1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đa dạng sinh học - part 5 doc

12 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 468,16 KB

Nội dung

do và do đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sản xuất lương thực và thực phẩm. • Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hại khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu: khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt Trái đất. Tuy vậy, những khí này và hơi nước giữ lại năng lượng do trái đất phát ra, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất giống với nhà kính - cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt. Hiện tượng khí nhà kính từng đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên sự phồn vinh cho cuộc sống trên trái đất. Vấn đề của ngày hôm nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với các hoạt động của con người đến mức làm thay đổi khí hậu của trái đất gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Lượng khí nhà kính gia tăng đã làm ảnh hưởng đến khí hậu trái đất và các tác hại này tiếp tục gia tăng trong tương lai. Những nhà khí tượng học ngày càng đồng ý với quan điểm cho rằng ở thế kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ còn nóng lên từ khoảng 2-6 0 C nữa vì sự gia tăng của khí CO 2 và các khí khác. Các chi tiết về sự thay đổi khí hậu trên trái đất vẫn đang được các nhà khí hậu tranh cãi, nhưng không nghi ngờ gì nữa tác hại của sự thay đổi nhanh chóng này vào các quần thể sinh học là rất lớn. Ví dụ như các vùng khí hậu ở khu vực ôn đới miền Bắc và miền Nam sẽ chuyển hoàn toàn về phía vùng cực. Các loài sống thích ứng với các khu rừng rụng lá phía Bắc Mỹ sẽ phải di cư từ 55 -1000 km về phía Bắc trong suốt thế kỷ XXI để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Trong khi các loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thể thay đổi để thích ứng với sự thay đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng là khó tránh khỏi. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra. Do việc giải phóng một lượng nước lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5 m. Mức nước biển 38 dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp, những khu đất ngập nước ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. Mực nước tăng có khả năng gây hại đến nhiều loài san hô, nhất là những loài chỉ tồn tại trong một độ sâu nhất định, nơi có ánh sáng và dòng chảy của nước phù hợp. Một số loài san hô không phát triển nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực nước biển và dần dần chúng sẽ bị chết đuối. Sự hủy hoại còn lớn hơn nếu như nhiệt độ nước cũng tăng. Nhiệt độ cao bất thường tại vùng biển Thái Bình Dương vào năm 1982 và 1983 làm chết loài tảo cộng sinh sống trong các dãi san hô, những dãi san hô này sau đó chết hàng loạt, ước tính 70 đến 95% san hô trong khu vực. Sự thay đổi khí hậu trái đất và nồng độ khí CO 2 trong khí quyển gia tăng có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới. 3.3.5. Sự tuyệt chủng các loài Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild). Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (globally extinct). Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như chúng không còn sống sót tại nơi chúng đã từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên nhiên. Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học (ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lượng cá thể loài còn lại ít đến nổi tác dụng của nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã. Một vấn đề quan trọng đối với sinh học bảo tồn đó là khi nào thì một loài sẽ tuyệt chủng bởi sự giảm thiểu đáng kể phạm vi của nó, hay là sự suy thoái và chia cắt nơi sống? Khi quần thể của loài có số lượng cá thể hạ xuống ở mức độ báo động nhất định, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Trong một số quần thể một vài cá thể có thể sống dai dẳng vài năm hay vài thập kỷ, thậm chí có thể sinh sản, nhưng rồi cuối cùng số phận của nó cũng bị tuyệt chủng. Đặc biệt trong các loại cây gỗ, các cá thể bị cách ly, không sinh sản có thể tồn tại đến hàng trăm năm. Những loài này được coi là “cái chết đang sống”. Nói một cách nghiêm túc thì loài không bị 39 tuyệt chủng vì một số cá thể còn sống, nhưng quần thể không còn sinh sản nữa, do vậy, tương lai của nó được giới hạn trong quãng thời gian ngắn ngủi của các cá thể còn lại. 3.3.5.1. Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên Sự đa dạng loài trên thế giới đã được tăng lên kể từ khi cuộc sống được hình thành. Sự gia tăng này không đều, hay đúng hơn mang tính chất của các thời kỳ có tỷ lệ hình thành loài cao, theo sau đó là thời kỳ thay đổi không đáng kể và giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction). Điều đó được coi như là hậu quả của một số vấn đề nguy hại có qui mô lớn, như là sự tràn ngập của nham thạch núi lửa, sự va chạm của các thiên thạch gây ra những sự thay đổi mạnh mẽ trong khí hậu trái đất làm nhiều loài không còn khả năng tồn tại. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng loài xảy ra thậm chí không bắt nguồn từ những xáo động to lớn. Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác hay do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen. Hiện tại chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn thịnh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như sự hình thành loài. Nếu tuyệt chủng là một phần trong các quá trình tự nhiên, thì tại sao lại phải suy nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài. Câu trả lời nằm trong mối tương quan về sự tuyệt chủng và hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm, qua sự tích luỹ dần các đột biến và những sự chuyển đổi các allen qua cả hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm. Kirchner và cộng sự (2001) đã báo cáo rằng, trung bình trái đất cần khoảng 10 triệu năm để hồi phục sự đa dạng từ những tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Nếu tốc độ của việc hình thành loài tương đương hay vượt quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên. Trong lịch sử các thời kỳ địa chất, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy nhiên trong những khoảng thời gian ngắn hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều so với tốc độ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là sự tiến hóa của sinh giới sẽ không theo kịp với những sự tuyệt chủng nhanh chóng. Một trong những lý do để giải thích tại sao sự đa dạng lại cần phải có một thời gian dài như thế để phục hồi, đó là sự tuyệt 40 chủng không chỉ là mất đi một hay một số loài mà cả tổ sinh thái - vai trò của loài trong hệ sinh thái - cũng bị mất đi. Sự phục hồi trở nên phức tạp do những vai trò chuyên biệt như là vật ký sinh, thức ăn, thích hợp, do vậy các loài không thể hình thành được khi chưa có sẵn vật chủ, nguồn thức ăn. Các hoạt động của con người trong thời gian gần đây đang gây ra sự tuyệt chủng ở tỷ lệ vượt xa tỷ lệ các loài được thay thế. Sự mất đi của loài hiện nay là chưa từng thấy, không theo một qui luật nào và có thể là không cứu vãn được. 3.3.5.2. Tuyệt chủng do con người gây ra Các nhóm sinh vật tiến hóa cao như côn trùng, động vật không xương và các loài thực vật có hoa, đạt đến sự đa dạng nhất vào khoảng 30.000 năm trước. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó, sự giàu có về loài đã giảm do sự gia tăng của quần thể người. Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng có thể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà con người bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Chỉ một thời gian ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, trong các vùng này bị tuyệt chủng. Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai hoang. Tỷ lệ tuyệt chủng được biết rõ nhất là về chim và thú do chúng là những loài tương đối lớn, được nghiên cứu kỹ và dễ làm cho người ta chú ý. Tỷ lệ tuyệt chủng của các loài còn lại chỉ là dự đoán. Tuy vậy, tỷ lệ tuyệt chủng ngay cả của chim và thú cũng không chắc chắn, do một số loài được coi là tuyệt chủng thì được phát hiện lại, các loài khác được cho là hiện đang có thì có thể thật sự đã tuyệt chủng. Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Trong khi những con số ban đầu này có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây. Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay Số loài tuyệt chủng Bậc phân loại Đất liền Đảo Đại dương Tổng số Số loài % tuyệt chủng Thú 30 51 4 85 4.000 2,10 41 Chim 21 92 0 113 9.000 1,30 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30 Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 48 0 23 19.100 0,10 Không xương sống 49 48 1 98 1.000. 000 0,01 Thực vật có hoa 245 139 0 384 250.00 0 0,20 Nguồn: Reid và Miller 1989. Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ 1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950. Sự gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều loài còn chưa bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất nhiều do các hoạt động của con người và chỉ tồn tại với số lượng rất thấp. Những loài này cũng được coi là tuyệt chủng sinh thái và chúng không còn vai trò gì trong tổ chức quần xã. Tương lai của nhiều loài là không chắc chắn. Khoảng 11% các loài chim tồn tại trên trái đất đang bị đe dọa tuyệt chủng cũng với tỷ lệ như thế cho các loài thú (Bảng 2.2.). Sự đe dọa đối với các loài cá nước ngọt và thân mềm cũng ở mức trầm trọng tương tự. Các loài thực vật cũng bị đe dọa, nhất là nhóm cây hạt trần. Bảng 2.2. Số loài bị đe dọa tuyệt chủng trong các nhóm động vật và thực vật chính Nhóm Số loài Số loài bị đe dọa tuyệt chủng % số loài đe dọa tuyệt chủng ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG Cá 24.000 452 2 Lưỡng thê 3.000 59 2 Bò sát 6.000 167 3 Chim 9.500 1.029 11 Thú 4.500 505 11 THỰC VẬT Hạt trần 758 242 32 Hạt kín 240.000 21.895 9 Palmae (cọ) 2.820 925 33 42 (Nguồn: Peter J. Bryant. Biodiversity and Conservation) 3.3.5.3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction) Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng xảy ra ở qui mô lớn, đã tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau ở đất liền và biển, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong các bậc phân loại. Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ. Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đã bị tuyệt chủng. Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh. Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật. Ordovician muộn (440 triệu năm trước): khí hậu toàn cầu ấm lên gây ra sự tuyệt chủng của một phần lớn các loài trong đại dương. Devonian muộn (360 triệu năm trước): nhiều quá trình ảnh hưởng đến sự tuyệt chủng trongn giai đoạn này đó là những tác động bên ngoài trái đất, mức nước biển thay đổi, thay đổi khí hậu và hiệu ứng lạnh toàn cầu Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, cách đây 66 triệu năm trước. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của khủng long. Khi khủng long bị mất đi và các cấu trúc của hệ sinh thái thay đổi, các loài thú có cơ hội để gia tăng về kích thước và đa dạng hoá loại hình. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát triển mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện. Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay 43 Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ có những biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài người từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp thế giới, trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%. So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có tỷ lệ tuyệt chủng cao nhất. Tỷ lệ tuyệt chủng trung bình trong quá khứ là 0,0001 đến 0,00001% số loài mỗi năm, trong khi đó tỷ lệ tuyệt chủng ở giai đoạn hiện nay là 0,01% (gấp từ 100 -1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng trong quá khứ). Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới. 3.3.6. Áp lực dân số 2.3. Những ví dụ về một số loài bị đe dọa 2.3.1. Loài Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) Trong số 8 loài Hổ trên thế giới có 3 loài đã bị tuyệt chủng là Hổ Baly (tuyệt chủng năm 1940), Hổ Caspian (1970) và Hổ Javan (1980), 5 loài hổ còn lại, đang bị đe dọa do sự kết hợp của việc phá huỷ nơi cư trú, nơi cư trú bị cắt đoạn, suy thoái và săn bắn trộm do nhu cầu của thị trường thuốc cổ truyền. Số lượng cá thể của các loài hổ trên thế giới giảm đến 95% trong thế kỷ XX, còn khoảng 5.000 đến 7.500 cá thể (Bảng 2.5.). Bảng 2.5. Hiện trạng các loài hổ trên thế giới Stt Tên loài Số lượng cá thể Tối thiểu Tối đa 1 Hổ Bali Panthera tigris balica Tuyệt chủng 1940 44 2 Hổ Caspian Panthera tigris virgata Tuyệt chủng 1970 3 Hổ Javan Panthera tigris sondaica Tuyệt chủng 1980 4 Hổ Amur Panthera tigris altaica 360 406 5 Hổ Amoy (Nam TQ) Panthera tigris amoyensis 20 30 6 Hổ Sumatra Panthera tigris sumatrae 400 500 7 Hổ Bengal Panthera tigris tigris 3.176 4.556 8 Hổ Đông Dương Panthera tigris corbetti 1.227 1.785 Campuchia 150 300 Trung Quốc 30 40 Lào Malaysia 491 510 Thái Lan 250 501 Việt Nam 200 200 5.000 7.500 (Nguồn: www. IUCN. org) Loài Hổ Amur (Siberi) có thể bị tuyệt chủng trong thời gian tới nếu Trung Quốc không có những biện pháp có hiệu quả tức thời. Trung Quốc vừa qua đã thành lập một khu bảo tồn Hổ để bảo vệ một quần thể chỉ có 6 cá thể. Hổ Ấn Độ (Bengal) số cá thể xuống còn khoảng 3.176 đến 4.556 cá thể và có thể tuyệt chủng trong 10 năm tới do việc săn bắn trái phép ở Ấn Độ để cung cấp cho nhu cầu "cao hổ cốt" ở Trung Quốc. Loài Hổ Đông Dương có số lượng cá thể dao động từ 1.227 tới 1.785 cá thể phân bố chủ yếu trong điểm nóng Indo - Burma. Sự phân bố của loài Hổ Đông Dương tập trung ở Thái Lan (với số lượng cá thể từ 250 - 501 cá thể). Loài này cũng phân bố ở Myanmar, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và bán đảo Malaysia. Trong phạm vi phân bố, loài hổ này sống trong các khu rừng hẻo lánh trên các vùng đồi hay các đỉnh núi nằm dọc theo biên giới của các nước kể trên. Lối vào các khu vực này rất bị hạn chế và các nhà sinh học chỉ có được những giới hạn cho 45 phép trong các chuyến khảo sát thực địa. Kết quả là hiện trạng của loài này còn được biết đến rất ít. Loài Hổ Đông Dương nhỏ hơn so với hổ Bangal. Con đực có chiều dài khoảng 2,7 mét (từ đầu đến đuôi) trọng lượng khoảng 180 kg. Con cái có kích