1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng nấm metarhizium anisopliae và nấm beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại tây nguyên

24 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 334,47 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Hàng năm, nước ta xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn cà phê nhân, mang lại kim ngạch gần 2 tỷ USD. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cà phê. Trong những năm qua, rệp sáp đã gây hại trên diện rộng ở hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê, rệp sáp gây hại cà phê cả giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Để phòng trừ rệp sáp, hiện nay biện pháp hóa học đang được sử dụng phổ biến. Các loại thuốc trừ sâu hóa học có hiệu lực phòng trừ rệp sáp không cao bởi trong quá trình sinh trưởng rệp tạo ra một lớp sáp che phủ bên ngoài làm cho khi phun thuốc rất khó tiếp xúc và tiêu diệt được chúng. Đã có nhiều công trình trước đây tập trung nghiên cứu phòng trừ rệp sáp, tuy nhiên việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ rệp sáp bằng sinh học thì chưa nhiều. Đặc biệt chưa có một chế phẩm sinh học đặc hiệu nào cho rệp sáp hại cà phê có trên thị trường. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae và nấm Beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên”. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Trên cơ sở xác định thành phần chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê, lựa chọn chủng có ý nghĩa từ đó đi sâu nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất nhằm tạo ra chế phẩm sinh học đặc hiệu trong phòng chống rệp sáp hại cà phê đạt hiệu quả. 2.2. Yêu cầu của đề tài - Điều tra, xác định thành phần các loài rệp sáp gây hại trên cà phê và diễn biến của một số loài rệp sáp hại chính trên cà phê tại Tây Nguyên. 2 - Thu thập và xác định thành phần chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái một số chủng nấm có độc tính cao đối với rệp sáp hại cà phê. - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm phòng trừ rệp sáp hại cà phê. - Khảo nghiệm hiệu lực của chế phẩm và xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nấm phòng chống rệp sáp hại cà phê đạt hiệu quả. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cung cấp các dẫn liệu về thành phần các loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê tại vùng nghiên cứu. - Bổ sung các dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái của một số chủng nấm ký sinh trên rệp sáp gây hại chủ yếu trên cà phê. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Giúp cho người trồng cà phê có được chế phẩm sinh học đặc hiệu để phòng trừ rệp sáp hại cà phê. - Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ rệp sáp hại cà phê. - Có được quy trình sử dụng chế phẩm trong phòng trừ rệp sáp hại cà phê trên đồng ruộng. 3.3. Những đóng góp mới của đề tài - Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về nấm ký sinh trên rệp sáp gây hại cà phê. Đã phân lập và định danh được 20 chủng thuộc 4 loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê, trong đó có 12 chủng thuộc 4 loài nấm tại Tây Nguyên. - Bổ sung những dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, sinh thái và độc lực ký sinh của 25 chủng (16 chủng BR, 9 chủng MR) thuộc 6 loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê và sâu hại trên cây trồng khác ở Việt Nam. Trong 25 chủng có 13 chủng thu được ở Tây Nguyên. Đây là cơ sở khoa học để nghiên cứu tuyển 3 chọn, nhân nuôi tạo chế phẩm sinh học có hiệu quả. - Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng hai chế phẩm nấm ký sinh BIOFUN 1 từ chủng MR4 và BIOFUN 2 từ chủng BR5 để phòng chống rệp sáp hại cà phê đạt hiệu quả kinh tế, môi trường ở Tây Nguyên và vùng phụ cận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê, các mẫu phân lập từ bệnh phẩm ngoài tự nhiên tạm gọi là chủng. - Rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Xác định thành phần chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê tại vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái một số chủng nấm có độc tính cao đối với rệp sáp hại cà phê. - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm nấm phòng trừ rệp sáp hại cà phê. - Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nấm phòng chống rệp sáp hại cà phê đạt hiệu quả. 5. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 154 trang và 36 trang phu lục, trong đó: - Phần mở đầu: 5 trang - Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu nghiên cứu được trình bày trong 42 trang với sự tổng hợp từ 149 tài liệu tham khảo trong đó có 36 tài liệu tiếng Việt và 113 tài liệu tiếng Anh. Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu được trình bày trong 20 trang. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận được trình bày trong 63 trang với 40 bảng số liệu và 28 hình. - Phần kết luận và kiến nghị: 2 trang 4 - Danh mục công trình đã công bố: 1 trang - Tài liệu tham khảo: 13 trang - Phụ lục: 36 trang bao gồm Sơ đồ trình tự gene, số liệu khí tượng và phần xử lý số liệu. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hệ sinh thái vườn cà phê có thời gian hình thành phát triển tương đối dài, thành phần chủng loài có tính ổn định tương đối cao. Rệp sáp hại thường sống thành quần tụ, vườn cà phê thường có cây che bóng hạn chế ánh sáng trực xạ, rệp sáp hại cà phê bị nấm bệnh ký sinh ngoài tự nhiên với tỷ lệ cao. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh để phòng chống rệp sáp hại cà phê trên đồng ruộng. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.2.1. Những nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng Phát hiện về nấm bệnh trên côn trùng ra đời cùng với sự xuất hiện khoa học nghiên cứu về bệnh côn trùng, từ đầu thế kỷ 18 đã có những ghi nhận đầu tiên về bệnh nấm côn trùng (Balisneri, 1709). Người ta còn thấy nấm là vi sinh vật đầu tiên được chứng minh về khả năng lan truyền từ ký chủ này sang ký chủ khác. Các nghiên cứu tiếp theo đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quá trình gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh, sinh hóa bệnh (Helen et al, 2010; Samson et al, 2008; Li et al, 2009…), con đường truyền bệnh và cơ chế gây bệnh (McCoy et al, 2008; Latch et al, 1976…). Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hiệu lực của nấm đến ký chủ trong đó có bệnh nguyên (Inglis G.D. et al, 1999; Kish and Allen, 1978…), ký chủ (Steinhaus, 1958a; Vago, 1963; Ekesi et al., 2010…), môi trường trong đó bao gồm bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thổ nhưỡng. 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nấm côn trùng trên thế giới Hiện nay, đã có trên 700 loài nấm được phát hiện có liên quan đến các bệnh trên côn trùng (Pu and Li, 1996), chúng chủ yếu nằm trong 2 lớp là Hyphomycetes (Deuteromycotina) và Entomophthorales (Zygomycotina) (Feng, 1988a). Với những tiềm năng cho việc ứng dụng phòng trừ sâu hại rất lớn, tuy nhiên với chỉ một số rất ít loài được nghiên cứu và phát triển cho việc phòng trừ sâu hại. Trong vài thập kỷ qua, với sự gia tăng số lượng đăng ký thương mại hóa trên toàn thế giới về các loài nấm côn trùng thuộc lớp Hyphomycetes với nhiều dạng khác nhau, các loài nấm chủ yếu là: Beauveria bassiana, B. Brongniartii, Metarhizium anisopliae, Nomuraea rileyi, Paecilomyces fumosoroseus và Verticillium lecanii. Các chế phẩm này được sử dụng để phòng trừ phổ rộng trên các loài sâu hại như bộ cánh màng, cánh cứng, cánh vảy, cánh thẳng và hai cánh (shah and Goettel, 1999). Các công nghệ được nghiên cứu như lên men, tạo dạng và sử dụng các tác nhân nấm rất hoàn hảo trên khắp thế giới và được xuất bản bởi rất nhiều các tác giả như Burges, 1998; Caudwell and Gatehouse, 1996; Cliquet and Jackson, 1997; Ibrahim et al., 1999; Jackson et al., 1997; Kleespies and Zimmermann, 1998; Lacey and Kaya, 2000; Wraight and Carruthers, 1999. 1.2.3. Những nghiên về rệp sáp hại cà phê Hiện nay có trên 70 nước trồng cà phê với diện tích khoảng 10 triệu ha, rệp sáp hại xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng cà phê trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái và các nghiên cứu về tác hại của chúng đối với cà phê (Zurgen Kramez và Heinz Schmutterer, 1978; Anthony và Youdewei, 1983; Coste R., 1955…). 1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nấm ký sinh côn trùng Vấn đề nghiên cứu các chủng nấm gây bệnh cho côn trùng đã được các nhà khoa học ở một số trường Đại học và Viện nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20. Năm 1975, Tạ Kim Chỉnh và cs đã thu thập mẫu bệnh sâu róm thông Dendrolimus ponctatus và xác định là do loài nấm trắng 6 Beauveria gây ra. Nguyễn Thị Lộc và cs ở Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, 2004 đã sử dụng chế phẩm nấm xanh M. anisopliae để phòng trừ bọ cánh cứng Brontispa longissima hại dừa và rầy nâu hại lúa. Trịnh Văn Hạnh và cs viện Khoa học Thủy lợi đã hoàn thành một dự án sản xuất thử nghiệm nấm Metarhizium để phòng trừ mối hại đê đập (2003- 2005), Phạm Văn Nhạ (2004) đã nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ châu chấu tại Nam Đàn – Nghệ An và Phủ Cừ - Hưng Yên. Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cs. (1995, 1997, 2000) đã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng nấm bệnh thuộc 3 loài B. bassiana, M. anisopliae và M. flavoride để phòng trừ cho một số loài sâu hại cây nông, lâm nghiệp. Nguyễn Dương Khuê và cs. (2001) đã nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Metarhzium để thử nghiệm diệt mối C. formosanus trong phòng thí nghiệm. Trường Đại học Nông Lâm thành phố HCM đã nghiên cứu khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisoplie đối với rệp sáp giả (Dysmicoccus sp ) trên cây na, đã xác định 16 mẫu nấm Metarhizium anisopliae và chia làm 2 nhóm Ma-VN1, Ma-VN2 đã được đăng ký trên ngân hàng dữ liệu GenBank (Võ Thị Thu Oanh và ctv, 2009)… 1.3.2. Những nghiên cứu về rệp sáp hại cà phê Các công trình nghiên cứu về cà phê, nhất là về sâu bệnh hại cà phê đều cho biết trong các năm gần đây, rệp sáp là những đối tượng gây hại rất quan trọng trên cà phê cả trên cà phê chè và cà phê vối. Vào những năm đầu của thập niên 1990 rệp sáp đã hủy diệt hàng ngàn ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản (Võ Chấp, 1997) . Năm 2003-2004 và 2006-2008 dịch rệp sáp đã bùng phát gây hại hàng ngàn ha cà phê cả thời kỳ kiến cơ bản và kinh doanh của một số tỉnh Tây Nguyên. Theo thống kê của Chi Cục Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, chỉ tính riêng vùng cà phê Đắk Lắk hàng năm có hàng chục ngàn ha bị hại do rệp sáp, mức hại từ trung bình đến nặng. Rệp sáp hại tất cả các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây cà phê. Nhiều diện tích cà phê sau khi nở hoa đậu quả bị nhiễm rệp sáp làm rụng 7 hết quả. Các diện tích cà phê bị hại nặng đã giảm năng suất cà phê nghiêm trọng. Rệp sáp gây hại không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất của cây cà phê trong thời điểm bị hại của năm đó, mà nó còn gây ảnh hưởng cho vườn cà phê vào các năm sau, nếu cà phê không được chăm sóc, hồi phục tốt (Võ Chấp, 1997). Khi rệp sáp hại cà phê ở cấp 4 (tức là trên 75% bộ phận của cây có rệp) thì thiệt hại là 66,6% năng suất cà phê nhân (Phạm Thị Vượng và CTV, 2004). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy (2011), từ năm 2006 đến 2009 tại Đắk Lắk cho thấy mức độ phát sinh và mật độ của rệp sáp tua ngắn Planococcus kraunhiae chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh, trong đó yếu tố mưa là quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát sinh phát triển của rệp sáp bột tua ngắn. CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm ngiên cứu: Viện Bảo vệ thực vật, Viện KH Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. - Thời gian nghiên cứu: Từ 2009 đến 2011. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu Các chủng nấm côn trùng được phân lập từ các nguồn khác nhau, các loài rệp sáp, các vườn cà phê vối và các loại môi trường dùng trong nghiên cứu bao gồm: Czapek-Dox, Sabouraud, MT1, MT2, MT3, N1 và N2 2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm Nồi hấp khử trùng, tủ sấy vô trùng, buồng cấy vô trùng, tủ lạnh, tủ định ôn, máy lắc, đèn cực tím, kính hiển vi, buồng đếm hồng cầu, pocan, hóa chất các loại, máy cất nước, máy ảnh, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, pipet, đĩa petri, que cấy, bình tam giác, phễu, cối sứ, đũa thuỷ tinh, bông, giấy thấm, dụng cụ phun thuốc…. 8 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần rệp sáp và diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị rệp sáp hại tại Tây Nguyên - Thu thập và tuyển chọn các chủng nấm có hoạt tính sinh học cao trong phòng chống rệp sáp - Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp hại cà phê - Khảo nghiệm chế phẩm và xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả phòng chống rệp sáp hại cà phê 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu thành phần rệp sáp và diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị rệp sáp hại tại Tây Nguyên Theo phương pháp điều tra của viện BVTV (Phương pháp nghiên cứu BVTV, tập 1 - 1997) 2.3.2. Điều tra thu thập, phân lập, giám định và định loại các chủng nấm ký sinh - Thu thập nguồn rệp sáp bị nấm ký sinh tại một số vùng thuộc Tây Nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai theo phương pháp điều tra thu thập mẫu vật trên đồng ruộng. Nấm ký sinh trên rệp sáp được tiến hành phân lập theo phương pháp của Barnett và Hunter (1972) và theo phương pháp thường quy của Viện Bảo vệ thực vật. Giám định theo phương pháp hình thái học kết hợp với giải trình tự gene (Lawrence , 1997). -Nghiên cứu khả năng phát triển của các chủng nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau: Các chủng nấm được cấy trên môi trường N1 trong đĩa Petri, mỗi chủng cấy 100 đĩa, cấy 1 điểm ở chính giữa đĩa, đặt ở các mức nhiệt độ 15; 20; 25; 30 và 35 0 C. Tiến hành theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc thông qua việc đo đường kính khuẩn lạc ở 1; 3; 5; 7; 10; 15 ngày sau cấy. - Đánh giá độc lực của các chủng nấm theo phương pháp đánh giá sơ tuyển bằng phản ứng enzyme ngoại bào trên các cơ chất chitine, lipid, cenllulose và glucose. Sau đó lựa chọn chủng nấm bằng phương pháp đánh giá hiệu lực 9 trên cơ thể rệp sáp. 2.3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp hại cà phê Quy trình lên men xốp: Tiến hành thí nghiệm trên 5 công thức giá thể nuôi cấy khác nhau: CT1: Giá thể gạo: 100%; CT2: Giá thể gạo + Ngô: 50 – 50; CT3: Giá thể ngô: 100%; CT4: Giá thể gạo + bã mía: 50 – 50; CT5: Giá thể bã mía: 100%. Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng bào tử/gr chế phẩm. - Nghiên cứu một số dạng phụ gia thích hợp để tạo dạng và kéo dài thời gian bảo quản chế phẩm. Lựa chọn và xác định 3 loại phụ gia để tiến hành thí nghiệm, ký hiệu là PG1, PG2, PG3 (thành phần phụ gia là các chất trơ). Các dạng phụ gia được phối trộn với bào tử tinh theo 3 tỷ lệ về trọng lượng như sau: CT1: Bào tử nấm; CT2: Bào tử nấm/Phụ gia: 1/6; CT3: Bào tử nấm/Phụ gia: 1/9; CT4: Bào tử nấm/Phụ gia: 1/12. Tiến hành bảo quản ở điều kiện thường (phòng thí nghiệm), sau mỗi tháng bảo quản lấy mẫu và kiểm tra chất lượng chế phẩm sau các tháng bảo quản. Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng bào tử nảy mầm. - Nghiên cứu hỗn hợp chất bám dính khi sử dụng chế phẩm: Đánh giá hỗn hợp chất bám dính trên môi trường nuôi cấy để biết được khả năng nảy mầm của bào tử. Hỗn hợp nồng độ chất bám dính theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 0,3 phần vạn, bổ sung vào môi trường và sau đó cấy dung dịch hòa từ chế phẩm nấm ở nồng độ 10 -5 vào các đĩa, đặt trong điều kiện định ôn 5 ngày và tiến hành đếm số lượng bào tử nảy mầm. Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng bào tử nảy mầm. 2.3.4. Khảo nghiệm chế phẩm và xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả phòng chống rệp sáp hại cà phê 2.3.4.1. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm trong phòng thí nghiệm Đánh giá hiệu lực của các chế phẩm nấm trong phòng thí nghiệm, nhà lưới theo Tiêu chuẩn 10 TCN (216 -2003): Quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của phân bón hoặc chế phẩm vi sinh đối với cây trồng. Mỗi công thức thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 50 cá thể rệp. Pha 3 nồng độ dịch phun cho 3 công thức: CT1: 10 gr chế phẩm/1 lít nước; CT2: 5 gr chế phẩm/1 lít 10 nước; CT3: 2,5 gr chế phẩm/1 lít nước. Bổ sung chất bám dính ở nồng độ 0,3 phần vạn. Chỉ tiêu theo dõi: Số rệp chết sau phun 1; 3; 5; 7; 10; 14 ngày. 2.3.4.2. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm trong nhà lưới Tiến hành thả rệp tuổi 1-2 lên cây, khống chế số lượng rệp thí nghiệm là 50 con/một cây. Nồng độ phun và chỉ tiêu theo dõi tương tự thử nghiệm trong phòng. 2.3.4.3. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm nấm trên đồng ruộng * Thử nghiệm ngoài đồng ruộng diện hẹp: Được tiến hành với 2 loại chế phẩm nấm, mỗi loại nấm tiến hành trên 3 nồng độ (như trên). Mỗi thí nghiệm được bố trí 3 công thức, mỗi công thức 5 cây cà phê nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Theo dõi hiệu lực của thuốc sau 1, 3, 5, 7, 10, 14 ngày phun thuốc * Thử nghiệm ngoài đồng ruộng diện rộng: Công thức thí nghiệm: Công thức 1: Phun chế phẩm BIOFUN1; Công thức 2: Phun chế phẩm BIOFUN 2; Đối chứng: Phun nước lã. Phương pháp tiến hành: Trên vườn cà phê trong thời kỳ kinh doanh, kích thước ô thí nghiệm: 300 m 2 , thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên. Các chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ cành bị nhiễm rệp. 2.3.4.4. Xây dựng mô ứng dụng chế phẩm phòng trừ rệp sáp cà phê trên đồng ruộng * Lựa chọn xây dựng mô hình : Lựa chọn vùng trồng cà phê trọng điểm của khu vực Tây Nguyên, vùng bị hại do rệp sáp nghiêm trọng nhất trong các năm qua. Địa điểm xây dựng mô hình tại Công ty Cà phê tháng 10 – huyện Krông Pắk – tỉnh Đắk Lắk. Diện tích mô hình 3ha và diện tích đối chứng là 3ha. Phun chế phẩm vào các cao điểm của rệp sáp trong mô hình. Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ cành bị nhiễm rệp. Các phương pháp x ử lý số liệu [...]