hơn 60 thủ cấp, bắt sống bọn giặc Phạm Yến hơn 100 người, bọn Lợi bỏ trốn. Nay Bân tâu xin đem bọn Yến tru lục tại Giao Chỉ để răn đe dân chúng. [Thiên-tử] chấp thuận. (Minh Thực Lục v. 14, tr. 2054; Thái Tông q. 196, tr. 1b) Qua những điểm tương phản, câu hỏi cần đặt ra là : Trước khi khởi nghĩa vua Lê Lợi có hợp tác với nhà hậu Trần và nhà Minh hay không ? Nhắm tìm hiểu rộng thêm, hãy tham khảo Lam Sơn Thực Lục, có đoạn chép : “ …Tuy giặc có khéo léo, khôn ngoan nhiều cách, mà tráng chí của nhà vua, trước sau chẳng chịu chùng. Thế nhưng trong lúc thế giặc còn mạnh, chưa dễ đánh được nào. Nhà vua thường hậu lễ nhún lời, đem nhiều vàng bạc đút lót cho các tướng giặc là bọn Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ ; mong thư bớt lòng hãm hại nhà vua, để nhà vua đợi thời lừa dịp. Đảng của giặc là Lương Nhữ Hốt bàn với bọn giặc, nói rằng : Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. Nếu thuồng luồng gặp được mây mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao đâu. Nên sớm trừ đi, để sau sinh vạ. Năm Mậu Tuất (1418) khi ấy nhà vua khởi quân tại Lam Sơn.” (2) Lam Sơn Thực Lục do khai quốc công thần Nguyễn Trãi soạn, vua Lê Lợi trực tiếp đề tựa ; đây là tư liệu gốc trước mọi bộ sử nước ta. Căn cứ vào Lam Sơn Thực Lục, người đọc sử có thể có những nghi vấn như sau : - Nếu là một thường dân, như Đại Việt Toàn Thư chép, làm sao Bình định vương Lê Lợi có đủ tư cách để liên lạc với các quan lại cao cấp của nhà Minh như bọn Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ để đút lót ? - Hơn nữa chỉ là thường dân thôi, làm sao có thể “ chiêu vong, nạp bạn [dung nạp người làm phản], đãi quân lính rất hậu ” như lời Lương Nhữ Hốt tố cáo với bọn giặc. Tại một văn kiện khác “ Chiếu tha những người có tội tại Giao Chỉ ” do vua Tuyên Tông nhà Minh ban hành được ghi trong Minh Thực Lục và cũng được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại. Chúng tôi dò lại Toàn Thưcả phần nguyên văn chữ Nho và bản dịch của Nxb Khoa Học Xã Hội (3) thấy thiếu một đoạn quan trọng. Đoạn văn này xác nhận Lê Lợi, Phan Liêu, Lộ Văn Luật đã từng làm việc cho nhà Minh ; chắc Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn Toàn Thư, muốn giấu việc này nên cố tình lược bỏ đi. Nhắm làm sáng tỏ vấn đề, xin chép nguyên văn và phần dịch đoạn văn mà Ngô Sĩ Liên lược bỏ : ……Lê Lợi, Phan Liêu, Lộ Văn Luật, vốn đã quy phụ triều đình, từng được bổ nhiệm sử dụng, rồi suy nghĩ lệch lạc, để đến nổi sai trái như vậy. Nay đặc biệt mở con đường đổi mới, nếu thành thực hối cải, trở lại theo điều thiện, giữ tiết bề tôi thì được khoan thứ, vẫn được trao quan chức. Những kẻ bị Lê Lợi bức hiếp theo nghịch, cùng những dư đảng của Trịnh Công Chứng trốn tránh chưa xuất hiện, nay có thể đích thân ra qui thuận, hoặc đến quan sở tại đầu thú cũng đều được tha, quan sẽ trở lại nguyên chức, quân trở lại nguyên đơn vị, dân trở lại với nghề cũ. Sau khi chiếu thư ban ra, như bọn Lê Lợi cùng những kẻ bị cưỡng bách, chấp mê không hối tội, vẫn chống mệnh như cũ, thì quân Thiên triều gia tăng thảo phạt, hối cũng không kịp nữa. (Kỳ Lê Lợi, Phan Liêu, Lộ Văn Luật đẳng, bản giai quy tâm triều đình, tằng kinh nhiệm dụng, ngẩu quai nhất niệm, thất ngộ chí thử. Kim đặc khai kỳ tự tân chi lộ, thành năng hối quá tòng thiện, phục thủ thần tiết, tất hựu kỳ tội, nhưng thụ dĩ quan. Cập hữu bị Lê Lợi đẳng bách hiếp tòng nghịch, tịnh Trịnh Công Chứng đẳng dư đảng đào tỵ vị xuất giả, kim năng đình thân lai qui, hoặc phó sở tại quan ty tự thú, quan phục nguyên chức,quân phục nguyên ngũ, dân phục nguyên nghiệp. Chiếu thư đáo hậu như Lê Lợi đẳng cập hiếp tòng chi đồ, chấp mê bất thuân, nhưng tiền cự mệnh, thiên thảo tất gia, hậu hối vô cập. , , , , ., , , , . , ,, , , . , , , .) Hãy hiểu các sự kiện nêu trên vào đúng thời điểm lịch sử xẩy ra. Sau khi Minh Thành Tổ nuốt lời hứa không lập vua nhà Trần, trực tiếp cai trị hà khắc, thì các cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nước ta. Trước tình huống đó, vua nhà Minh đành phải ra chiếu ân xá : . Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Mậu Tuất [1418] Ðến đây lịch sử ghi một dấu ấn quan trọng, đó là cuộc khởi nghĩa của. thời điểm lịch sử xẩy ra. Sau khi Minh Thành Tổ nuốt lời hứa không lập vua nhà Trần, trực tiếp cai trị hà khắc, thì các cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nước ta. Trước tình huống đó, vua nhà Minh. khởi quân tại Lam Sơn.” (2) Lam Sơn Thực Lục do khai quốc công thần Nguyễn Trãi soạn, vua Lê Lợi trực tiếp đề tựa ; đây là tư liệu gốc trước mọi bộ sử nước ta. Căn cứ vào Lam Sơn Thực Lục,