Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 9 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [12/2/1410] Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ đánh bại dư đảng giặc Nguyễn Sư Cối tại châu Đông Triều. Trước đây Sư Cối nguỵ xưng Vương cùng với bọn nguỵ Kim Ngô Thượng Tướng quân Đỗ Nguyên Thố đóng binh hơn 2 vạn tại xã Nghi Dương, huyện An Lão, châu Đông Triều ; thường đến sông Hoàng Giang, Ma Lao, cùng cửa biển Đại Toàn cướp phá để hưởng ứng theo Giản Định. Đến ngày hôm nay Trương Phụ cho vây xã Nghi Dương, bọn giặc chống cự, quan quân phấn khởi bắn tên đá như mưa, khiến giặc thua to. Chém hơn 4500 thủ cấp, chết trôi nhiều ; bắt sống nguỵ Giám Môn Tướng quân Phạm Chi, nguỵ Vũ Lâm Vệ Tướng quân Trần Nguyên Khanh, nguỵ Trấn Phủ sứ Nguyễn Nhân Trụ hơn 2000 tên bèn chém , chồng chất xác thành bãi tha ma tập thể để thị chúng. (Minh Thực Lục v. 12, tr .1303-1304; Thái Tông q. 100, tr. 1a-1b) Lúc chuẩn bị rời khỏi nước ta, Trương Phụ và Vương Hữu tâu về triều rằng thực lực của vua Trùng Quang [Trần Quí Khoách] hiện diện từ Nghệ An trở về Nam, riêng tướng Ðặng Dung lãnh quân tiền tiêu kiểm soát các đường huyết mạch tại Thanh Hoá cùng các cửa sông tại vùng hạ lưu sông Hồng. Bởi vậy Trương Phụ xin lưu lại một số quân lớn cho Mộc Thạnh sử dụng : Ngày 28 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [3/3/1410] Quan Tổng binh Giao Chỉ Anh quốc công Trương Phụ, Phó Tổng binh Thanh viễn bá Vương Hữu tâu : “ Nhận được sắc chỉ mang quân trở về nước, bọn thần tuân mệnh lên đường. Nay đầu sỏ giặc là Trần Quí Khoách, bọn đồ đảng Nguyễn Súy, Hồ Kỳ, Đặng Cảnh Dị vẫn đóng tại Diễn Châu, Nghệ An, sát Thanh Hoá. Đặng Dung lãnh quân ngăn chặn cửa sông Thần Đầu, Phúc Thành ; chiếm cứ đường huyết mạch Thanh Hoá, ra vào vùng cửa biển Đại An cướp phá. Nếu điều động hết số quân trước đây trở về, sợ Kiềm quốc công Mộc Thạnh binh ít không địch nổi, khiến công sắp thành phải bỏ lỡ. Nay muốn lưu lại Đô đốc Giang Hạo, Đô Chỉ Huy sứ Du Nhượng, Hoa Anh, Sư Hữu lãnh 4 Đô ty Vân Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây; 2 hành Đô ty Tứ Xuyên, Phúc Kiến ; các binh đoàn Hộ vệ cùng các đơn vị lập công chuộc tội thuộc các xứ Kinh Châu, Nam Xương, Vũ Xương, Quảng Tây dưới quyền điều động của Thạnh. Riêng thần suất lãnh quan quân tuỳ tòng, đơn vị Hổ-bôn (1), quan quân tại kinh Trực Lệ, cùng 4 Đô ty Hồ Quảng, Quí Châu, Tứ Xuyên, Chiết Giang trở về. Ngoài ra Thạnh nắm giữ đại quân một mình, xin cho Vân Dương bá Trần Húc giữ chức Phó, để cùng bàn bạc việc quân.” Thiên tử xem tờ tấu, ban chỉ dụ cho bọn Phụ, chấp nhận lời xin. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1308-1309; Thái Tông q. 100, tr.3b-4a) Mộc Thạnh tiếp tục tổ chức hành quân lớn tại 3 tỉnh gồm : hạ lưu sông Mã thuộc Thanh Hoá, cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình ngày nay : Ngày 11 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [13/6/1410] Quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm quốc công Mộc Thạnh thống suất quan quân truy tiễu đầu sỏ giặc Trần Quí Khoách đến Ngu Giang, giặc bỏ trại trốn ; bèn truy kích đến huyện Cổ Hoằng (2) cùng cửa biển Hội Triều, Linh Trường, chém hơn 3000 thủ cấp, bắt sống Phụng thần vệ Thần Long Tướng quân Lê Lộng. (Minh Thực Lục v. 12, tr. 1348; Thái tông q. 104, tr. 2b) Tuy nhiên sau đó 1 ngày Ðô đốc Giang Hạo bị thua to tại sông Lỗ Giang, thuộc tỉnh Hà Nam ; viên Chỉ huy Tô Toàn bị tử trận tại sông Tranh thuộc tỉnh Ninh Bình. [330] Ngày 12 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [14/6/1410] Ngày hôm nay quan Tổng binh Giao Chỉ Kiềm quốc công Mộc Thạnh sai Trung Quân Đô đốc Thiêm sự Giang Hạo mang binh đến Lỗ Giang (3) giao tranh với bọn giặc Đặng Cảnh Dị bất lợi ; viên Đô Chỉ-huy Tô Toàn cũng bị thua tại sông Tranh (4), trúng thương chết. (Minh Thực Lục v.12, tr .1349; Thái Tông q. 104, tr. Riêng các cuộc nổi dậy có tính cách tự phát thì xảy ra khắp nơi, tính từ bắc vào nam như sau : - Tại huyện Ðổng, phủ Lạng Sơn có Vi Quảng Liêu tuy nhận chức Thổ quan của nhà Minh, nhưng mưu giết quan lại (4). - Tại châu Hạ Văn, phủ Lạng Sơn có Hoàng Thiêm Hữu cấu kết với Vi Quàng Liêu (5). - Tại huyện Thoát ở phía bắc Khâu Ôn [Lạng Sơn], Nguyễn Nguyên Hách từng là Thổ quan cũng nổi lên (5). - Tại phủ Thái Nguyên lực lượng nổi dậy mang tên là “ Giặc áo đỏ ” dấy lên từ năm Vĩnh Lạc thứ 8 [1410] đánh phá các làng huyện, liên kết với Ông Lão (5). - Tại huyện Ðộng Hỷ, Phủ Thái Nguyên Ông Lão nổi dậy vào ngày 10 tháng 5 ; bị Thổ quan Ma Bá Hổ đánh. Sau đó chiêu tập đồ đảng, ban ngày đánh phá huyện Tư Nông, ban đêm tấn công huyện Ðộng Hỷ ; quân Minh mang đại quân tiễu trừ đến 2 năm mới dẹp được (6). - Tại phủ Trấn Man [tỉnh Thái Bình] Trần Quán nổi dậy, bị Thổ quan Trần Hy Cấp bắt (6). - Tại phủ Kiến Bình [tỉnh Nam Ðịnh] Nguyễn Ða Cấu nổi dậy, quân Minh chưa dẹp được (6). - Tại huyện Thanh Ðàm [Hà Nội] Lê Khang nổi dậy (7) - Tại Thanh Oai [Hà Tây], Lê Nhị giết cha con Ðô ty Lư Vượng tại cầu Ngọc Tân, lại đánh chiếm huyện Từ Liêm khiến quân Minh rất sợ hãi (7). - Tại Trường Yên [Ninh Bình], Ðỗ Cối, Nguyễn Hiệu họp nhau chống quân Minh.(7) -Tại Thanh Hoá Ðồng Mậc, Nguyễn Ngân Hà nổi lên. Riêng quân của Ðồng Mặc giết giặc rất nhiều, viên Chỉ huy quân Minh là Tả Ðịch bị bắt, Vương Tuyên thế cùng phải tự tử; Mặc được vua Trùng Quang cho làm Phủ quản quận Thanh Hoá (7) Tuy nhiên phần lớn các cuộc nổi dậy không có sự chỉ huy chung, hiệu lệnh không thống nhất nên cuối cùng bị tan rã. . Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 9 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 8 [12/2/1410]. giao tranh với bọn giặc Đặng Cảnh Dị bất lợi ; viên Đô Chỉ-huy Tô Toàn cũng bị thua tại sông Tranh (4), trúng thương chết. (Minh Thực Lục v.12, tr .1349; Thái Tông q. 104, tr. Riêng các cuộc. Từ Liêm khiến quân Minh rất sợ hãi (7). - Tại Trường Yên [Ninh Bình], Ðỗ Cối, Nguyễn Hiệu họp nhau chống quân Minh. (7) -Tại Thanh Hoá Ðồng Mậc, Nguyễn Ngân Hà nổi lên. Riêng quân của Ðồng