Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam Về không gian, cả truyện của Hàn Quốc và Việt Nam đều có điểm chung là lấy bối cảnh nông thôn làm nền. Trong truyện Kông Chuy Pát Chuy, những vật gây khó khăn cho Kông Chuy như cái cuốc gỗ để cuốc nương, cái chum đựng nước bị vỡ đáy, thúng lúa, thúng kê phải giã… và những vật trợ giúp như: con cóc, con rắn, con chim… đều là những đồ vật và những con vật có thể dễ dàng tìm thấy ở nông thôn. Trong truyện của Việt Nam, những công việc thử thách như bắt cá, nhặt đậu… và những con vật trợ giúp như con cá bống, con gà trống, con quạ… cũng là những công việc và những con vật quen thuộc ở nông thôn. Đặc biệt, việc đi bắt cá rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam, vì trong hoàn cảnh nông nghiệp của Việt Nam thì hầu như mọi nhà đều có ao và nuôi cá trong ao. Mô tip xương cá được miêu tả trong Tấm Cám của Việt Nam là mô tip quan trọng, đã xuất hiện trong truyện Xợp Han (8) của Trung Quốc, không hề có trong truyện kể dân gian thuộc loại hình Cinderella của các nước khác. Điểm này cũng là minh chứng cho mối quan hệ ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Việt Nam. 4. Về cấu trúc Có thể tóm tắt cấu trúc chính của hai chuyện Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám như sau: * Kông Chuy Pát Chuy (1) Kông Chuy sống với mẹ kế: nỗi khổ (2) Mẹ kế gây khó khăn lần thứ nhất: nỗi khổ gia tăng Sự giúp đỡ của con bò đen: may mắn do ngoại cảnh (3) Mẹ kế gây khó khăn lần thứ hai: nỗi khổ Sự giúp đỡ của con cóc, con rắn, con chim: may mắn do ngoại cảnh (nhận được áo, giầy) (4) Kông Chuy mất giầy: nỗi khổ (5) Kông Chuy kết hôn cùng quan huyện: gặp gỡ (may mắn do ngoại cảnh) (6) Cái chết của Kông Chuy: li biệt (Kông Chuy hóa thân lần thứ nhất thành bông hoa) (7) Cuộc gặp gỡ giữa Quan huyện và bông hoa: gặp gỡ (8) Kông Chuy hóa thân lần thứ hai thành viên ngọc: li biệt (9) Cuộc tái hợp của Kông Chuy và Quan huyện (nhờ bà lão hàng xóm giúp): gặp gỡ (10) Cái chết của Pát Chuy và người mẹ kế: trừng ác * Tấm Cám (1) Tấm sống với mẹ kế: nỗi khổ (2) Mưu kế lần thứ nhất của Cám: nỗi khổ gia tăng Sự giúp đỡ lần thứ nhất của của Phật: cá bống may mắn do ngoại cảnh (3) Mưu kế lần thứ hai của Cám: nỗi khổ Sự giúp đỡ lần thứ hai của Phật: may mắn do ngoại cảnh áo, đồ trang sức, giầy (4) Tấm đánh mất giầy: nỗi khổ (5) Người mẹ kế gây khó Tấm: nỗi khổ gia tăng Sự giúp đỡ lần thứ ba của Phật: chim bồ câu may mắn do ngoại cảnh (6) Tấm kết hôn cùng Thái tử: gặp gỡ (may mắn do ngoại cảnh) (7) Cái chết của Tấm: li biệt (Tấm hóa thân lần thứ nhất :chim hoành hoạch) (8) Sự gặp gỡ giữa Thái tử và chim hoành hoạch: gặp gỡ (9) Tấm hóa thân lần thứ hai: mụt măng li biệt (10) Cuộc gặp gỡ giữa Thái tử và mụt măng: gặp gỡ (11) Tấm hóa thân lần thứ ba: cây thị li biệt (Cuộc gặp gỡ giữa bà lão ăn mày và quả thị) (Sự hoá thân tạm thời của Tấm thành con ruồi) (12) Tấm và Thái tử gặp lại: gặp gỡ (13) Cái chết của Cám và người mẹ kế ăn thịt con: trừng ác Cấu trúc của hai truyện trên đây cho thấy như sau: Về tình huống truyện, trên đại thể, Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám có những điểm tương đối giống nhau: hoàn cảnh gia đình (nhân vật chính sống cùng người mẹ ghẻ), việc vượt qua thử thách, việc mất giầy, việc kết hôn, cái chết, sự hóa thân và việc gặp lại chồng của nữ nhân vật chính