1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TRẺ EM KINH QUYẾT (co giật) doc

5 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 137,62 KB

Nội dung

CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 9 TRẺ EM KINH QUYẾT (co giật) A. Biện trứng luận trị Kinh quyết còn gọi là kinh co quắp hoặc phong co quắp, tồn tại đồng thời với hôn mê, có thể do nhiều loại bệnh tật dẫn đến. Khái quát lại có thể chia làm hai loại: Kinh quyết có sốt và Kinh quyết không sốt. Kinh quyết có sốt thường thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi, thường do viêm nhiễm phát sốt nói chung, hoặc do trung khu thần kinh viêm nhiễm phát sốt, như viêm màng não, viêm não gây ra. Không sốt mà co quắp thường do chứng “ trừu nặc” (co rút cơ co ngón tay) của trẻ sơ sinh, chứng não phát triển không đều và bệnh động kinh. Tạng phủ của trẻ em còn non yếu, hình thể chưa đầy đủ, sau khi ngoại cảm “lục dâm”, rất dễ hóa hỏa sinh phong, chạy suốt vào lạc, nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn động can phong. Lâu ngày thì hao tổn chân âm, có thể dẫn đến hư phong nội động, kéo dài lâu ngày không khỏi. Ở chương này chỉ giới thiệu chứng phát sốt kinh quyết thường thấy. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Đột nhiên bắp thịt co giật, tay chân rung động, hai mắt ngước lên hoặc nhìn lệch về một bên, góc miệng kéo động, hàm răng cán chặt, thở hít nhanh, nông, không đều, vùng mặt và môi miệng xanh xám, có thể kèm mất ý thức, đái ỉa không tự chủ. 2. Thường kèm sốt cao hoặc các chứng khác, riêng về sốt cao co giật có thể tham khảo thiên sốt cao. 3. Nếu thuộc viêm nhiễm nói chung dẫn đến sốt cao co giật, khi sốt lui thì hết co giật, triển vọng tốt. Nếu co giật trở đi, trở lại không dứt, hoặc dứt co giật nhưng vẫn hôn mê, đồng tử co lại hoặc giãn to phải đề phòng não úng thủy, thường do viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, như dịch viêm não đông xuân, viêm não Nhật Bản B ở mùa hè thu, và ngộ độc do khuẩn lị. C. Cách chữa 1. Xử lý cấp cứu a. Cởi nới quần áo, đặt trẻ nằm nghiêng, tránh không để cho mũi, dãi chảy vào trong đường hô hấp. Nếu họng có đờm, phải hút ngay đờm ra, tránh cản trở đến hô hấp. b. Khi co giật hôn mê, lấy vải lụa sạch bọc lưỡi đẩy vào trong cung răng, đề phòng không cho cắn vào đầu lưỡi, nếu có biểu hiện thiếu ô-xy thì cho thở ô-xy. c. Chữa bằng châm cứu: Thể châm: Hợp cốc (có thể thấu Hậu khê), Thái xung (có thể thấu Dũng tuyền, Yêu du). Có sốt, thì gia Đại chùy, Khúc trì. Không phát sốt, thì gia Nhân trung, Trung xung, Côn luân. Nhĩ châm: Giao cảm, Thần môn, Bì chất hạ, Não điểm Tâm. Chứng nặng thì dùng kích thích mạnh, lưu kim 60 phút. Thủy châm: CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 10 Lấy huyệt Đại chùy, Hợp cốc, mỗi huyệt tiêm vào từ 1 phần tư đến 1 phần 2 cm 3 bằng thuốc tiêm Địa long. - Lấy huyệt: + Tam âm giao, Hợp cốc, Thái xung. + Phong phủ, Á môn, Phong trì. Chọn ở mỗi nhóm từ 1 đến 2 huyệt phối hợp (có thể dùng thuốc loại trấn tĩnh, an thần). Ấn day bằng tay: Véo ở hai bên đốt bàn tay ngón giữa, cho ra tới ngoài khớp đốt chừng nửa thốn, và véo ở Côn luân, Dũng tuyền, Giải khê, Nhân trung, thay nhau véo hoặc véo lại nhiều lần. Chú ý đừng để móng tay làm xước da trẻ em, hoặc véo mạnh làm rách da. 2. Biện chứng thí trị (điều trị theo chứng) Biện chứng về kinh quyết, phải căn cứ vào bệnh tà tại biểu hay tại lý, quá trình bệnh dài hay ngắn mà chia ra làm ngoại phong hay nội