Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
193,5 KB
Nội dung
GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế MỞ ĐẦU Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách rõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: WTO, EU, ASEAN, OECD Thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và phát triển như vũ bão. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Hiện nay, các vấn đề chính sách thương mại đang là trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển. Chính nhờ nhận thức rằng quá trình toàncầu hóa có thể dẫn tới thu nhập cao hơn, nền giáo dục và hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nên sự quan tâm tới các vấn đề chính sách liên quan tới thương mại tại các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi đang ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hóa - có thể được định nghĩa là sự kết nối kinh tế trên toàn cầu - đã được đẩy mạnh khi các rào cản tại các quốc gia đối với thương mại đang dần được loại bỏ, các thể chế thị trường trong nước được củng cố và các công nghệ mới được áp dụng nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Quá trình này dẫn tới sự thống nhất của sản phẩm, giá cả và lợi nhuận theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng khiến các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thông qua việc trao đổi thương mại, các luồng vốn và sự phổ biến các phát minh giữa các nước ngày càng lớn và đa dạng hơn. Sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Việc tham gia tích cực vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cùng với việc thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định khung với Liên minh châu Âu đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nội địa. Mặc dù nền kinh tế Italia ít chịu những rủi ro đặc biệt của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp nặng nề. Hoà nhập với xu thế trên, trong công cuộc phát triển kinh tế ,xây dựng đất nước, đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một chiến lược phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, là một yêu cầu thực sự cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam phải hướng vào không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khai thác tối đa và có Lớp: DHQT5QN Trang 1 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước để phát triển kinh tế thông qua con đường xuất khẩu. 1. Lý do chọn đề tài: Liên minh châu Âu EU là hình mẫu thành công về tổ chức liên kết khu vực trên thế giới. Việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thể chế chính trị EU là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm cho các tổ chức khu vực khác, trong đó có ASEAN,WTO dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ, và là một diễn đàn kinh tế mở mà nhiều nước, tiến tới một khu vực thị trường mở cửa, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam: Phần lớn các bài viết về hệ thống thể chế chính trị, và giữ gìn sự ổn định, an ninh trong khu vực, chỉ nêu các thông tin cơ bản hoặc cụ thể về một cơ quan nhất định. Các sửa đổi gần đây của Hiệp ước Lisbon chỉ được đề cập trong các bài báo mà chưa được chính thức đưa vào các bài nghiên cứu tổng thể, đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữ vai trò quan trọng trong tổng thể kinh tế thế giới, mang lại cho quốc gi thành viên nhiều cơ hội mới, lớn laovề mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu, tiếp nhận những hang hóa, dịch vụ, công nghệ kỹ thuật và quản lý, được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế, cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân trong nước. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: Các thể chế chính trị EU – quá trình hình thành và phát triển Khách thể nghiên cứu: Liên minh châu Âu EU, tổ chức thương mại thế giới WTO, và phát triển các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành và các bước phát triển của hệ thống thể chế chính trị EU, WTO, ASEAN, OECD từ khi thành lập đến thời điểm Hiệp ước Lisbon được ký kết. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với quá trình xây dựng ASEAN. 5. Phạm vi nghiên cứu Chú trọng đến những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện thể chể chính trị EU, sự hợp tác của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là sự ra đời của của các tổ chức quốc tế, tiến tới xây dựng là một quan hệ liên minh vững chắc, tổ chức thương mại và hiệp ước bền vững. 6. Phương pháp nghiên cứu Lớp: DHQT5QN Trang 2 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Phương pháp kế thừa, Phương pháp so sánh, phân tích cụ thể theo từng tổ chức rồi dẫn đến kết luận đánh giá. Cụ thể phương pháp luận, đây là một môn khoa học xã hội, một môn khoa học kinh tế do đó phải được nghiên cứu theo phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để hiểu rõ ngọn ngành một sự kiện kinh tế-xã hội, bao quát nhiều mặt, không chỉ về kinh tế, sản xuất mà cả về tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hóa, xã hội… Chương 1 TỔ CHỨC LIÊN KẾT QUỐC TẾ ĐẶC THÙ THEO KHU VỰC EU ( LIÊN MINH CHÂU ÂU) I.Khái niệm 1.Khái niệm Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union; tiếng Tây Ban Nha: Unión Europea) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập. 1950: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ailen, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Lớp: DHQT5QN Trang 3 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Kypros (Cộng hòa Síp). Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Vẫn còn 20 quốc gia gồm Albania, Andorra, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Gruzia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu. 1.1.2. Các lợi thế cơ bản về nguồn lực phát triển của EU EU là một thị trường liên kết rộng lớn trên thế giới, trải dài từ Bắc cực đến Địa Trung Hải. Đây là khu kinh tế giàu có, năng động và phát triển, đạt tới mực độ cao nhất của liên kết quôc tế là đồng minh về tiền tệ. EU hiện nay là một trung tâm thương mại khổng lồ và doanh số khoảng 1500 tỷ USD, trong đó 50% doanh số là buôn bán nội bộ của các thành viên. Với các nước ngoài khối, EU chủ yếu buôn bán với Mỹ, OPEC, Thụy Sỹ, ASEAN, Nhật Mỹ LaTinh, Hồng Công, Trung Quóc, Nga,… Tiệm Lực về khoa học công nghệ. Nhìn chung các nước EU dành ngần sách cho nghiên cứu ít hơn so với Nhật Bản, Mỹ, bình quân đầu người là 2000F, ở Mỹ: 3259F; Nhật:4150F. Tuy nhiên nghiên cứu của châu âu vẫn chiếm vị trí cao: hàng trăm có hơn 30000 bằng sáng chế quốc tế so với 2500 ở Mỹ và 20000 ở Nhật. Do đó đây là khu vực kinh tế đạt tốc độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy mọc. Đạc biệt là cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hóa chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trang và vũ khí. Tình hình trên, chúng ta thấy hiện nay EU là một trong những trung tâm kinh tế, tiền tệ lớn nhất thế giới, và là một hiện tượng khổng lồ với kỹ thuật và công nghệ cao. Do đó xâm nhập vào thị trường EU sẽ là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta. 1.1.3. Mối quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam Cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn với con số trên dưới 500.000 người luôn luôn hướng về Việt Nam và muốn có đóng góp để xây dựng quê hương. Trên cơ sở các mối quan hệ chính trị ổn định và hiểu biết lẫn nhau, quan hệ về kinh tế, nhất là về hợp tác phát triển, thương mại, đầu tưu, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển. Lớp: DHQT5QN Trang 4 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Về hợp tác phát triển, 10 năm qua, các nước EU dành cho Việt Nam khoản viện trợ ODA hơn hai tỷ USD, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan hành pháp cao nhất của EU, cũng dành cho Việt Nam sự giúp đỡ rất có ý nghĩa. Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan, trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt khoảng 1.400 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủ công mỹ nghệ Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa chất, tân dược, thực phẩm chế biến Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt từ tháng 10-1999 đến nay, EC đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU mà không bị kiểm tra thường xuyên. Đây là một lợi thế quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các doanh nghiệp chưa được công nhận vào danh sách 1 cần tiếp tục phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh mà EC quy định. Hiện nay, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ. Do đó, việc nhập siêu đối với thị trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn bán - thương mại của EU nói chung. Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định và có tích lũy khá, chúng ta cũng cần tranh thủ nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao từ khu vực Tây - Bắc Âu. Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với EU (trước hết là với các nước thành viên quan trọng như Đức, Pháp, Anh, Italy), doanh nghiệp Việt Nam cần phải năng động hơn, đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng, tìm hiểu luật lệ của EC, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong quan hệ buôn bán với EU Thực tế vừa qua cho thấy vai trò "ngoại giao làm kinh tế" của ngành ngoại giao đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy buôn bán của Việt Nam với EU nói riêng và trong sự phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU nói chung. Lĩnh vực hợp tác lớn thứ ba giữa Việt Nam và EU là đầu tư. Chính sách đầu tư nước ngoài và những điều kiện vật chất, nhất là hạ tầng cơ sở của Việt Nam, ngày Lớp: DHQT5QN Trang 5 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế càng tốt hơn đã và đang tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có cácnước EU. Tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam tính đến nay đạt tới 5.380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép. Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12,2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam. Các nước EU đầu tư lớn vào Việt Nam gồm Pháp (104 dự án, vốn đăng ký 1.789 triệu USD), Anh (29 dự án, vốn đăng ký là 1.047 triệu USD) và Hà Lan (36 dự án, vốn đăng ký là 578 triệu USD) Đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD, thu hút hơn 23.000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Đây cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ làm sao thu hút được thêm đầu tư của các nước EU trong thời gian tới. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển. 1.1.3.1. Hợp tác đầu tư và viện trợ - Hội thảo hỗ trợ kỹ thuật lần thứ ba giữa Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam tại Brúc-xen (Bỉ) đã thảo luận về quan hệ thương mại EU - Việt Nam, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU và các chính sách của EU về thương mại và đầu tư. Cuộc gặp hằng năm này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU, hướng tới đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam. Đoàn đại biểu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đang thăm làm việc tại Pháp, nhằm thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác về văn hóa, công tác tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2013. Pháp hiện có 14 dự án du lịch tại nước ta, với tổng vốn 188 triệu USD. Lớp: DHQT5QN Trang 6 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Cho đến năm 2004, các nước EU đang đầu tư ở Việt Nam với hơn 500 dự án và tổng vốn đăng ký trêm 7,6 tỷ USD. EU đầu tưnvào Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dầu khí và công nghiệp chế biến. - Viện trợ của EU cho Việt Nam đã tăng từ 16,6 triệu Ecu (European Currency Unit: Đơn vị tiền tệ châu Âu), năm 1991 lên 27,7 triệu và năm 1992 đến nay EU tài trợ khoảng 2,016 tỷ USD 20% tổng giá trị viện trợ quốc tế cho Việt Nam cho các dự án nhỏ thông qua các tổ chức phi chính phủ, 16 triêu Ecu cho các chương trình hợp tác kỹ thuật. EU cam kết sẽ nâng ODA cho Việt Nam lên trên 50 triệu Ecu/năm và EU sẽ trở thành nhà tài trợ lớn thứ thứ 4 sau Nhật, WB và ADB. Đến nay, nguồn vốn ODA của EU cho Việt Nam đạt gần 300 triệu Euro, tập trung vào phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, cải thiện dịch vụ y tê… 1.1.3.2.Hoạt động ngoại thương Trong giai đoạn hiện nay, EU ngày càng khẳng định vai trò là một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU trong những năm qua có những bước phát triển đáng khích lệ và mở ra triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc là sau khi hai bên ký hiệp định khung hợp tác. EU xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng công nghiệp, máy móc, phụ tùng, tân dược, hóa chất, hàng điện, điện tử, một số nguyên, nhiên liệu và hàng tiêu dùng cao cấp….đạt 2.590 triệu USD (2005) chiếm 7% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủy sản, tơ tằm và hàng nông sản( gạo, tiêu, chè, đay….), than đá, thảm len, hàng thêu ren, gia công kim cương, đá quý,….đạt 5.375 triệu USD (2005) chiếm 16,7% gí trị hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2005. Kim ngạch phát triển hai chiều không tăng trưởng và trong quan hệ buôn bán với EU, Việt Nam có cán cân thương mại > o( tức là Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU). Bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Pháp, Đức và Anh. Phải nói rằng cơ cấu hàng hóa trao đổi đã phần nào thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của mỗi bên. 1.2. Những thuận lợi và hạn chế vấp phải trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU 1.2.1.Những thuận lợi Những chúng ta đã biết EU là một thị trường lớn với công nghệ khoa học hiện đạ do dó khi khai thông được quan hệ hợp tác đầu tư vào thị trường này thì Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi. Về phía Việt Nam: *Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Đặc biệt là trong ngành cơ khí, chế Lớp: DHQT5QN Trang 7 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế biến nông sản, dệt, may mặc, lặp ráp ô tô, điện tư. Mặt khác, Việt nam, sẽ dễ dàng trong việc chuyển giao công nghệ gốc. *Tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm các nước EU trong quản lý và sản xuất. Từ đó có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cũng như quản lý để bộ máy sản xuát, ngày càng phát huy được hiệu quả, và khai thác được hết tiềm năng có giơi của mình. *Tranh thủ được đầu tư của EU vào các công ty xuyến quốc gia ở ASEAN mà trong đó Việt Nam cũng là một thành viên. *Mở rộng được thị trường tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, nâng cao ủy tin của Việt Nam trên thị trường thế giới. Về phía EU: Việt Nam có nguồn nhân công trẻ, dồi dào với tính cần cù, siêng năng nên khi EU đầu tư vào thì sẽ lầm hạ bớt giá thành sản phầm trên thị trường thê giơi. Việt Nam có ngồn nguyên liệu phong phú, dồi dào nên đây sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu cho các EU. Đay cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của EU, tuy không lớn nhưng không phải đóng phần quan trọng. Do đó, hớp tác kinh tế giữa Việt Nam-EU đều xuất phát từ lợi ích của mỗi bên, hợp tác đôi bên cũng có lợi. Vì vậy càn phải đẩy mạnh nửa khả năng hợp tác mỗi bên. Với EU mở rộng sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể mở rộng thị trường rộng lớn và đa dạng. Mặt khác EU là thị trường chung thống nhất với chính sách và quy định cho cả 25 nước thành viên, do vậy Việt Nam chỉ cần quan tâm nắm”một luật chơi chung” cho quan hệ với tất cả các thành viên của EU và điều kiện được hưởng mỗi trường tự do cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, EU là một thị trường đẳng cấp cao với các đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, cho nên việc EU tiếp cận thị trường này có ý nghĩa như được cấp “chứng chỉ” cho việc tiếp cận các thị trường khác trên thế giới, tạo điều kiện thuạn lợi, để hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi, và hiệu quả. Về thương mại cũng có lợi thế để phát triển:Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của nước sẽ được hưởng hệ thống ữu đãi phổ cấp (GSP) mới của EU áp dụng từ 1-7 1999. Theo đó, tuy theo nhóm hàng, mức thuế bằng 35%,70%, 85% mức thuế nhập khẩu thông thường, thậm chí có nhóm hàng như hạt diều, cao su,… được mièn thuế xuất khẩu, riêng giày dép Việt Nam được hưởng mức thuế nhạp khẩu tháp hơn số nước. Ngoài ra, gia nhập EU lần này có những nước XHCN trước đây cũng là điều kiện thuạn lợi để Việt Nam mở cửa phát triển giao lưu kinh tế, thương mai, văn hóa, với thị trường truyền thống vốn gần gũi và quen thuộc. 1.2.2.Những khó khăn Lớp: DHQT5QN Trang 8 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và EU đang phát triển tốt cả về chiều rộng lãn chiều sâu. Những quan hệ kinh tế thương mại chỉ đạt được con số rất nhỏ không tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Nguyên nhân chủ yếu: Thời gian qua, EU coi trong chính trị và nhân quyền trong quan hệ đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay đầu tư của EU vào Việt Nam chủ yếu là các khoản viện trợ nhân đạo hoạc trọ giúp kỹ thuật cho các dự án với giá trị nhỏ. EU thực hiện chính sách thương mại chung đối với các nước ngoài khối, sang việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lại tuy thuộc vào chính sach và thái độ của các nước thành viên. Các nhà hoạch định chính sách của EU thường tỏ ra cứng nhắc trong việc đề ra chính sách và xử lý các mối quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại quốc tế. Đôi khi các hiệp định EU xem ra quá phức tạp, khó có khả năng thực hiện được trọn ven. Trong khi chính phủ của các nước thành viên đang phải đương đầu với khó khăn về chính trị, kinh tế, xã hội thì các doanh nghiệp Châu Âu lại tỏ ra kém năng động (do mặc kẹp bởi các quy định cứng nhắc hoặc trông chờ vào những giải pháp thuận lợi của chính phủ về nguồn bảo hiểm). Nền kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém phát triển, hệ thống luật pháp đang được hoàn thiện dần những chưa đủ, không đồng bộ, thiếu ổn định nên sự ngần ngại cho ngươi ngoài nước đầu tư, buôn bán. Thủ tục hành chính còn rườm rà, khó khăn…. Một số lĩnh vực còn bật cập như hệ thống kính tế, luật pháp ( do Việt Nam mới chuyển đổi sang co chế thị trường 20 năm) cho nên Viêt Nam đang từng bước hòa nhập với nền kinh tế và thương mại thế giới. Việc EU mở rộng sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới phức tạp như cải thể chế, chính trị, kinh tế- xã hội, đầu tư, luật pháp, thương mại, tài chính… trong từng thành viên và toàn bộ EU. Trong khung cảnh đó, việc trụ vững và từng bước mở rộng thị phần trên thị trường thống nhất Châu Âu và vô cũng khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua. 1.2.3 Biện pháp khắc phục Thị trường EU tràn ngập hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng cao và hàng hóa nhập khẩu rất đa dạng và có sức cạnh tranh lớn. Vì vậy việc thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường này sẽ tuy thuộc vào sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả của một cơ chế xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước. Để thâm nhập thị trường EU rộng lớn,Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định, cơ chế, tiêu chuẩn mà EU đề ra về thuế quan, hạn ngạch, kiểm chuẩn, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Lớp: DHQT5QN Trang 9 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Các doanh nghiệp còn đúng trước khó khăn nữa là phải tiến hành thay đổ những thủ tục, môi trường và điều kiện kinh doanh thích hợp, thúc đẩy cải cách kinh tế, hành chính, pháp luật. Chương 2 TỔ CHỨC LIÊN KẾT QUỐC TẾ ĐẶC THÙ THEO KHU VỰC OECD (TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN) 2.Khái niệm: 2.1.Khái niệm OECD là tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. 2.1.2.Các thành viên OECD gồm có 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia. Trong số 30 thanh viên có 24 thành viên được Nhóm Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao. 6 quốc gia khác được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao. Các quốc gia đang đàm phán để trở thành thành viên Estonia, Israel, Nga, Chi lê. 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.3.1. Lịch sử hình thành Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC) của 16 nước châu Âu nhằm khôi phục kinh tế và giám sát phân bổ viện trợ. - Năm 1950, Mỹ và Canada tham gia OEEC với tư cách quan sát viên. - Năm 1961, OEEC được chuyển thành OECD. 16 nước châu Âu trong OEEC cùng với Mỹ và Canada trở thành những thành viên sáng lập của OECD. - Trong những năm tiếp theo, OECD tiếp tục kết nạp một số nước nữa 2.1.3.2. Triển vọng và phát triển Ngày 24/6, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng mức dự báo Lớp: DHQT5QN Trang 10 [...]... của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp - Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường 2.2.2 Hoạt... đặt biệt là hợp tác với kinh tế còn đạt ở mức độ thấp, hiệu quả mang lại chưa cao do các nguyên nhân: Sự hoạt động của ASEAN trong quá khứ được thực hiện như là một tổ chức chính trị Sự li n kết ASEAN không phải là li n kết thuần nhất về chính trị và kinh tế Mà ngược lại đây là một li n minh của nhóm nước rất khác biệt nhau về thể chế chính trị tôn giáo và trình độ phat triển kinh tế ASEAN là một tập... Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Từ năm 1989-2004 Việt Nam có hơn 54 dự án đầu tư vào ASEAN ( chiếm 47% số dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài), trong đó Lào: 33, Campuchia:5, Thái Lan:3, Malaisia: 2, Singapore: 9, Inđônêsia: 2,… Với tổng số vố đăng ký khoảng 54,8 triệu ÚD( chiếm 24% tổng số vố của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài) 2 Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và ASEAN Đối với Việt Nam, việc tham gia... 12 1998 Latvia - 10 tháng 2 1999 Lesotho - 31 tháng 5 1995 Liechtenstein - 1 tháng 9 1995 Litva - 31 tháng 5 2001 Luxembourg - 1 tháng 1 1995 Macao - 1 tháng 1 1995 Madagascar - 17 tháng 11 1995 Malawi - 31 tháng 5 1995 Malaysia - 1 tháng 1 1995 Lớp: DHQT5QN Trang 22 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Maldives - 31 tháng 5 1995 Mali - 31 tháng 5 1995 Malta - 1 tháng 1 1995 Mauritania - 31... TBT mang đến để các bên có li n quan đối phó và tận dụng 4.5 Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội của WTO Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam đã được khởi đọng từ lâu như tham gia buôn bán quốc tế thông qua cảng Hội An, cãng Sài Gòn xưa; tham gia quá trình li n kết xã hội chủ nghĩa trong khối SEV, và đặc biệt được tăng tốc với những chuyển động mới về chất khi Việt Nam chính thức thông qua luật... nguyện vọng và hoàn cảnh của Việt Nam khi gia nhập WTO Tháng 11/2002 Việt Nam đã tiến hành đam phán song phương lần 2 với EU và New Zealand Hoạt động ngoại thương của WTO Lớp: DHQT5QN Trang 26 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam Đây là thời cơ lớn cho nước... là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề... thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý Nhà nước và nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh đối với tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam thông qua việc tăng cường hài hoà tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế Lớp: DHQT5QN Trang 25 GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế Tăng cường hoạt động đánh...GVHD: Nguyễn Ngọc Hiền Nhóm 11 Khoa kinh tế phát triển kinh tế của 30 nước thành viên nhờ các dấu hiệu suy thoái của Mỹ đã dịu bớt Theo dự báo mới, trong năm 2009, toàn bộ nền kinh tế OECD sẽ tăng trưởng âm 4,1% so với mức dự báo âm 4,3% trước đây Trong năm 2010, nền kinh tế của OECD sẽ tăng 0,7% so với mức dự báo trước đây là 0,1% OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ là âm 2,8% trong năm 2009 (dự báo... đến lập trường, thái độ của các nước khác trên thế giới trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt nam Thế mạnh về nguồn lực và tiềm lực kinh tế của WTO Sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, nhằm đẩy nhanh tốc độ xích gần WTO, Việt Nam đã xúc tiến một loạt bước đi khác Trong năm 2002,Việt Nam đã tiến hành song phương với 16 quốc gia thanh viên WTO, trong đó có nhiều đối tác “nặng ký” như Mỹ, . viên của Li n minh châu Âu. Vẫn còn 20 quốc gia gồm Albania, Andorra, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Gruzia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro,. biệt là sau khi tiến hành đổi mới kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một chiến lược phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng. bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam phải hướng vào không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