Những điều nên tránh khi dạy con Mỗi khi làm sai điều gì, bị mẹ nhắc là cu Chanh (4 tuổi) quay mông vỗ ‘bộp bộp’, tỏ ý trêu mẹ. Xuyên (mẹ cu Chanh) đáng lẽ phê bình con thì lại nói móc: ‘Giỏi, cứ làm tiếp đi’. Hoặc khi thấy cu con giận dữ, cầm thước kẻ vụt vào chân mẹ, Xuyên cũng “nói lẫy”: “Giỏi, giỏi ghê”. Khi thấy con hễ đi tè là cầm chim vẩy tứ tung, Xuyên giận nên bảo: “Con tưởng thế là hay lắm à? Vẩy nữa đi”. Vì thế, cu Chanh không hiểu những gì mẹ nói, tưởng thế là hay nên càng lúc càng “được đà”. Dọa con tai hại Con gái Thanh (gần 2 tuổi) thường quấy khóc trước giờ ngủ. Vợ chồng Thanh thích bế con ra đường và dọa: “Nín đi, ôtô ăn thịt bây giờ”. Lúc đó, bé co người lại và nín luôn. Bây giờ, chỉ cần nghe thấy tiếng ôtô hay chỉ tay: “Ăn đi, ôtô ăn thịt đấy” là bé sợ hãi. Với cu Tun (hơn 1 tuổi) thì con chuột bằng bông (mỗi khi ấn vào kêu “chít chít”) là nỗi hoảng sợ. Mỗi khi cu cậu lon ton định tra tay vào ổ điện, giật giây cắm quạt hay bước tới cầu thang là bà nội kêu lớn: “Chuột chít kìa, ôi con chuột chít đấy”. Ám ảnh trước lời dọa của bà, cu Tun rất sợ chuột và sợ luôn cả con chuột bằng bông bố mua cho. Bị chi phối tình cảm khi dạy con Hôm nào vui, khỏe mạnh thì thấy con (4 tuổi) nói hư một chút, Hương (Ba Đình, Hà Nội) cũng cười bỏ qua. Còn ngày nào tâm trạng buồn bực, thấy sàn nhà đổ lênh láng nước, chưa kịp hỏi, Hương đã “lao vào” tét đít con khiến cu cậu khóc ré lên. Mãi sau cô mới biết là do bà giúp việc bất cẩn, làm đổ nước ra sàn nhưng lại quên chưa lau. Cũng có khi tức chồng, lại thấy con cứ lẵng nhẵng đòi ăn phở (trong khi đã chuẩn bị cháo), đòi mặc cái áo xanh (trong khi đang mặc áo đỏ) càng khiến Hương không giữ nổi bình tĩnh. Khi ấy, cô lại bực lên và sẵn sàng đánh mắng con thay vì nhẹ nhàng giải thích. Nhiều lúc, Hương cũng ân hận vì trót lỡ tay đánh con. Biết vậy nhưng khi nóng nảy, cô thường không kiềm chế được. Nên tránh những cách tiêu cực khi dạy con Nhiều cha mẹ biết rõ tác hại của việc dạy con không đúng cách. Tuy nhiên, lúc tâm trạng không vui, họ thường không giữ được bình tĩnh hoặc dạy con bằng nói mỉa mai, nói lẫy Hậu quả là bé có thể bị đòn oan, không phục cha mẹ. Hoặc do chưa hiểu việc nào đúng – việc nào sai nên không biết cha mẹ đang nói ngược. Từ đó, bé càng lặp lại hành vi xấu nhiều hơn. Có khi cũng hành vi ấy nhưng bỗng dưng bị mẹ đánh mắng nên càng không hiểu, hoang mang nhiều hơn. Còn kiểu hù dòa thì không hay vì dẫn tới tâm lý ám ảnh, sợ sệt ở bé. Xem thêm về dạy tại www.chamsocbe.com . Những điều nên tránh khi dạy con Mỗi khi làm sai điều gì, bị mẹ nhắc là cu Chanh (4 tuổi) quay mông vỗ ‘bộp bộp’, tỏ ý trêu mẹ. Xuyên (mẹ cu Chanh) đáng lẽ phê bình con thì lại. vì trót lỡ tay đánh con. Biết vậy nhưng khi nóng nảy, cô thường không kiềm chế được. Nên tránh những cách tiêu cực khi dạy con Nhiều cha mẹ biết rõ tác hại của việc dạy con không đúng cách ôi con chuột chít đấy”. Ám ảnh trước lời dọa của bà, cu Tun rất sợ chuột và sợ luôn cả con chuột bằng bông bố mua cho. Bị chi phối tình cảm khi dạy con Hôm nào vui, khỏe mạnh thì thấy con