CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ_1 doc

6 731 3
CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ_1 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ 1. Tình hình Liên Xô trước cải tổ Vào năm 1973, trên thế giới đã diễn ra một cuộc khủng hoảng về năng lượng dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng này chính là do các nước OPEC chủ động ngưng sản xuất dầu và thực hành cấm vận, không cung cấp dầu cho Mỹ và những nước phương Tây đã ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với Syrie và Ai Cập. Giá dầu tăng lên đột ngột từ 20 USD/thùng lên 45-50 USD/thùng. Tranh biếm họa về khủng hoảng dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ tới nhiều quốc gia, dân tộc nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô lại cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, hơn nữa các nguồn tài nguyên của Liên Xô vẫn còn dồi dào nên chậm đề ra đường lối cải cách, không kịp thời có những biện pháp đối phó. Kết quả là nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70 có dấu hiệu suy giảm rồi khủng hoảng và đến đầu những năm 80 đã trở nên khủng hoảng trầm trọng biểu hiện ở các mặt sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một giảm: Nếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tổng giá trị sản phẩm xã hội là 14,2%, từ 1951 – 1960 là 10%, thì từ thập kỉ 60 bắt đầu giảm: từ 1966 – 1970 là 7,1%, từ 1970 – 1975 là 5,1%, 1976 – 1980 là 3,9%, đến 1982 khi Brêgiơnhép qua đời còn 2,6% (tương đương mức thấp nhất của thời kì trước chiến tranh). - Thu nhập quốc dân giảm xuống 2,5 lần; sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần; sản xuất nông nghiệp giảm 3,5 lần. Thu nhập thực tế tính theo đầu người giảm 3 lần. - Kinh tế phát triển theo chiều rộng, không phát triển theo chiều sâu. Các nhân tố phát triển kinh tế theo chiều rộng cũng bị hạn chế. Nền kinh tế thiếu năng động, thiếu sức sống, hiệu quả thấp. - Cơ cấu kinh tế mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ IX (1971 – 1975) đầu tư cho công nghiệp nhóm A gấp 7 lần nhóm B, tỉ trọng giá trị sản lượng nhóm A = 74,8%, nhóm B = 25,2% (1985). Ngay trong công nghiệp nặng thì công nghiệp quân sự, quốc phòng cũng phát triển hơn các ngành khác. - Giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối nghiêm trọng. So sánh năm 1976 với năm 1940, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 18 lần, còn giá trị sản lượng nông nghiệp chỉ tăng 2,4 lần. So sánh năm 1975 với năm 1960, con số đó là 3,2 lần và 0,4 lần. Hàng năm Liên Xô phải nhập 30 – 40 triệu tấn lương thực. - Mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng. Từ năm 1965 – 1980 tỉ trọng tích lũy trong thu nhập quốc dân là 25 – 28%, trong đó năm 1970 là gần 30%. Tích lũy và đầu tư cao làm cho mức sống của nhân dân tăng chậm, gây khó khăn về sức người, sức của. - Việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất cũng bị hạn chế nhiều do cơ chế quản lí mệnh lệnh hành chính, quan liêu bao cấp, mặc dù khoa học – kĩ thuật của Liên Xô khá phát triển và có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học. Cán bộ khoa học kĩ thuật của Liên Xô chiếm 25% tổng số cán bộ khoa học kĩ thuật toàn thế giới, phát minh kĩ thuật mới hàng năm chiếm 1/3 tổng số phát minh của thế giới, xếp thứ hai sau Nhật Bản, nhưng hàng năm chỉ có 1/4 thành quả khoa học kĩ thuật mới được ứng dụng trong nền kinh tế quốc dân và thời gian ứng dụng thường kéo dài từ 10 – 12 năm. Theo thống kê 1984 – 1985 trình độ khoa học kĩ thuật chung của Liên Xô lạc hậu so với các nước phát triển phương Tây khoảng 15 năm, nhất là các lĩnh vực mới như vi điện tử, năng lượng, vật liệu mới, kĩ thuật thông tin, vi sinh vật. Vào thời điểm đó, lao động chân tay ở Liên Xô vẫn còn khoảng 50 triệu người. Trong công nghiệp, lao động chân tay chiếm khoảng 1/3, xây dựng chiếm 1/2 và nông nghiệp chiếm 3/4. Năm 1983, Ban lãnh đạo đất nước, đứng đầu là Anđrôpốp đã cố gắng uốn nắn tình hình kinh tế bằng việc tăng cường kỉ luật lao động. Ở Mátxcơva, trong một loạt vùng đất đã tiến hành “bắt giữ” các công dân ở tuổi lao động nhằm làm rõ “lí do vắng mặt trong giờ làm việc”. Cuộc đấu tranh bảo đảm kỉ luật lao động bằng phương pháp lung bắt đã gây nên sự phẫn nộ trong xã hội, mặc dù đã đem lại một số hiệu quả tuy chỉ mang tính chất tạm thời. Tóm lại, trước “cải tổ”, nền kinh tế Liên Xô tăng trưởng chậm, cơ cấu mất cân đối, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp, kĩ thuật công nghiệp dân dụng và nông nghiệp lạc hậu, hàng tiêu dùng thiếu thốn, nhân dân lao động thiếu hăng hái. Vị trí cường quốc kinh tế của Liên Xô bị các nước khác thách thức, trước hết là Nhật Bản. Năm 1986, khi Liên Xô đã bước vào cải tổ, tổng giá trị sản phẩm xã hội của Mĩ là 3.900 tỉ USD, Liên Xô: 1.800 tỉ USD, Nhật Bản: 1.700 tỉ USD. Nhưng sau đó hai năm, Nhật Bản đã vượt Liên Xô. Tại Mĩ, năng suất lao động công nghiệp tăng 5 lần so với Liên Xô. Và Liên Xô đã không trở thành nước có mức sống “cao nhất thế giới” như tuyên bố năm 1961. Tình trạng giảm sút của nền kinh tế đất nước không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng của nhân dân mà còn gây sự hoài nghi, dao động, làm giảm sút uy tín của Đảng và chính quyền nhà nước. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên suy cho cùng là do mô hình tập quyền cao và thể chế quản lí xơ cứng của thời kì chiến tranh và khôi phục kinh tế sau chiến tranh không còn phù hợp với phát triển kinh tế trong điều kiện hòa bình. Tình trạng quan liêu diễn ra hết sức trầm trọng và phổ biến. Vào nửa đầu thập niên 80, tình hình chính trị ở Liên Xô mất ổn định, luôn trong tình trạng lên “cơn sốt” bởi sự thay đổi thường xuyên những người lãnh đạo cấp cao. Trong vòng chưa đầy hai năm, nhà tư tưởng chủ yếu của Liên Xô là Xuxlốp qua đời (1/1982), sau đó tiếp tục là ba nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô liên tiếp qua đời Brêgiơnhép (11/1982), Anđrôpốp (2/1984), Trécnencô (3/1985). Đông đảo đảng viên và quần chúng nhân dân hết sức chán chường vì những người cao tuổi lên cầm quyền rồi vội vàng ra đi. Họ rất bất bình với tình trạng trì trệ của đất nước và mong muốn có một người lãnh đạo trẻ, khỏe, tài năng tiến cùng thời đại. Trong bối cảnh đó, Goócbachốp lúc bấy giờ là ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất đã được đề cử vào cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (3/1985). Như vậy, trước khi tiến hành cải tổ, trên thực tế, mô hình của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã hội chứa đựng những thiếu sót, sai lầm được tích tụ từ lâu. Nó cản trở sự phát triển của đất nước. Xã hội Xô viết lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng, sản xuất tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và ngày càng thua kém các nước phương Tây về khoa học – kĩ thuật. Nền kinh tế Liên Xô ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài và lạm phát không ngừng tăng lên. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hơn nữa, đây lại là thời kì Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kì như một minh chứng của tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Thời kì này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này, Liên Xô giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Quân đội Hoa Kì trong Chiến tranh Việt Nam. Cuộc chạy đua vũ trang và vũ trụ càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu của nền kinh tế Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó là nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ. . CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ 1. Tình hình Liên Xô trước cải tổ Vào năm 19 73, trên thế giới đã diễn ra một cuộc khủng hoảng về năng lượng dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng. hàng năm của tổng giá trị sản phẩm xã hội là 14 ,2%, từ 19 51 – 19 60 là 10 %, thì từ thập kỉ 60 bắt đầu giảm: từ 19 66 – 19 70 là 7 ,1% , từ 19 70 – 19 75 là 5 ,1% , 19 76 – 19 80 là 3,9%, đến 19 82 khi. quốc kinh tế của Liên Xô bị các nước khác thách thức, trước hết là Nhật Bản. Năm 19 86, khi Liên Xô đã bước vào cải tổ, tổng giá trị sản phẩm xã hội của Mĩ là 3.900 tỉ USD, Liên Xô: 1. 800 tỉ USD,

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan