Quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty được thực hiện thông qua sự tiếp quản của 2 phó giám đốc: + Phó giám đốc kinh doanh. + Phó giám đốc kỹ thuật. - Tổ kế hoạch sản xuất: đưa ra kế hoạch sản xuất dưới sự quản lý của ban điều hành xưởng. - Tổ kiểm tra: kiểm tra chất lượng và quy cách của sản phẩm trước khi xuất bán ra trên thị trường dưới sự quản lý của ban điều hành xưởng. 3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thanh Thu: Để tổ chức và điều hànhg các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Thu, mo hình quản lý đã được công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu nên việc điều hành quản lý giữa các bộ phận quản lý không chồng chéo lên nhau mà phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban. Vì vậy, các quyết định quản lý mang lại hiệu quả cao. + Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thanh Thu: 3.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty: - Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và có các quyền và nhiệm vụ sau: + Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. + Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty. - Phó giám đốc: Là những người có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh, điều hành của công ty. Phó giám đốc công ty có các nhiệm vụ sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty. Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo, bảng quýet toán năm tài chính của công ty và kiến nghị các sai phạm (nếu có). + Kiểm tra và báo cáo với giám đốc về những sự kiện tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính và các ý kiến độc lập của mình. + Thông báo định kỳ tình hình kết quả kiểm soát cho giám đốc. - Phòng tổ chức hành chính: Với nhiệm vụ chính là quản lý lao động, tiền lương, xây dựng các định mức tiền lương, theo dõi ngày làm việc, điều hành lao động giữa các tổ sản xuất. Ngoài nhiệm vụ này phòng tổ chức hành chính còn tham mưu cho giám đốc về việc tuyển chọn nhân sự, giúp giám đốc ra quyết định về nhân sự và phân công lao động hợp lý. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức vật tư theo dõi và sửa chữa máy móc thiết bị, tham mưu cho giám đốc về đầu tư thiết bị dây chuyền công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương án gia công, sản xuất sản phẩm. Phòng kỹ thuật do phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành. - Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch về thu mua nguyên vật liệu, kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ, cung ứng vật tư và nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ tham mưu với giám đốc về việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, cụ thể như: tìm ra thị trường đầu vào, đầu ra, tổ chức mạng lưới tiêu thụ rộng khắp và hiệu quả, nâng cao uy tín của công ty với người mua. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán tại công ty, phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản hiện có cũng như vận động tài sản của công ty. Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý chặt chẽ, và bảo vệ tài sản của công ty nhằm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, phản ánh được các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phòng ban điều hành xưởng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm sau khi gia công, sản xuất hoàn thành, kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. - Các xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo đúng kế hoạch đã được đề ra, thao tác kỹ thuật theo nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị, sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, đề suất sáng kiến phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các tổ trưởng có nhiệm vụ báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình của tổ lên cấp trên. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, HÌNH THỨC KẾ TOÁN, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THANH THU: 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Để đảm bảo cho quá trình ghi chép vào sổ kế toán được chính xác và kịp thời, phù hợp với loại hình kế toán tập trung, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương pháp trực tuyến. Các nhân viên kế toán đều hoạt động dưới sự điều hành của kế toán trưởng. + Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán tại công ty: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong công ty, là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán tài chính, tổ chức, ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty trực tiếp phân công và chỉ đạo tốt công việc của các nhân viên kế toán trong công ty. Cuối quý kế toán trưởng có trách nhiệm tập hợp các "Bảng tổng hợp chi tiết" từ các phần hành để lập "Báo cáo kế toán" tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Phó phòng kế toán: Phụ trách theo dõi kiểm tra công tác thanh toán trong công ty, thực hiện tính khấu hao hàng tháng kịp thời để giúp cho việc tính giá thành được chính xác. Đồng thời có nhiệm vụ phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong công ty. Cuối tháng, tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng sản phẩm để tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Cuối năm lập báo cáo tài chính hoạt động của công ty trong năm. - Kế toán thanh toán: Là người chịu trách nhiệm các khoản thu, chi bằng tiền mặt, các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong công ty, thanh toán các khoản thanh toán với người mua, người bán tổng hợp lên tài khoản đối ứng cung cấp cho kế toán trưởng. - Kế toán tiền gởi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi và thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng, đồng thời hạch toán, thống kê, phản ánh số hiện có và tình hình biến đổi, tăng giảm của các khoản tiền đã gởi vào ngân hàng. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của vật tư nguyên vật liệu và nhiên liệu về số lượng và giá trị. Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ. Việc định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí. Tổ chức chứng từ sổ sách kế toán và tài khoản kế toán phù hợp. Thực hiện việc kiểm kê, lập báo cáo vật liệu và phân tích tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình gia công sản xuất. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý về tiền mặt thực hiện thu chi theo quyết định của kế toán trưởng. Hàng ngày ghi chép sổ quỹ và đối chiếu với kế toán thanh toán, kiểm kê sổ tiền mặt có trong quỹ cuối ngày. 3. Hình thức kế toán tại công ty: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hình thức kế toán tại Công ty TNHH Thanh Thu là hình thức chứng từ ghi sổ bảo đảm vừa theo dõi tổng hợp lại vừa thể hiện chi tiết các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh mọi việc đều được kế toán áp dụng xử lý bằng máy vi tính. + Sơ đồ luân chuyển chứng từ: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ HÌNH THỨC "CHỨNG TỪ GHI SỔ" Trình tự ghi sổ chứng từ : Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đãđược kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ về nội dung và hình thức thì kế toán sẽ tiến hành ghi sổ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp ghi vào sổ chi tiết tài khoản và sổ thẻ kế toán chi tiết với đối tượng theo dõi chi tiết. Các chứng từ thu, chi tiền mặt còn là căn cứ để ghi vào sổ quỹ. Cuối tháng căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, rồi đối chiếu số lượng trên bảng tổng hợp chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản, nếu thấy khớp đúng, thì cuối quý căn cứ vào sổ tổng hợp tài khoản để lên bảng cân đối tài khoản. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào sổ liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng tổng hợp chi tiết để lên bảng báo cáo kế toán. III. HẠCH TOÁN NVL - CCDC TẠI CÔNG TY TNHH THANH THU: Công ty TNHH Thanh Thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán NVL - CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Tính giá NVL - CCDC: a. Phương pháp tính giá vật tư nhập kho: Do Công ty TNHH Thanh Thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá vật tư nhập kho là giá mua không có thu8ế GTGT đầu vào. Tuy nhiên giá NVL - CCDC nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập. Công ty TNHH Thanh Thu tính giá và xác định giác trị thực tế của NVL - CCDC bằng tiền Việt Nam đồng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Đối với NVL - CCDC mua ngoài: Giá trị thực tế NVL,CCDC mua ngoài = Giá mua ghi trên hoá đơn + Các chi phí liên quan - Các khoản giảm trừ (nếu có) Căn cứ vào hoá đơn ngày 6/3/2005 công ty mua 3 bộ lốp xe ôtô của Công ty TNHH Nam Phước về nhập kho CCDC, với đơn giá là 250.000đ/bộ. Chi phí mua 50.000đ. hàng về nhập kho đủ số. Vậy giá thực tế của 3 bộ lốp xe ôtô được tính như sau: Giá thực tế 3 bộ lốp xe nhập kho = 3 x 250.000 + 50.000 = 800.000 (đ) - Đối với NVL,CCDC tự chế biến (gia công) Giá thực tế NVL,CCDC nhập kho = Giá thực tế vật tư xuất gia công + Chi phí gia công b. Phương pháp xác định giá NVL-CCDC xuất kho: Tại Công ty TNHH Thanh Thu giá trị NVL-CCDC xuất kho được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền: sử dụng cho các loại vật tư mua về không thể quản lý theo từng lần nhập kho như về số lượng đá, cát Công thức