Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký thống kê đất đai part 2 ppsx

28 376 0
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký thống kê đất đai part 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 2. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Một số quy định chung 1.1. Các trường hợp đăng ký biến động đất đai Đăng ký biến động về sử dụng đất thực hiện đối với thửa đất đã cấp GCNQSDĐ có thay đổi về nội dung đã ghi trên GCNQSDĐ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì đăng ký biến động về sử dụng đất thực hiện đối với các trường hợp: + Người sử dụng đất thực hiện các quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất); + Người sử dụng đất được phép đổi tên; + Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất; + Chuyển mục đích sử dụng đất; + Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; + Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; + Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; + Nhà nước thu hồi đất. Đăng ký biến động về sử dụng đất thực hiện đối với một thửa đất đã xác định một chế độ sử dụng cụ thể; sự thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến quyền sử dụng đất hay chế độ sử dụng của thửa đất đều phải phù hợp với quy định của pháp luật; do đó tính chất công việc của đăng ký biến động là xác nhận sự thay đổi của nội dung đã đăng ký theo quy định pháp luật. Vì vậy quá trình thực hiện đăng ký biến động phải xác lập căn cứ pháp lý của sự thay đổi theo quy định của pháp luật (lập hợp đồng, tờ khai thực hiện các quyền, quyết định chuyển mục đích hoặc gia hạn sử dụng đất, quyết định đổi tên tổ chức; biên bản hiện trường sạt lở đất…); trên cơ sở đó thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính và chỉnh lý hoặc thu hồi GCNQSDĐ. Người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 (gọi chung là giấy tờ nguồn gốc sử dụng đất) cũng thực hiện các thủ đăng ký biến động về quyền sử dụng đất như đối với trường hợp có GCNQSDĐ. Trước khi thực hiện bước đầu tiên của thủ tục đăng ký biến động, cơ quan có trách nhiệm giải quyết thủ tục phải xem xét điều kiện cấp GCNQSDĐ, thu hồi giấy tờ nguồn gốc sử dụng đất và làm thủ tục để cấp GCNQSDĐ theo quy định tại các Điều 135, 136, 137 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức hoặc ngược lại thì thực hiện theo nguyên tắc sau: - Nơi nộp hồ sơ thực hiện theo quy định đối với bên chuyển quyền sử dụng đất; - Văn phòng ĐKQSDĐ nơi quản lý bản lưu GCNQSDĐ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất thì gửi toàn bộ hồ sơ đăng ký chuyển quyền (kể cả bản lưu GCNQSDĐ) đến Văn phòng ĐKQSDĐ nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký đối với bên nhận chuyển quyền để làm thủ tục chỉnh lý GCNQSDĐ và quản lý hồ sơ. 1.2. Hợp đồng về quyền sử dụng đất (Quy định tại Điều 146- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) - Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; văn bản thừa kế quyền sử dụng đất (gọi chung là Hợp đồng về quyền sử dụng đất) do các bên liên quan lập nhưng không trái với quy định của pháp luật về dân sự; - Hợp đồng về quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự; - Hợp đồng về quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của nhóm người sử dụng đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự; - Hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất được kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng ĐKQSDĐ. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng ĐKQSDĐ; Hiệu lực của di chúc hoặc biên bản chia thừa kế, văn bản cam kết tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. 1.3. Chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực của UBND cấp xã đối với Hợp đồng về quyền sử dụng đất (Quy định tại Thông tư số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT) Thẩm quyền chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp xã: - Hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất mà bên quyền sử dụng đất là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì công chứng tại Phòng Công chứng. - Hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất mà bên có quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì hộ gia đình, cá nhân đó được lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản. Nội dung chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp xã thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường: + Các bên tham gia ký kết giấy tờ thực hiện các quyền hợp đồng là đúng, tự nguyện và có đủ năng lực hành vi dân sự; + Nội dung giấy tờ thực hiện các quyền phù hợp quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hiện hành; + Có đủ điều kiện chuyển quyền, nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật đất đai Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi chưa có Văn phòng ĐKQSDĐ có trách nhiệm cung cấp dịch vụ thông tin về đất đai theo yêu cầu của Công chứng viên, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng Ban quản lý. Thời hạn công chứng hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất là trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng về quyền sử dụng đất trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân; nếu nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng thế chấp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 1.4. Thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất - Trường hợp thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ thì thực hiện như sau: + Người sử dụng đất phải nộp hồ sơ xin tách thửa, kèm theo hồ sơ thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định; + Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện việc tách thửa theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 19-Nghị định số 84/2007/NĐ-CP để tách GCNQSDĐ theo các thửa mới; sau đó chuyển hồ sơ về Văn phòng ĐKQSDĐ để thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với phần thửa đất mới tách có biến động theo quy định. - Trường hợp người sử dụng đất có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 của Luật Đất đai năm 2003 mà chưa được cấp GCNQSDĐ thì thực hiện việc tách thửa theo quy định tại Điều 19-Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) để cấp GCNQSDĐ theo các thửa mới tách rồi thực hiện tiếp việc đăng ký biến động theo thủ tục quy định đối với thửa đất mới tách có biến động. 1.5. Thời điểm được thực hiện các quyền (Quy định tại Điều 98-Nghị định số 181/2004/NĐ-CP) - Đối với trường hợp sử dụng đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền như sau: + Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; + Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó; + Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất; - Đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì thời điểm được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai được xác định từ khi quyết định giao đất có hiệu lực thi hành; - Đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì thời điểm được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai được xác định từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; - Đối với trường hợp sử dụng đất được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì thời điểm được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai được xác định từ khi có quyết định giao đất, ký hợp đồng thuê đất. 1.6. Điều kiện chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất 1.6.1. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất - Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Quy định tại Điều 102-Nghị định số 181/2004/NĐ-CP): + Đất nông nghiệp chuyển đổi là đất được Nhà nước giao hoặc đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác; + Chỉ được chuyển đổi giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân (Quy định tại Điều 104-Nghị định số 181/2004/NĐ-CP): + Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất trồng lúa nước không được chuyển nhượng, tặng cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, và tổ chức kinh tế; + Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai; + Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nằm xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đó cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó; + Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. 1.6.2. Điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất Điều kiện chung đối với người nhận quyền sử dụng đất: - Người nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích và trong thời hạn sử dụng đất đã được xác định đối với thửa đất trước khi chuyển quyền. - Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và tại địa phương khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 103 và Điều 104-Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (Quy định tại Điều 103-Nghị định 181/2004/NĐ-CP): - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. - Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. - Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước của hộ gia đình, cá nhân khác. - Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó. Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Quy định tại Điều 100-Nghị định 181/2004/NĐ-CP): - Mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; - Được UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, xác định thời hạn sử dụng đất đồng thời với việc xét duyệt nhu cầu sử dụng đất theo những căn cứ quy định tại Điều 30-Nghị định 181/2004/NĐ-CP; - Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 35 của Luật đất đai năm 2003 và quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. Xử lý diện tích đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Quy định tại Điều 105-Nghị định 181/2004/NĐ-CP): - Đối với diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất do ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thì việc chuyển sang thuê đất thực hiện theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong khi ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất thì diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển quyền không phải chuyển sang thuê đất. - Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế mà vượt hạn mức sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 và đã chuyển sang thuê đất nhưng không vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định thì không phải chuyển sang thuê đất đó kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; thời hạn sử dụng đất là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất. Trong khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất thì diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế không phải chuyển sang thuê đất. - Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất mà không có hộ khẩu thường trú có trách nhiệm thông báo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú về diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương. - Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú có trách nhiệm tính tổng diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất để xác định diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất và báo cáo UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định. - Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức có trách nhiệm thông báo cho người đó biết diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang thuê; người nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức được quyền lựa chọn thửa đất chuyển sang thuê. 2. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dụng đất 2.1. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai khi người sử dụng đất thực hiện các quyền 2.1.1. Trình tự thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Quy định tại các Điều 122, 147-Nghị định 181/2004/NĐ-CP) a. Trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp theo chủ trương “dồn điền đổi thửa” - Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tự thoả thuận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; nộp tại UBND cấp xã các giấy tờ gồm: + GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 (nếu có); + Văn bản thoả thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ hoặc nhóm hộ liên quan; - UBND cấp xã lập và gửi phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung toàn xã, phường, thị trấn đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; nội dung chủ yếu của phương án gồm: + Tổng diện tích đất chuyển đổi, diện tích từng loại đất hiện trạng sẽ chuyển đổi; + Tổng số hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi; + Phương án quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng (nếu có) thể hiện các nội dung: việc xây dựng mới hoặc cải tạo hệ thống giao thông, thuỷ lợi (nếu có); việc chuyển đổi cơ cấu các loại đất nông nghiệp; + Những thoả thuận của các hộ gia đình về phương thức chuyển đổi; + Tổng diện tích đất nông nghiệp và diện tích từng loại đất sau chuyển đổi; + Danh sách các hộ chuyển đổi đất nông nghiệp kèm theo phương án gồm: họ và tên hai vợ chồng chủ hộ, địa chỉ đăng ký thường trú; diện tích, loại đất, xứ đồng của từng thửa đất trước và sau khi chuyển đổi; - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Thẩm tra phương án chuyển đổi; + Trình UBND cùng cấp phê duyệt phương án chuyển đổi; + Tổ chức, chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện phân định ranh giới, mốc giới thửa đất của từng hộ trên thực địa theo phương án chuyển đổi đã được phê duyệt; + Gửi thông báo đến Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở để đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính; hoặc chỉ đạo Văn phòng ĐKQSDĐ trực thuộc đo đạc chỉnh lý bản đồ, sơ đồ hiện có hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ; + Trình UBND cùng cấp ký cấp GCNQSDĐ đối với các thửa đất chuyển đổi + Gửi bản chính GCNQSDĐ cho UBND cấp xã để giao cho người sử dụng đất; + Gửi bản lưu GCNQSDĐ kèm theo toàn bộ hồ sơ chuyển đổi đất cho Văn phòng ĐKQSDĐ trực thuộc để lưu; + Gửi Thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc. b. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân - Các bên có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất; hồ sơ gồm có: + Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất; + GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 (nếu có). - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có trách nhiệm: + Chứng thực hợp đồng chuyển đổi; + Gửi hồ sơ cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng ĐKQSDĐ đất cấp huyện có trách nhiệm: + Kiểm tra hồ sơ (tính đầy đủ, rõ ràng, chính xác của hồ sơ; điều kiện chuyển đổi) + Chỉnh lý GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền. Trường hợp phải cấp mới GCNQSDĐ thì gửi hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hay trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; + Trao GCNQSDĐ hoặc hồ sơ chuyển đổi đối với trường hợp không đủ điều kiện cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất; + Gửi Thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc. - Trường hợp phải cấp mới GCNQSDĐ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Trình UBND cùng cấp ký cấp GCNQSDĐ; + Gửi GCNQSDĐ (thông qua Văn phòng ĐKQSDĐ) và hồ sơ của những trường hợp không đủ điều kiện cho UBND xã để giao cho người sử dụng đất; + Gửi bản lưu GCNQSDĐ kèm theo hồ sơ chuyển đổi QSDĐ đủ điều kiện đã giải quyết cho Văn phòng ĐKQSDĐ trực thuộc để lưu; + Gửi thông báo về việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc. 2.1.2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122, 148-Nghị định 181/2004/NĐ-CP) - Người nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ gồm có: + Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; + GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50-Luật đất đai năm 2003 (nếu có). - Trường hợp nộp tại UBND xã, thị trấn thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có trách nhiệm: + Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng; + Gửi hồ sơ cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng ĐKQSDĐ đất có trách nhiệm: + Thẩm tra hồ sơ (tính đầy đủ, rõ ràng, chính xác của hồ sơ và điều kiện chuyển nhượng nếu có); + Chỉnh lý GCNQSDĐ; [...]... ĐKQSDĐ nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất; sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất b Trình tự, thủ tục đăng ký xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất (Quy định tại điều 122 , 154 -Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP) -... thủ tục xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất 2. 1.7 Trình tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất a Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 155-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP) - Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất nộp nộp 01 bộ hồ sơ gồm có: + Đơn xin đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất; + Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; + GCNQSDĐ... dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có GCNQSDĐ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nộp hồ sơ đăng ký sau ba (03) giờ chiều thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo Trường hợp hồ sơ đăng ký có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì việc đăng ký. .. ĐKQSDĐ đất có trách nhiệm: + Kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thế chấp bảo lãnh của người sử dụng đất; + Thực hiện xoá đăng ký thế chấp trong hồ sơ địa chính; + Chỉnh lýý GCNQSDĐ và trao cho GCNQSDĐ hoặc gửi UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất - Trình tự, thủ tục đăng ký huỷ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất; đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất được... để lưu; + Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường phải gửi thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc 2. 1.3 Thủ tục đăng ký, xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất a Thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 149-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP) - Người cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp 01 bộ hồ gồm: +... quyền sử dụng đất vào GCNQSDĐ và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi về UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính b Trình tự, thủ tục xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 156 -Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP) - Bên đã góp vốn hoặc bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cả hai bên nộp 01 bộ hồ sơ tại nơi đã nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, hồ... gia hạn sử dụng đất theo quy định tại Điều 141 và Điều 1 42 của Nghị định thi hành Luật Đất đai; + Nếu bên góp vốn không xin gia hạn hoặc không được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 1 32 -Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP 2. 1.8 Trình tự, thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu... dụng đất; đồng thời gửi toàn bộ hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng ĐKQSDĐ để lưu + Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường phải gửi thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc 2. 2 Trình tự, thủ tục đăng ký các dạng biến động đất đai khác 2. 2.1 Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép (Quy định tại Điều 133-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP)... sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng ĐKQSDĐ hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao cho GCNQSDĐ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có) Đối với Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện phải gửi thông báo về việc đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất cho... người sử dụng đất hoặc gửi về UBND cấp xã để thông báo cho người sử dụng đất; + Thực hiện chỉnh lý GCNQSDĐ và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi về UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính b Thủ tục xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 150-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP) Sau khi hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất hết hiệu . BÀI 2. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Một số quy định chung 1.1. Các trường hợp đăng ký biến động đất đai Đăng ký biến động về sử dụng đất thực hiện đối với thửa đất đã cấp. gốc. 2. 1.3. Thủ tục đăng ký, xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất a. Thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 149-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP). dụng đất. 2. 1.7. Trình tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất a. Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Quy định tại các Điều 122 , 155-Nghị định 181 /20 04/NĐ-CP)

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan