Những điềunêntránhkhibỏviệc
Trong cuộc đời đi làm sẽ có ít nhất vài lần bạn phải thay đổi công việc. Dù
bạn chủ động bỏviệc hay bị đuổi việc thì bạn cũng tuyệt đối không nên làm
năm điều dưới đây.
1. Chỉ trích sếp và đồng nghiệp
Khi bỏviệc nhất là trong trường hợp vì bạn cảm thấy mình đã bị đối xử không
đúng đắn, bạn có thể không kiềm chế được cảm xúc của mình và lớn tiếng chỉ
trích sếp và đồng nghiệp. Điều này là không nên một chút nào. Biết đâu một ngày
nào đó bạn vẫn phải làm việc với họ, lúc đó bạn sẽ cảm thấy thật bối rối.
2. Phá hoại hoặc lấy trộm tài sản của công ty
Bạn bị đuổi việc và cảm thấy bị đối xử không xứng đáng? Điều này khiến cho bạn
cảm thấy bực mình và muốn “trả thù” bằng những hành động như cố ý phá hoại
hoặc lấy trộm tài sản. Nhưngnhững hành động đó đều là phạm pháp. Nếu bị phát
hiện bạn có thể phải “làm việc” với công an, còn danh dự của bạn thì chẳng còn gì
để nói nữa.
3. Quên đề nghị chứng nhận
Trước khi rời khỏi công ty bạn nên đề nghị giám đốc, trưởng phòng hoặc người
giám sát bạn chứng nhận về thời gian bạn đã đảm nhận công việc này. Điều này sẽ
giúp bạn “làm giàu” sơ yếu lí lịch của mình và tạo ấn tượng tốt khi đi xin việc lần
sau.
4. Nói xấu đồng nghiệp cũ với đồng nghiệp mới
Khi bạn nói xấu, “buôn dưa lê” với đồng nghiệp mới về những đồng nghiệp cũ,
đồng nghiệp mới của bạn có thể nhìn bạn bằng ánh mắt “đây là một kẻ chuyên
ngồi lê đôi mách” và cho rằng bạn có thể nguy hiểm với họ. Điều này sẽ gây khó
khăn lớn cho công việc cũng như các mối quan hệ của bạn.
5. Nói xấu sếp cũ với sếp mới khi đi phỏng vấn
Đây là một điều tối kị. Trong trường hợp này không có ai ngoài bạn là người bị
đánh giá không tốt. Sếp mới có thể thắc mắc không hiểu điều gì đã diễn ra giữa
bạn và sếp cũ khiến cho bạn phải bỏviệc và có thể sẽ nghĩ rằng lỗi là do chính
bạn.
Trước tiên, hãy tâm sự chuyện bạn bị đuổi việc với người bạn thân nhất hoặc với
vợ/chồng của bạn. An ủi bản thân bằng cách xem xét lại những thành tích và thế
mạnh của bạn. Gọi điện cho những người thân, quen có thể giúp đỡ bạn như đồng
nghiệp cũ, nhà cung cấp và khách hang. Hãy nói với họ rằng bạn sẽ không làm
việc với họ nữa, biết đâu họ có thể sẽ giới thiệu cho bạn một công việc mới. Tiếp
đến, làm mới lại resume và bắt đầu công cuộc tìm việc. Tìm việc làm qua báo
giấy, các trang web việc làm, liên lạc với các công ty tuyển dụng, gọi điện đến các
công ty… Có rất nhiều cách tìm kiếm việc làm mà bạn có thể tham khảo.
Phải trả lời thế nào với mọi người mỗi khi họ hỏi tại sao tôi rời bỏ công việc
cũ?
Trả lời ngắn gọn. Bình tĩnh và lạc quan, không nên đổ lỗi cho người khác. Hãy
giải thích lý do thật lạc quan bằng cách nhấn mạnh những thành tích và kinh
nghiệm bạn đã học được từ công việc đó.
Làm thế nào để tinh thần thoải mái và không bị suy sụp?
Chắc chắn bạn sẽ phải trải qua và nên sẵn sàng chấp nhận 5 giai đoạn khi bị mất
việc: phủ nhận, tức giận, thương lượng, thất vọng và cuối cùng là chấp nhận. Vì
vậy, hãy cố gắng không nên kéo dài thời gian tức giận hay đâu khổ làm gì, mà
thay vào đó hãy chăm sóc sức khoẻ và tinh thần bằng các bài tập thể dục, ăn uống
điều độ. Hãy gặp gỡ và giao tiếp với những người bạn lạc quan và yêu đời. Gần
gũi với họ, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời vui vẻ hơn rất nhiều.
. Những điều nên tránh khi bỏ việc
Trong cuộc đời đi làm sẽ có ít nhất vài lần bạn phải thay đổi công việc. Dù
bạn chủ động bỏ việc hay bị đuổi việc. đuổi việc thì bạn cũng tuyệt đối không nên làm
năm điều dưới đây.
1. Chỉ trích sếp và đồng nghiệp
Khi bỏ việc nhất là trong trường hợp vì bạn cảm