thước nhỏ hơn, khoảng 2,4 mét và nặng khoảng 115 kg. Theo Paul Leyhuasen 1969, thì quần thể với số lượng khoảng 300 cá thể là đủ để có thể có được những biến dị di truyền. Đây là kích thước quần thể tối thiểu có thể sống được của các loài hổ. Do không có những số liệu đánh giá khác, nên con số trên có thể chấp nhận như là trạng thái lý tưởng để đạt tới, tuy vậy hiện nay khó có một nơi nào trên thế giới có thể có được một diện tích nơi cư trú thích hợp, không bị chia cắt đủ lớn để duy trì một quần thể hổ với 300 cá thể. Những mối de dọa lớn nhất hiện nay tới loài hổ là có thể kể là: Nơi cư trú bị mất mát: để có thể sống được ngoài thiên nhiên hoang dã, các loài hổ cần phải có nước để uống, các loài động vật để ăn thịt và thực vật để ẩn náu. Khi mà các vùng núi, các bụi rậm, các khu rừng, đồng cỏ là nơi cư trú cho hổ bị biến mất, thì cũng đến lượt hổ bị mất đi. Mở rộng nông nghiệp, đốn gỗ, phát triển đường sá, mở rộng công nghiệp và các đập thuỷ điện đã thúc đẩy các loài hổ vào những vùng đất nhỏ hơn. Những cánh rừng bị chia cắt được bao bọc bởi bởi sự phát triển nhanh chóng cua cộng đồng tương đối nghèo khó, làm gia tăng việc săn bắn trái phép. Không có nơi hoang dã, các loài hổ sẽ không tồn tại. Sự phát triển dân số: dân số Châu Á bùng nổ, đòi hỏi càng nhiều đất chuyển đổi cho phát triển nông nghiệp. Hầu hết các vùng đất thấp ở Châu Á đã bị khai hoang cho việc trồng lúa. Ví dụ như ở Ấn Độ, khoảng 60% các loài hổ vẫn còn lang thang, do dân số tăng 50% trong vòng 20 năm qua. Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong 40 năm qua, và gần 99% các nơi cư trú nguyên thuỷ là rừng của Trung Quốc bị phá huỷ. Sự cạnh tranh: do hổ phải cạnh tranh với con người và công nghiệp về đất đai, chúng càng có ít thức ăn hơn. Dân địa phương cũng săn bắt cùng vật mồi như hổ, đã gia tăng áp lực đối với hổ và phương sách là hổ phải tìm đến gia súc, thậm chí phải ăn thịt cả con người. Để ngăn chặn sự xâm lấn của hổ, dân địa phương thường dùng bả thuốc độc, săn bắn và bẫy đối với hổ. Ngoài thức ăn, dân địa phương cũng sử dụng các vùng đất bao quanh các khu bảo vệ để chăn nuôi gia súc và lấy gỗ để đun nấu. Sự xung đột giữa hổ và con người: để bảo tồn hổ từ các tay săn bắn trộm và từ sự gia tăng việc mất đất, các nhà bảo tồn động vật hoang dã đã 46 làm việc với các chính phủ để thiết lập hệ thống bảo tồn. Các khu bảo tồn là những vùng được bảo vệ rất khác nhau về diện tích, từ khoảng 21 km 2 ở Xioaling, Trung Quốc tới 14.846 km 2 ở Kerinci Seblat ở Indonesia. Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn đều là những vùng biệt lập trong rừng, ở đó các loài hổ khó có cơ hội để tồn tại do những khó khăn trong việc ghép đôi, bệnh tật, trôi dạt di truyền và giao phối cận huyết. Thêm nữa, các khu vực bảo vệ này cũng rất khó để bảo vệ, các Bộ Lâm nghiệp, Các Vườn Quốc gia và các khu Bảo tồn Động vật hoang dã không đủ nhân lực và kinh phí để bảo vệ các loài hổ từ việc gia tăng săn bắn trộm. Thiếu tổ chức, thiếu những khoản phụ cấp cho công việc nguy cơ cao, thiếu huấn luyện, thiếu lều trại trong khu bảo tồn, thiếu tuần tra đêm, thiếu các nguồn vật chất như súng ống, xe cộ và dụng cụ thông tin liên lạc, lực lượng bảo vệ ngăn chặn việc săn bắn rất bị giới hạn. Bên này là cộng đồng nông thôn sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hằng ngày, bên kia là quần thể cho các loài hổ có thể sống được, vấn đề bảo tồn động vật hoang dã và phát triển cuộc sống của cộng đồng thực sự là vấn đề nan giải và phức tạp. Những nổ lực cho việc bảo tồn nơi cư trú của các loài hổ đã tập trung vào việc giảm thiểu các xung đột giữa các nhà quản lý các khu bảo tồn hổ và người dân sống quanh các khu bảo tồn đã có được thành công ở một số nơi. Các điều kiện về chính trị và kinh tế giới hạn hiệu lực, đặc biệt là sự tấn công của các người săn bắn trộm, giết hổ để làm các bài thuốc cổ truyền theo Trung Quốc 2.3.2. Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) Sao La là loài thú lớn hoang dã đã được liệt kê trong danh sách các loài động vật hoang dã được WWF bảo vệ. Trong vài năm qua, WWF đã hợp tác với chính phủ và các tổ chức từ nhiều quốc gia trên thế giới để nghiên cứu và bảo vệ loài thú đang bị đe dọa này. Chương trình động vật hoang dã Đông Dương đã phối hợp với Việt Nam, Lào, Campuchia để thực hiện kế hoạch hành động, đồng thời để bảo trợ và giúp đỡ trong việc đánh giá, qui hoạch và bảo tồn loài động vật quý hiếm với những kết quả rất lạc quan. Sao La được tìm thấy trong Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang (Hà Tĩnh) vào năm 1992 và một số khu rừng trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo thống kê của các chuyên gia WWF và các nhà khoa học Việt Nam thì có một số lượng cá thể của Sao La trong khoảng từ 70 đến 100 cá thể, giới han trong một diện tích khoảng 4.000 km 2 trong các cánh rừng dọc theo biên giới Việt Nam và Lào. Vùng mà Sao La bị bắt được xem 47 [...]... nhiên hoang dã TFC đã ban hành một kế hoạch hành động nhằm đưa ra một chiến lược dựa trên nền tảng khoa học khả thi nhằm bảo tồn các loài rùa Kế hoạch này kết hợp các chương trình phát triển cho việc nhân nuôi, tiến hành các điều tra sinh học, sinh thái, và xây dựng các năng lực về kinh tế, khoa học, luật pháp và các năng lực khác nhằm bảo vệ hữu hiệu các loài 48 rùa và nơi cư trú của chúng TCF sẽ... với WWF đã thực hiện các biện pháp hiệu quả và đặc biệt để bảo tồn môi trường Sinh thái cho Sao La và các loài quý hiếm khác Để có thể giới thiệu loài động vật quý hiếm này, Tổng Cục Bưu chính Viễn Thông đã phát hành bộ tem về Sao La Có 4 loại tem có giá trị khác nhau nêu lên các hình ảnh về Sao La trong môi trường tự nhiên - khi còn non với dáng vẻ ngây thơ ngờ nghệch và khi trưởng thành với cặp sừng... loài rùa nước ngọt và ở biển (67%) đang bị đe dọa tuyệt chủng và cần có những hành động bảo tồn Tình trạng này tiếp tục tồi tệ hơn với việc gia tăng của sự mất nơi cư trú, nhu cầu thực phẩm, dược phẩm hay vật nuôi và những tác động của bệnh tật và sự thay đổi khí hậu thế giới Không có một nơi nào mà các loài rùa lại bị đe dọa nhiều như ở Châu Á, nơi mà hơn 90 loài đang nguy cấp Mối đe dọa khẩn cấp nhất... là Sao La không phải là đối tượng có giá trị đặc biệt về y học và cũng không có giá trị cao như các loài quý hiếm khác như hổ chẳng hạn Các tay săn bắn trộm không có ý định nhắm vào Sao La do nó không có giá trị về kinh tế Như vậy, các nhà bảo tồn hy vọng rằng với sự nhận thức và niềm tự hào quốc gia về một loài động vậy duy nhất, đẹp đẽ và đang bị nguy cơ, có thể có hy vọng vào sự tồn tại của Sao la . XƯƠNG Cá 24.000 452 2 Lưỡng thê 3.000 59 2 Bò sát 6.000 167 3 Chim 9 .50 0 1.029 11 Thú 4 .50 0 50 5 11 THỰC VẬT Hạt trần 758 242 32 Hạt kín 240.000 21.8 95 9 Palmae (cọ) 2.820 9 25 33 42 (Nguồn: Peter. 1600 -1 700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1 850 -1 950 . Sự gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạng sinh học. . Đông Dương Panthera tigris corbetti 1.227 1.7 85 Campuchia 150 300 Trung Quốc 30 40 Lào Malaysia 491 51 0 Thái Lan 250 50 1 Việt Nam 200 200 5. 000 7 .50 0 (Nguồn: www. IUCN. org) Loài Hổ Amur (Siberi)

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w