Chương I: Những hoạt động chung của hoạt động hướng nghiệpI.Cơ sở lý luận và thực tiển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông1.Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp a, Trên thế giới Tâm lý học : Tâm lý học dạy lao động: dạy những phẩm chất tâm lý và các kỹ năng kỹ xảo.Tâm lí học tổ chức lao động khoa học: nghiên cứu cách tổ chức, sắp xếp, quan hệ người như thế nào?Tâm lí học kỹ sư:Tâm lí học giám định lao động: nghiên cứu sự phù hợp giữa nghề nghiệp và người đó có phẩm chất tâm lí và năng lực hay không.Tiền đề của hướng nghiệpCác nước hướng nghiệp đều quan tâm đến hướng nghiệp.•Nga: Trên các tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh: nắm vững nghề đã chọn là tiêu chí cao nhất.•Châu âu: ( Pháp) coi trọng hướng nghiệp. Cải cách giáo dục: 1965> hiện đại hóa giáo dục> quan tâm đến kiến thức giáo dục và hướng nghiệp. Giáo dục lao động cùng với giáo giục khoa học. Trước kia giáo dục lao động là hạng hai. Sau này tổ chức song song.•Liên Bang Đức: “ Ở đây không thể để một thanh niên người ngoại quốc nào tất học và mù nghề được”.Ở đây nhà nước đã có sự phân luồng. UNESCO: “ Chuẩn bị cho cuộc sống lao động là cuộc Cách mạng cho mọi cuộc cải cách”
Môn: Công tác hướng nghiệp Giáo viên giảng dạy: Đinh Thi Sâm Sinh viên: Nguyễn Đình Cơ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP Chương I: Những hoạt động chung của hoạt động hướng nghiệp I. Cơ sở lý luận và thực tiển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp a, Trên thế giới Tâm lý học : - Tâm lý học dạy lao động: dạy những phẩm chất tâm lý và các kỹ năng kỹ xảo. - Tâm lí học tổ chức lao động khoa học: nghiên cứu cách tổ chức, sắp xếp, quan hệ người như thế nào? - Tâm lí học kỹ sư: - Tâm lí học giám định lao động: nghiên cứu sự phù hợp giữa nghề nghiệp và người đó có phẩm chất tâm lí và năng lực hay không. Tiền đề của hướng nghiệp Các nước hướng nghiệp đều quan tâm đến hướng nghiệp. • Nga: Trên các tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh: nắm vững nghề đã chọn là tiêu chí cao nhất. • Châu âu: ( Pháp) coi trọng hướng nghiệp. Cải cách giáo dục: 1965-> hiện đại hóa giáo dục-> quan tâm đến kiến thức giáo dục và hướng nghiệp. Giáo dục lao động cùng với giáo giục khoa học. Trước kia giáo dục lao động là hạng hai. Sau này tổ chức song song. • Liên Bang Đức: “ Ở đây không thể để một thanh niên người ngoại quốc nào tất học và mù nghề được”. Ở đây nhà nước đã có sự phân luồng. * UNESCO: “ Chuẩn bị cho cuộc sống lao động là cuộc Cách mạng cho mọi cuộc cải cách” b, Việt Nam: - Từ những năm 70 của thế kỷ trước: Nghị Quyết của Bộ Chính Trị: Hướng nghiệp là bộ phận khăng khít của Giáo dục. - 19/3/1981 QĐ 126/CP: Hướng nghiệp chính thức là nội dung GD và là một hoạt động trong nhà trường phổ thông. Nhiều trường lập ra những phòng hướng nghiệp, Trung tâm hướng nghiệp, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp – dạy nghề. - Cuối những năm 80: Ít người cho người ta theo học những nghề ít có thu nhập. - Từ những năm 90: trở đi xa rời hướng nghiệp. - Đại hội Đảng lần 8,9: Đã nhấn mạnh phải coi trọng công tác hướng nghiệp. -> Nhưng chưa có chuyển biến gì lớn. - Nghị quyết 40- Đại hội đảng lần thứ 10: đổi mới chương trình phổ thông tổ chức phân ban, phân luồng hướng nghiệp. - Quốc hội 11, 37: điều chỉnh hướng phân ban. - Chỉ thị của bộ trưởng: 2. Bối cảnh chung của công tác hướng nghiệp ở nước ta hiện nay: a, Giáo dục hướng nghiệp trong nền kinh tế thị trường: - Nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng -> ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp. - Sự phát triển của các thành phần kinh tế thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng ngành nghề. - Sự năng động tạo nên khả năng di chuyển của thế hệ trẻ. b, Giáo dục hướng nghiệp trong nền kinh tế tri thức: - Sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động trực tiếp tăng số lao động tri thức: xử lý thông tin, dịch vụ văn phòng…-> lực lượng lao động tri thức là lao động chủ yếu sẽ góp phần đào tạo người lao động để đáp ứng nhu cầu đó. - Sự phát triển của nền kinh tế tri thức gắn liền với sự phát triển của cộng nghệ cao và ứng dụng công nghệ đó vào đời sống. Tạo ra một xu thế định hướng chọn nghề của thế hệ trẻ. - Coi giáo dục hướng nghiệp là một giải pháp góp phàn tạo điều kiện cho cho người lao động thích ứng với những yêu cầu nghề nghiệp của xã hội hiện đại. Để trả lời cho tư vấn cần trả lời trên 3 câu hỏi sau: - Thích? - Khả năng? - Nhu cầu xã hội? c, Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp: ( Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9- 2001) - Đào tạo người lao động năng động và sáng tạo. - Gắn chọn nghề của thanh thiếu niên với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động của từng địa phương và cả nước. - Hướng nghiệp phải thông qua dạy các môn công nghệ từ đó giúp hiểu biết, có năng lực và làm chủ cộng nghệ nhập và sáng tạo công nghệ mới. - Chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh đi vào một nghề cụ thể nhưng cũng chuẩn bị năng lực làm một việc khác khi cần. - Thông tin cho học sinh hệ thống nghề nghiệp trong các lĩnh vực mới và hướng chọn nghề cho phù hợp với xu thế phát triển. Vd: 4 nghề mũi nhọn: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu, Công nghệ tự động hóa. - Dạy những nghề phi nông ở khu vực nông thôn đồng thời chỉ ra hướng phát triển hiện đại hóa các làng nghề truyền thống giúp học sinh chọn nghề. - Góp phần phần luồng đào tạo. 3. Vấn đề chọn nghề hiện nay và những cơ sở của việc chọn nghề: a, Vấn đề chọn nghề hiện nay: Để tránh sự lựa chọn cảm tính và để lại những hậu quả: tốn tiền, thời gian, mất đi cơ hội. * Nguyên nhân: - Phía học sinh: Theo Climop: ++ Có thái độ không đúng đối với việc chọn nghề: + Thành kiến về tiếng tăm nghề nghiệp; Theo bộ lao động: đánh giá thấp nghề lao động chân tay. Cần biết: “ Chỉ có người sang người hèn Chứ không có nghề sang nghề hèn” + Di chuyển thái độ đối với người đại diện cho một nghề nào đó sang chính chính nghề nào đó. + Sự say mê chỉ xuất phát từ bên ngoài hoặc một mặt nào đó của nghề. ++ Thiếu tri thức, kinh nghiệp, thông tin về nghề: + Đồng nhất môn học với nghề nghiệp. + Không đánh giá đầy đủ năng lực, động cơ của chính bản thân mình. - Phía các lực lượng giáo dục: b, Cơ sở của việc chọn nghề: - Hiểu nghề: mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung( làm gì), triển vọng phát triển nghề, lương bổng như thế nào, đặc điểm nghề, những khó khăn thuận lợi… - Hiểu bản thân mình; - Hiểu tình hình và xu thế phát triển KT- XH đất nước, địa phương. - Biết sử dụng thông tin làm cơ sở cho chọn nghề c, Các bước chọn nghề: b1: Tìm hiểu bức tranh chung về thế giới nghề nghiệp b2: Tìm hiểu thị trường lao động b3: Tìm hiểu bản họa đồ nghề( học sinh tự tìm thông tin) b4: Đặt kế hoạch phấn đấu để đạt được sự phù hợp nghề. b5: Chuẩn bị điều kiện để theo học nghề. II. Khái niệm hướng nghiệp và ý nghĩa của Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. 1, Hướng nghiệp là gì? Có thể hiểu trên 3 bình diện: - Cá nhân: Hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp về Tâm lí học, Y học, Kinh tế học, Giáo dục học nhằm giúp bản thân chọn nghề. - Nhà trường phổ thông: Hướng nghiệp là một hình thức huy động dạy của thầy và học của trò nó được coi là công việc của tập thể sư phạm nhằm mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề giúp các em tự chọn nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về hứng thú của cá nhân, năng lực, nhu cầu xã hội. - Xã hội: Hướng nghiệp là những tác động xã hội về mặt Giáo dục học, Tâm lí học, Kinh tế học, Y học… nhằm giúp thế hệ trẻ chọn nghề phù hợp. Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp Giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ: tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng… để họ sẵn sàng đi vào nghề và lao động sản xuất trong cuộc sống. 2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của Giáo dục hướng nghiệp: a, Vị trí, vai trò: * Chung nhất: Hướng dẩn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm thế và kỹ năng để họ đi vào lao động ở những ngành nghề mà xã hội đang cần. Hướng nghiệp điều chỉnh động cơ và hứng thú nghề nghiệp của học sinh để giúp giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân – xã hội, cá nhân- nghề. Giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức và đảm bảo cho con người hạnh phúc trong nghề nghiệp. * Cụ thể: - Đối với nhà trường: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. - Đối với xã hội: Góp phần hiện thực hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước trong đời sống xã hội; triển khai chiến lược con người, một bộ phận của chiến lược KH-CN. - Đối với cá nhân: Hình thành thái độ sẵn sàng lao động và hiểu rõ các ngành nghề xã hội, nhu cầu lao động để tự điều chỉnh nguyện vọng của mình. Nguyễn Thế Trường: “ Không được dốt, Không được ốm, Không được nghèo, không được là người thừa”. Giáo dục hướng nghiệp không chỉ mang tính xã hội mà còn mang đạm tính nhân văn. Hướng nghiệp trong nhà trường hiện đại vừa là nội dung vừa là bản chất. b, Ý nghĩa: - Về mặt giáo dục: Giáo dục hướng nghiệp giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp nó góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. - Về mặt kinh tế: Đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí, phát triển tài năng cống hiến sức lực cho sự phát triển đất nước. - Về chính trị: Giáo dục hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối Giáo dục của Đảng, Nhà nước hiện thực hóa đường lối giáo dục trong xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là điều kiện triển khai chiến lược con người phục vụ chính trị. - Về mặt xã hội: Giáo dục hướng nghiệp đem đến cho thế hệ trẻ có công ăn việc làm, ổn định đời sống và tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hiệu quả lao động đó. 3. Chức năng , nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp: a, Chức năng: Chuẩn bị cho trẻ bước vào lao động nghề b, Nhiệm vụ: - Giúp cho học sinh nắm thông tin nghề, làm quen với nghề trong xã hội.( về nhu cầu xã hội, yêu cầu nghề đặt ra, điều kiện có thể…) - Giúp cho học sinh bộc lộ và hứng thú nghề nghiệp. - Giúp cho học sinh hình thành năng lực tương ứng và hứng thú nghề nghiệp. - Giáo dục ý thức lao động, thái độ lao động đúng. III. Các nguyên tắc và con đường giáo dục hướng nghiệp. 1. Nguyên tắc: - Đảm bảo tính giáo dục trong hướng nghiệp: + Góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; + Tiến hành đồng bộ với mặt giáo dục khác để đản bảo giáo dục toàn diện. - Đảm bảo phương hướng Kỹ thuật tổng hợp trong công tác hướng nghiệp: + Giáo dục kỹ thuật tổng hợp tạo cơ sở cho việc tìm hiểu và chọn lựa nghề, xác lập cơ sở khoa học cho giáo dục hướng nghiệp vì vậy cần đảm bảo phương hướng Kỹ thuật tổng hợp trong hướng nghiệp. Giáo dục phổ thông gồm 3 quá trình: Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Giáo dục hướng nghiệp. Ba quá trình này có mối quan hệ chặc chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau và cái này là cơ sở cho cái kia. - Đảm bảo nguyên tắc hệ thống và đồng bộ trong quá trình hướng nghiệp: + Hệ thống: Giáo dục tiến hành sao cho các quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp diễn ra trình tự nghiêm ngặt phù hợp với logic khoa học nghề nghiệp và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, nhận thức của học sinh. Mô hình trong công tác hướng nghiệp: Định hướng Tư vấn Tuyển chọn + Đồng bộ: Tiến hành nhiều con đường, có thể bằng con đường Lao động sản xuất, dạy học, hoạt động ngoại khóa,…, nhiều lực lượng cùng tham gia. - Nguyên tắc đảm bảo tính phân hóa và cá biệt trong Công tác hướng nghiệp: + Cần xác định đúng đắn và có cơ sở khoa học, năng lực, sở trường, hứng thú, khả năng hoạt động trí tuệ, thể lực của các em để mà tư vấn + Trong quá trình hướng nghiệp việc lựa chọn con đường, phương pháp hình thức hướng nghiệp phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, của địa phương và của học sinh. - Đảm bảo tính thực tiễn trong công tác hướng nghiệp: + Hướng nghiệp hướng học sinh tiếp xúc, tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất từ đó hình thành năng lực thực tiễn. + Hướng nghiệp gắn với tình hình kinh tế xã hội, của đất nước, nhu cầu năng lực của xã hội đối với các ngành nghề và phải gắn với từng địa phương. 2. Những con đường hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông: - Thông qua giảng dạy các môn văn hóa: + Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản làm điều kiện để phát triển tư duy. + Trang bị phương pháp luận khoa học và rèn luyện các hệ thống các kỹ năng phù hợp. + Giới thiệu các ngành nghề có trong địa phương và trong xã hội. + Giúp cho giáo viên hiểu được nguyện vọng, theo dõi, phát hiện, phát triển năng khiếu. - Thông qua giáo dục lao động và công nghệ: + Tạo điều kiện để phát triển năng lực con người, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Tạo điều kiện để hiểu biết về hệ thống ngành nghề trong thực tiễn. + Qua lao động sản xuất tạo cho học sinh có những chuyển biến về tâm lí về tình cảm - Thông qua hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp: Con đường chính và quan trọng nhất trong công tác hướng nghiệp. • Về nội dung: + Nắm những thông tin nghề nghiệp cần thiết; + Nắm những thông tin về kinh tế xã hội của đất nước; + Tìm hiểu những năng lực, phẩm chất cá nhân, điều kiện, tuyền thống gia đình để xác định nghề phù hợp. • Hình thức và phương pháp: + Giới thiệu danh mục nghề, triển lãm tranh ảnh về nghề, phân tích bảng mô tả nghề, điều tra xã hội học, qua các phương tiện thông tin đại chúng… + Thảo luận đưa ra giải quyết những vấn đề liên quan; + Giao lưu với các điển hình trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,… + Tham quan ngoại khóa; + Xem phim theo các chủ đề; + Thực tập nghề. Điều kiện: Cần phối hợp các lực lượng trong giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất về kinh phí, cơ sở vật chất,… - Hướng nghiệp qua gia đình và các tổ chức xã hội: + Phải tăng cường và phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh. • Trao đổi với cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp. • Trao đổi với cha mẹ học sinh về những tri thức có liên quan đến hướng nghiệp. • Trao đổi những nội dung công việc mà ch mẹ có thể làm để hỗ trợ cùng nhà trường để hướng nghiệp. • Hình thức: ++ Gặp gỡ trao đổi giữa GVCN với cha mẹ học sinh Vd: Xem cha mẹ học sinh thích nghề gì? Học sinh thích nghề gì? ++ Trao đổi theo nhóm và toàn thể phụ huynh học sinh; Vd: Giúp cha mẹ học sinh thấy được cần làm như thế nào để giúp trẻ chọn nghề đúng đắn đối với trẻ? Hoặc cho cha mẹ thấy được ảnh hưởng của gia đình đén việc chọn nghề như thế nào? Hoặc cha mẹ cần có những hiểu biết gì để hướng nghiệp cho trẻ? ++ Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong công tác hướng nghiệp. Tạo điều kiện để nhà trường thực hiện công tác hướng nghiệp. Vd: Để các em được tiếp xúc với nghề, hỗ trợ kinh phí cần thiết. 3. Các giai đoạn hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông: Theo các quan điểm sau đây: Quan điểm 1: - Học sinh bước đầu tìm hiểu liên quan các ngành nghề; - Qua học tập các môn văn hóa, thực hành lao động sản xuất và căn cứ vào khả năng nhu cầu cụ thể về nghề nghiệp các em có lựu chọn; - Quyết định đi vào một nghề. Quan điểm 2: - Giáo dục và tuyên truyền nghề; - Tư vấn nghề; - Tuyển chọn nghề; - Thích ứng nghề; Quan điểm 3: - Giáo dục và tuyên truyền nghề; - Tổ chức các hoạt động; - Tư vấn nghề; - Nghiên cứu học sinh.