Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 24 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [18/3/1411] Chiếu dụ Giao-Chỉ rằng : “ Trẫm nhận mệnh trời, cai trị muôn phương, vĩnh viễn che chở soi xét tình cảnh kẻ dưới ; lòng đầy sự thương yêu, sớm chiều canh cánh. Nghĩ rằng Giao-chỉ đã được sáp nhập vào bản đồ, nhưng suốt năm chưa được yên ổn nghỉ ngơi, sau buổi khốn khó giặc giã bèn ban ân khoan hồng như sau : Kể từ ngày 24 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 9 trở về trước, những người Giao Chỉ tụ tập trong núi rừng đều được xá tội, quân cho trở lại nguyên đơn vị, dân trở lại với nghề cũ, quan lại quân dân phạm tội chưa bị phát giác cũng được tha…” (4) Chiếu thư ra rồi, có nhiều nhóm lợi dụng thời cơ xin hàng để nghĩ xả hơi, rồi lại tiếp tục nổi dậy. Tình trang như vậy, vua nhà Minh đành ra chỉ dụ ân xá cho một vài nhóm thuộc loại “ hàng rồi phản, phản rồi xin hàng ” : Ngày 19 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 11 [18/3/1413] Sắc dụ quan Tổng binh Anh quốc công Trương Phụ, Kiềm quốc công Mộc Thạnh rằng trong những số đầu mục tại Giao Chỉ có những kẻ đã hàng rồi phản, phản rồi xin hàng. Hãy chọn trong số đó một, hai người, tuyên bố ân mệnh của Trẫm, tha hết tội, lượng tài cao thấp giao trước chức quan, ngõ hầu yên lòng dân chúng. (5) Cũng vào năm này [1413] thế lực nhà hậu Trần gần như sụp đổ, Trần Quý Khoách phải chạy vào Quảng Trị ; giao Nghệ An cho Phan Quý Hựu giữ ; rồi cha con Phan Quý Hựu, Phan Liêu đầu hàng giặc. Trong hoàn cảnh đó, nếu Lê Lợi tại Thanh Hoá có làm quan cho Trần Quý Khoách thì cũng bị đứt liên lạc và ông ta cũng biết rằng lực lượng Trần Quý Khoách không thể cứu vãn được tình hình. Được biết trong 10 năm kháng chiến, Bình định vương Lê Lợi mấy lần tạm hoà với giặc, còn sử nhà Minh thì chép là “ hàng ”. Bởi vậy nếu từng là Kim Ngô Tướng quân của Trần Quý Khoách, ở vào hoàn cảnh nhà hậu Trần trên đường sụp đổ ; một người quyền biến như Lê Lợi tất không chịu bất lực buông tay, đành tạm hàng với quân Minh để giữ gìn thực lực. Hơn nữa với chức Tuần kiểm, trông coi một tổ chức bán quân sự, dưới quyền phần lớn là bộ hạ cũ, ít bị kiểm soát, Lê Lợi có cớ chiêu dụ người lưu vong, dung nạp kẻ phản loạn như Lam Sơn Thực Lục chép. Cũng căn cứ vào Lam Sơn Thực Lục : Lương Nhữ Hốt báo động với quân Minh rằng “ Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu. Nếu con thuồng luồng gặp được mây mưa thì tất không phải là vật ở trong ao đâu; nên sớm trừ đi để lâu sanh họa ” (6). Nhữ Hốt là người Việt theo giặc, chắc rành về người mình hơn ; lời báo động của y đã trở thành hiện thực ; con “ thuồng luồng ” Lê Lợi sớm rời ao tù “ Tuần kiểm ” để cất quân khởi nghĩa ; rồi “ thuồng luồng ” thành công biến thành “ rồng ”, một biểu tượng được dành riêng cho ngôi vua. Nay hãy thuật về cảnh Bình định vương Lê Lợi trải qua trong năm đầu khởi nghĩa : Mã Kỳ, nội quan (8) nhà Minh, được tin Bình Định vương dấy quân ở Lam Sơn (9), bèn kéo quân đến bức bách. Vương lui đóng ở Lạc Thuỷ (10), đặt quân phục sẵn để đợi giặc. Khi Mã Kỳ đến, quân phục đổ ra đánh. Các tướng Lê Thạch, Lê Ngân và Lê Lý đua nhau xung phong, phá trận địch : chém hơn nghìn thủ cấp, bắt được quân nhu và khí giới kể đến hàng nghìn. Cách vài ngày sau, tên Ái (không rõ họ) phụ đạo ở sách Nguyệt Ấn (11), dắt quân Minh đi đường tắt đến đánh úp : quân của Vương bị vỡ, chạy tan tác ; vợ và con gái của Vương bị địch bắt. Vương thu thập số quân tan vỡ còn sót lại, rồi cùng với các tướng Đinh Lễ, Đỗ Bí và Lê Xí lặng lẽ rút vào ẩn náu ở núi Chí Linh (12). (Cương Mục, sđd, trang 353) Việc con gái bị quân Minh bắt, chính vua Lê Lợi (sau khi lên ngôi) đã trình bày với vua Tuyên Tông nhà Minh, trong tờ tâu có đoạn như sau : Ngày 11 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 4 [15/3/1429] “ Nhân Thần có chút tình riêng : thần trước đây bị quan quân xua đuổi, trong lúc thảng thốt để mất con gái nhỏ mới 9 tuổi. Dò la được biết Nội quan Mã Kỳ mang về, tiến dâng làm quan nô tỳ. Thần tội to như gò núi đã được tha, nghĩ đến gia đình chỉ mong được đoàn tụ, xin được chiếu chỉ tha cho về để được vẹn tình cha con, Thần đáng ghi khắc vào tâm cốt, cảm ơn không bao giờ quên.” (Minh Thực Lục v. 18, t. 1218-1219; Tuyên Tông q. 51, t. 3b-4a). Vua Tuyên Tông tỏ vẻ ân cần, trả lời rằng : Ngày 28 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ 4 [1/5/1429] “ Riêng dụ ngươi về việc ngươi tâu rằng có con 9 tuổi bị Mã Kỳ thu dưỡng đem về kinh sư, muốn được đoàn tụ. Nghe việc này động lòng trắc ẩn, Trẫm là cha mẹ của thiên hạ lại nỡ để cho một trẻ nhỏ không được gần người thân ư ! Nên đã ra lệnh tìm hỏi ngay việc này. Nhưng con gái ngươi vì không hợp thuỷ thổ, nên bị bênh mất đã lâu. Tình thương yêu cha con người người giống nhau, nhưng phần số mỗi người thì đã định ; bảo riêng để ngươi biết. Nay ban cho Lý Kỳ, Vĩnh Đạt, Thông tiền phí tổn đi đường ; Sứ giả Hà Lật được ban y phục, tiền giấy, cho đi theo cùng Kỳ. ” (Minh Thực Lục v 18, tr. 1258-1260; Tuyên Tông q. 52, tr. 10b-11b) -Tháng 9, viên Tổng binh nhà Minh Lý Bân đem quân tới lùng sục. Vua đặt quân mai phục tại Mường Một (13), dùng tên thuốc độc bắn chết quân địch quá nửa; Bân thua rút quân về (14) Vào năm này tại miền Bắc, viên quan địa phương thuộc dân tộc thiểu số là Xa Miên nổi dậy tại huyện Tứ Mang [Sơn La] ; giết chết quân Minh rất nhiều, trong đó có viên Ðô chỉ huy người Việt tên là Trần Nhữ Thạch : Ngày 20 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 16 [27/3/1418] Trước đây viên cựu Thổ quan Tri huyện Tứ Mang, châu Gia Hưng là Xa Miên, có con Xa Tam làm phản, giết bọn Tri huyện lưu động Âu Dương Trí. Quan Tổng binh Phong thành hầu Lý Bân sai Đô đốc Đồng tri Phương Chính mang binh thảo phạt. Giặc cậy đông cự địch, các viên Thổ quan Đô Chỉ huy Trần Nhữ Thạch, Thiên hộ Chu Đa Bồ tử trận. Quan quân ra sức đánh bại giặc, bắt người em là Xa Đạo giết chết. Bọn Xa Tam trốn, nhưng núi rừng hiểm trở chướng lệ mới phát ; quan quân lục soát không bắt được, bèn mang quân trở về và sai người chiêu dụ. Bân báo lên và xin thưởng tuất bọn Nhữ Thạch để khuyến khích quân sĩ. Được chấp nhận. Thạch người Nam Sách, trước kia là quan nhỏ của họ Trần. Khi Vương sư chinh phạt Nam phương, đầu tiên đến quy phụ ; đánh giặc, chiêu hàng có nhiều thành tích, thăng quan lên đến chức Đô Chỉ huy Thiêm sự. Thảo phạt giặc Xa Tam, thâm nhập trận, trúng tên ngã ngựa bị giết. Đa Bồ người huyện Đông Ngàn, phủ Bắc Giang ; lập quân công được chức quan, cùng Nhữ Thạch phấn dõng giết giặc, bị thương chết. Thiên tử mệnh bộ Lễ cùng quan Hành nhân ban tế và cho lụa vải ; quan sở tại tạo phần mộ. (Minh Thực Lục v. 14, tr. 2063; Thái Tông q. 179, tr. 2a) . Thực lục về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dưới thời quân Minh cai trị Ngày 24 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [18/3/1 411] Chiếu dụ Giao-Chỉ rằng : “ Trẫm nhận mệnh trời, cai trị. nạp kẻ phản loạn như Lam Sơn Thực Lục chép. Cũng căn cứ vào Lam Sơn Thực Lục : Lương Nhữ Hốt báo động với quân Minh rằng “ Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu. Nếu con. cho đi theo cùng Kỳ. ” (Minh Thực Lục v 18, tr. 1258-1260; Tuyên Tông q. 52, tr. 10b-11b) -Tháng 9, viên Tổng binh nhà Minh Lý Bân đem quân tới lùng sục. Vua đặt quân mai phục tại Mường