trong truyện. Nhưng đi sâu vào chi tiết, ta thấy những tình huống thử thách dành cho nhân vật chính trong hai truyện rất khác nhau, điều này thể hiện qua sự triển khai tình tiết của câu truyện, và đó là sự khác nhau bắt nguồn từ các nguyên tắc của hai loại hình truyện kể dân gian khác nhau… Cụ thể là, trong Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc, ở phần đầu truyện, nhân vật Kông Chuy đã nhận được sự giúp đỡ của những nhân vật trợ lực (con bò đen, con cóc, con rắn, con chim) để vượt qua những nỗi khổ của bản thân và đi đến kết thúc hạnh phúc: đây là cấu trúc điển hình của truyện kể dân gian. Nhân vật này sau khi chết đi thì biến thành hoa, thành ngọc, rồi lại gặp lại Quan huyện: có thể thấy đây là cấu trúc một phần của truyện kể hôn nhân. Trong truyện Tấm Cám của Việt Nam, nhân vật chính là Tấm đã phải chịu rất nhiều những sự hãm hại của Cám, đồng thời liên tục nhận được sự giúp đỡ của Phật mà trở thành vợ của Thái tử, rồi sau đó lại bị Cám và mẹ kế hãm hại. Trong nỗi khát khao mãnh liệt về một cuộc hôn nhân hạnh phúc từng có được, Tấm đã biến thành con chim hoành hoạch và gặp lại Thái tử; rồi lại bị Cám hãm hại, lại bị chia li; rồi lại biến thành mụt măng, gặp lại Thái tử; rồi lại bị Cám hãm hại, lại bị chia li; cuối cùng biến thành quả thị và được sự giúp đỡ của bà lão ăn mày mà gặp lại Thái tử, kết thúc câu chuyện bằng sự tái hợp. Ở phần đầu truyện, Tấm là một cô gái hiền lành, luôn được Phật giúp đỡ để rồi được đổi đời, trở thành Thái phi. Có thể thấy trong suốt câu truyện, Tấm ít gặp khó khăn với người dì ghẻ mà là chỉ chịu những sự hãm hại trực tiếp của con bà ta là Cám, để cuối cùng khắc phục được tất cả, đi đến một kết thúc truyện hạnh phúc: có thể nói đây là một kiểu truyện kể hôn nhân điển hình. Cũng vậy, trong khi nhân vật chính của Kông Chuy Pát Chuy phải chịu những nỗi khổ do người mẹ kế gây ra, truyện được xây dựng trên mâu thuẫn của mẹ ghẻ con chồng: có thể xem đây là một đặc trưng điển hình của thể loại thuyết thoại mẹ ghẻ, thì nhân vật chính của Tấm Cám phải chịu những nỗi khổ do đứa em là con của người mẹ ghẻ trực tiếp gây ra. Chi tiết “ai bắt được nhiều cá thì sẽ cho làm chị” ở phần đầu tác phẩm cho thấy quan hệ mẹ ghẻ con chồng không sâu sắc bằng quan hệ “con trưởng, con thứ”. Hay nói khác đi, kiểu mâu thuẫn “con trưởng - con thứ” trong thuyết thoại thể hiện rõ, xuyên suốt từ đầu đến cuối trong truyện Tấm Cám. Vai trò của người mẹ kế trong truyện Tấm Cám mờ nhạt hơn trong Kông Chuy Pát Chuy, do vậy truyện Tấm Cám không thể xếp vào phạm trù thuyết thoại mẹ kế được. Hơn nữa, truyện kết thúc bằng hành vi trừng ác và thuyết nhân quả báo ứng chỉ dành cho nhân vật Cám. Về điểm này có thể xác minh được qua tình tiết sau khi Cám chết, do vai trò mờ nhạt, người mẹ kế cũng tránh được cái chết (9) . . Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam Về không gian, cả truyện của Hàn Quốc và Việt Nam đều có điểm chung. ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Việt Nam. 4. Về cấu trúc Có thể tóm tắt cấu trúc chính của hai chuy n Kông Chuy Pát Chuy và Tấm Cám như sau: * Kông Chuy Pát Chuy (1) Kông Chuy sống với mẹ kế:. trong truyện Tấm Cám. Vai trò của người mẹ kế trong truyện Tấm Cám mờ nhạt hơn trong Kông Chuy Pát Chuy, do vậy truyện Tấm Cám không thể xếp vào phạm trù thuyết thoại mẹ kế được. Hơn nữa, truyện