phong. Ngoại phong thường thấy ở sơ kỳ của bệnh ngoại cảm phát sốt, bệnh trình ngắn mà sức bệnh cấp, chữa thì lấy khử phong, dứt đau làm chủ. Nội phong thường thấy ở thời kỳ toàn phát của bệnh sốt cao do nhiệt cực sinh phong, hoặc ở vào thời kỳ cuối do âm thương mà đưa đến hư phong nội động, cái trước thì phải thanh nhiệt dẹp phong, cái sau thì phải tư âm dẹp phong (bổ dưỡng âm để lấy âm dẹp phong). Nếu kèm hôn mê có thể tham khảo thiên Hôn mê. a. Ngoại phong: Thường thấy ở thời kỳ đầu của bệnh, có phát sốt, vật vã, muốn nằm, hoặc nôn mửa, đột nhiên kinh quyết, rêu lưỡi mỏng mà trắng. Cách chữa: Khử phong đứt kinh (làm mất phong đứt co giật). Dùng bài thuốc: Phòng phong 2 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Thiên ma 3 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân, Bạc hà 2 đồng cân, Cúc hoa 2 đồng cân. Gia giảm: - Không có mồ hôi: + Ở mùa đông, xuân thì gia Cát căn 3 đồng cân + Ở mùa hạ, thu thì gia Hương nhu 1,5 đồng cân. - Nôn mửa: Gia Ngọc khu đan từ 5 ly đến 1 phân 5 ly. - Rêu lưỡi dầy nhầy, gia: Hoắc hương 2 đồng cân, Bội lan 3 đồng cân, Xương bồ 1 đồng cân. b. Nội phong - Nhiệt cực sinh phong. Thường thấy ở thời kỳ giữa của bệnh. Sốt cao có hoặc không có mồ hôi, ý thức lơ mơ, kinh quyết, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ hoặc khô. Cách chữa: Thanh nhiệt dẹp phong. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 11 Dùng bài thuốc: Câu đằng 4 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân, Thạch quyết minh 1 lạng, Thạch cao 1 lạng, Xích thược 3 đồng cân, Đồng thời dùng Tử tuyết đan từ 2 đến 3 phân, ngày dùng 3 lần. Gia giảm: + Hai mắt đỏ tía, gia Long đảm thảo 2 đồng cân. + Hầu có tiếng đờm, gia Thiên trúc hoàng 3 đồng cân, Trần đảm tinh 3 đồng cân, Trúc lịch 1 lạng, đổ vào lúc uống. + Chất lưỡi đỏ sẫm, gia Mạch môn 3 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân, Thiên hoa phấn 5 đồng cân. - Hư phong nội động: Thường thấy ở thời kỳ cuối của bệnh, sốt nhẹ, mồ hôi không ra, chân tay cử động yếu ớt, ngẫu nhiên co quắp, thân mệt mỏi, lưỡi hồng ít bọt. Cách chữa: Tư âm dẹp phong. Dùng bài thuốc: " Đại định phong châu gia giảm". Sinh địa 5 đồng cân, A giao 3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Sinh mẫu lệ 5 đồng cân, Miết giáp 5 đồng cân, Sinh quy bản 5 đồng cân. Gia giảm: + Phân sột sệt, ăn ít, mặt trắng, ít tươi tắn, gia Đảng sâm 4 đồng cân, Hoàng kỳ 4 đồng cân. + Nằm ngủ không yên, có khi hư phiền, gia Dạ giao đằng 5 đồng cân, Táo nhân 3 đồng cân. 3. Phụ: Chứng cứng cơ - Di chứng chân tay cứng đơ, co quắp, dùng Ô tiêu xà 3 đồng cân, Địa long 3 đồng cân, Toàn yết 1 đồng cân. - Bại liệt cứng đơ, dùng Đương quy 3 đồng cân, Hồng hoa 2 đồng cân, Ngưu tất 3 đồng cân. 4. Phương thuốc 1 vị Lấy 3 con giun sống, giã nát như bùn, cho thêm một ít muối ăn, đem đắp ở thóp thở trước đỉnh đầu, (nếu nhiều tóc thì cắt đi), dùng thích hợp với trẻ em sơ sinh, có tác d ụng đứt cơn co giật. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 12 CHOÁNG NGẤT (hưu khắc) A. Biện chứng luận trị Choáng ngất là một biểu hiện suy kiệt tuần hoàn cấp tính, do nhiều loại bệnh gây ra. Nó thuộc phạm trù "hư thoát" trong Đông y. Thường do mất mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, ỉa chảy cấp tính, mất nhiều máu, sốt dịch chính không thắng nổi tà, ngoại thương nặng gây ra, đó là do bệnh lý biến hóa làm cho tạng phủ khí huyết, tân dịch bị tổn thương, âm dương suy kiệt mà trước hết là vong dương. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Sắc mặt trắng xanh, ra mô hôi, chân tay lạnh, mệt mỏi hoặc vật vã, thậm chí hôn mê, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. Tiếng tim nhỏ và yếu, thở nhanh, nông, huyết áp tụt tối đa dưới 90, và tối thiểu dưới 50, thậm chí không đo được. 2. Hỏi về tiền sử có bị ngoại thương hay xuất huyết không? Có sốt cao, ra quá nhiều mồ hôi, thổ tả nghiêm trọng? Có tiếp xúc thuốc sâu hoặc uống nhầm thuốc sâu, thuốc độc gỉ xanh của đồng, có dùng Nôvôcain? Hoặc có bệnh loét dạ dày tá tràng, gan xơ hóa, xơ vữa động mạch hay không? 3. Kiểm tra tình trạng ngoại thương, điểm xuất huyết dưới da, tình trạng mất nước, tim phổi, vùng bụng và hệ thần kinh xem có các chứng gì khác lạ, kết hợp với xét nghiệm máu, phân và nước tiểu. Có điều kiện thì ghi điện tâm đồ nhằm phân biệt rõ các nguyên nhân sinh ra choáng ngất. C. Cách chữa 1. Xử lý cấp cứu a. Đặt người bệnh nằm ngang, không dùng gối kê đầu, chú ý giữ ấm và yên tĩnh. b. Nếu ngừng hô hấp, hoặc hô hấp suy kiệt nghiêm trọng, thì phải gấp rút làm hô hấp nhân tạo, có điều kiện thì cho thở ô-xy. c. Chữa bằng châm cứu Bài 1 Thể châm: Nhân trung, Dũng tuyền, kích thích mạnh, cách 15 phút lại vê kim. Nếu chứng trạng không tốt lên rõ rệt, huyết áp cũng không nâng lên thì phối hợp với Nội quan, Tố liêu dùng cách vê liên tục, hoặc cứu thêm Khí hải, Quan nguyên cho tới khi hết dấu hiệu choáng ngất. Nhĩ châm: Thận thượng tuyến, Chẩm, Tâm, hoặc điểm Não. Bài 2 Thể châm: Dũng tuyền, Túc tam lý. Nhĩ châm: Bì chất hạ, Thận thượng tuyến, Nội phân bí. Trước hết kích thích mạnh, sau khi huyết áp đã tăng lên, kéo dài khoảng cách thời gian vê kim, sau khi huyết áp ổn định, duy trì CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 13 mấy tiếng đồng hồ rồi mới rút kim. Hai bài trên có thể chọn lấy một, nếu hiệu quả không rõ lắm, có thể thay đổi dùng riêng bài còn lại. d. Quan sát kỹ các diễn biến bệnh như hô hấp, mạch, huyết áp, sắc mặt và thần chí. 2. Biện chứng thí trị Biểu hiện lâm sàng của choáng ngất, thường là vong dương hư thoát, cho nên cách chữa phải lấy hồi dương cứu thoát là chính. Nếu do âm thương tới dương, thì phải cứu âm hồi dương. Nếu do tà thịnh chính hư, thì phải quan sát quan hệ giữa tà chính tiêu trưởng, kiêm trị cả phù chính và khử tà. Bài thuốc nêu ra: Sâm phụ thang gia vị. Hồng sâm 3 đồng cân, Thục phụ phiến 3 đồng cân, Mẫu lệ 5 đồng cân, Ngũ vị tử 3 đồng cân, Sơn Thù nhục 3 đồng cân. Gia giảm: Kiêm có thương âm, thấy lưỡi đỏ mà khô, miệng khát, trong người thấy bứt dứt, gia Mạch môn 3 đồng cân, Bắc sa sâm 4 đồng cân, Thạch hộc 4 đồng cân. Ngoài ra, cần chú ý đến những nguyên nhân khác dẫn đến choáng ngất, chia ra mấy cách chữa mà lựa chọn. Do bệnh choáng ngất là nghiêm trọng, khi cần thiết phải kết hợp Đông, Tây y để cứu chữa. . Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 9 TRẺ EM KINH QUYẾT (co giật) A. Biện trứng luận trị Kinh quyết còn gọi là kinh co quắp hoặc phong co quắp, tồn tại đồng thời với hôn. chia làm hai loại: Kinh quyết có sốt và Kinh quyết không sốt. Kinh quyết có sốt thường thấy ở trẻ em dưới 3 tuổi, thường do viêm nhiễm phát sốt nói chung, hoặc do trung khu thần kinh viêm nhiễm. mà co quắp thường do chứng “ trừu nặc” (co rút cơ co ngón tay) của trẻ sơ sinh, chứng não phát triển không đều và bệnh động kinh. Tạng phủ của trẻ em còn non yếu, hình thể chưa đầy đủ, sau

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w