tính như sau: Đơn giá bình quân = Giá trị thực tế tồn ĐK + Giá trị thực tế nhập trong kỳ SL tồn ĐK + SL nhập trong kỳ Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, số lượng đá 2x3 tồn đầu kỳ là 50m3, với đơn giá 50.000đ/m3. Số lượng thực nhập trong tháng là 30m3 với đơn giá: 45.000đ/m3 theo phiếu nhập kho 07 ngày 7/3/2005. Như vậy đơn giá bình quân xuất kho: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đơn giá bình quân đá 2x3 xuất trong tháng = 50 x 50.000 + 30 x 45.000 = 48.125 (đ/m3) 50 + 30 2. Kế toán nhập kho NVL - CCDC: - Đối với NVL-CCDC mua ngoài: Giá thực tế vật tư mua ngoài = Giá mua ghi trên hoá đơn + Các chi phí liên quan - Các khoản giảm trừ (nếu có) - Đối với NVL,CCDC tự chế biến: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá thực tế vật tư tự chế biến + Chi phí chế biến * Các chứng từ liên quan đến nhập kho vật tư tại công ty: - Biên bản kiểm nghiệm vật tư. - Hoá đơn bán hàng. - Hoá đơn GTGT. - Phiếu nhập kho. - Thẻ kho. * Cách lập và luân chuyển chứng từ: + Cách lập: Tại Công ty TNHH Thanh Thu, nghiệp vụ cung ứng NVL - CCDC do phòng kế hoạch đảm nhận. Bộ phận kế hoạch vật tư theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng và tình hình thực hiện hợp đồng. Khi nhận được vật tư của người nhập, phòng kế hoạch tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng thực nhập, sau đó tập hợp các chứng từ để lập phiếu nhập kho. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Phiếu nhập kho được dùng để xác định số lượng, giá trị NVL - CCDC nhập kho và làm căn cứ để kế toán vật tư và thủ kho ghi vào sổ kế toán và thẻ kho. Do đó phiếu nhập kho cần phải ghi đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ . Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: sau khi có đầy đủ các chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người giaio hàng , thủ kho thì 3 liên sẽ được phân chia và luân chuyển như sau: - Liên 1: Được lưu chuyển tại quyển số: "Phiếu nhập kho". - Liên 2: Giao cho thủ kho ghi vào thẻ kho, sauy đó chuyển cho phòng kế toán để ghi vào sổ kế toán. - Liên 3: Giao cho người nhập giữ. Căn cứ vào hoá đơn số 003512 ngày 9/3/2005 ông Nguyễn Trọng Tấn mua ximăng Bỉm Sơn với số lượng 12 tấn, đơn giá chưa có thuế VAT: 680.000đ/tấn, thuế VAT 10% đã được thanh toán bằng tiền tạm ứng của công ty, hàng đã về nhập kho đủ số. Kế toán ghi: Nợ TK 152 8.160.000 Nợ TK 133 816.000 Có TK 141 8.976.000 Căn cứ vào hoá đơn số 021637 ngày 11/3/2005 ông Nguyễn Trọng Tấn mua giàn giáo sắt để xây dựng công trình. Số lượng 18 bộ, giá mua chưa thuế 250.000đ/bộ, thuế VAT 10% đã thanh toán bằng tiền tạm ứng, hàng về nhập kho đủ số. Kế toán ghi: Nợ TK 153 4.500.000 Nợ TK 133 450.000 Có TK 141 4.950.000 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Quy trình hạch toán nhập kho NVL-CCDC tại Công ty TNHH Thanh Thu: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHẬP KHO * Giải thích quy trình (1) Sau khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán vật tư tập hợp các chứng từ gốc để vào bảng tổng hợp các chứng từ gốc và chứng từ nhập kho. Sau đó: (2) Ghi vào sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết TK 152,153 và (3) Vào sổ chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường xuyên trong tháng. Ở công ty định kỳ 10 ngày lập chứng từ ghi sổ 1 lần. (4) Vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. (5) Ghi vào sổ cái TK 152, 153. * Đến cuối tháng: (6) Từ sổ chi tiết TK 152,153 và các sổ chi tiết có liên quan, kế toán tổng hợp sẽ ghi vào bảng tổng hợp chi tiết TK 152,153 và các bảng tổng hợp khác. (7) Căn cứ vào số liệu ở sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. (8) Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp với các sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. (9) Kế toán tiến hành đối chiếu giữa tổng số phát sinh Nợ, và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Số dư Nợ, và số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp với số dư của các tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . kho vật tư tại công ty: - Biên bản kiểm nghiệm vật tư. - Hoá đơn bán hàng. - Hoá đơn GTGT. - Phiếu nhập kho. - Thẻ kho. * Cách lập và luân chuyển chứng từ: + Cách lập: Tại Công ty TNHH Thanh. cứ vào sổ liệu trên bảng cân đối kế toán và bảng tổng hợp chi tiết để lên bảng báo cáo kế toán. III. HẠCH TOÁN NVL - CCDC TẠI CÔNG TY TNHH THANH THU: Công ty TNHH Thanh Thu chịu thu GTGT. nhập kho = Giá thực tế vật tư xuất gia công + Chi phí gia công b. Phương pháp xác định giá NVL-CCDC xuất kho: Tại Công ty TNHH Thanh Thu giá trị NVL-CCDC xuất kho được áp dụng theo phương pháp