... Lắk Rệp sáp bột Sơn La MR4 Rệp sáp bột Đắk Lắk MR6 Rệp sáp mềm xanh Nghệ An Rệp sáp bột Đắk Lắk Rệp sáp bột Gia Lai Rệp sáp bột Gia Lai BR1 Rệp sáp mềm xanh Sơn La BR2 Rệp sáp bột Đắk Lắk BR3 Rệp sáp bột Nghệ An BR4 Rệp sáp bột Nghệ An BR5 Rệp sáp bột Đắk Lắk BR6 Rệp sáp bột Nghệ An BR8 Rệp sáp mềm xanh Đắk Lắk BR9 Rệp sáp bột Đắk Lắk BR11 Rệp sáp bột Hà Nội BR14 4 Rệp sáp bột MR9 3 Đắk Lắk MR8 Beauveria. .. Đắk Lắk và Gia Lai Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành các nghiên cứu tập trung vào 2 loài rệp gây hại chính là rệp sáp bột tua ngắn và rệp sáp mềm xanh 3.1.2 Diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị một số loài rệp sáp chính hại tại Tây Nguyên năm 2010 - Rệp sáp mềm xanh: Tỷ lệ cành cà phê bị nhiễm tại Buôn Ma Thuột qua các kỳ điều tra cho thấy trong năm có 2 cao điểm là trung tuần tháng 3 và đợt... và SAS 2 Hiệu lực của chế phẩm được hiệu đính theo công thức ABBOTT ( đối với thí nghiệm trong phòng và nhà lưới ) và theo công thức Henderson- tilton (đối với thí nghiệm ngoài đồng) CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần và diễn biến tỷ lệ cành cà phê bị rệp sáp hại tại Tây Nguyên năm 2009, 2010 3.1.1 Thành phần rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên Qua điều tra thu thập được 7 loài rệp. .. khi ở công thức đối chứng, tỷ lệ bị nhiễm rệp hầu như không giảm 7 Đã xây dựng quy trình sản xuất, sử dụng hai chế phẩm sinh học BIOFUN 1 và BIOFUN 2 để phòng chống rệp sáp hại cà phê ở Tây Nguyên đạt hiệu quả, an toàn với môi trường Ruộng mô hình tiến hành phun chế phẩm vào 2 cao điểm rệp sáp vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 8, tỷ lệ hại của rệp sáp trong mô hình thấp hơn nhiều so với ruộng... rệp sáp hại cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai, thuộc 2 họ của bộ cánh đều là họ rệp sáp bột Pseudococcidae (5 loài), họ rệp sáp mềm Coccidae (2 loài) Trong 7 loài rệp sáp đã xác định được, có 2 loài là rệp sáp bột tua ngắn Planococcus kraunhiae Kuwana và loài rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green là những loài có tần suất xuất hiện với mật độ cao và ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng cà phê tại. .. phòng chống rệp sáp hại cà phê 3.4.1 Đánh giá hiệu lực của chế phẩm trong phòng thí nghiệm Tiến hành đánh giá hiệu lực của 2 loại chế phẩm là BIOFUN 1 (MR4) và BIOFUN 2 (BR5) trên 2 loài rệp là rệp sáp mềm xanh và rệp sáp bột tua ngắn tại 2 địa điểm là Viện BVTV và Viện KHNLN Tây Nguyên, kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Viện BVTV, hiệu lực trừ các loài rệp sáp của chế phẩm... không mưa Tỷ lệ rệp bị nấm ký sinh đạt cao nhất ngoài tự nhiên là 67,22 vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 Thu thập mẫu rệp sáp bị nấm ký sinh ngoài tự nhiên, phân lập và giám định các loài nấm bằng hình thái học và giải trình tự gene, kết quả về thành phần các loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê dược trình bày trong bảng 3.1 12 Bảng 3.1 Thành phần các loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê (năm 2009... Đợt 1 vào tháng 3 đến tháng 4 và đợt 2 vào tháng 8 đến tháng 9 Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như Trần Kim Loang (2002), Võ Chấp (2003), Nguyễn Thị Thủy (2011) 3.2 Thu thập và tuyển chọn các chủng nấm có hoạt tính sinh học cao trong phòng chống rệp sáp hại cà phê 3.2.1 Thu thập, phân lập và giám định các chủng nấm ký sinh trên sâu hại - Diễn biến về tỷ lệ nấm ký... sáp bột tua ngắn và rệp sáp mềm xanh Các vườn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, tỷ lệ cành cà phê bị hại cao hơn nhiều so với các vườn ở thời kỳ kinh doanh, rệp sáp xuất hiện 2 đỉnh cao trong năm vào tháng 3, tháng 4 và tháng 7, tháng 8 Tỷ lệ nấm ký sinh trên rệp sáp ngoài đồng ruộng khá cao, diễn biến của nấm ký sinh trong điều kiên thời tiết từ tháng 1 đến tháng 3 thấp hơn so với các tháng khác trong năm... Lắk MR8 Beauveria bassiana Rệp sáp bột MR7 2 Địa điểm thu MR3 1 Metarhizium anisopliae Ký chủ MR2 Loài nấm Ký hiệu chủng MR1 TT Rệp sáp bột Sơn La Rệp sáp mềm xanh Đắk Lắk Rệp sáp bột Đắk Lắk Cephalosporium lanosoBR12 niveum Cordyceps nutans BR7 Kết quả đã thu thập được 4 loài nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê, trong đó loài Metarhizium anisopliae thu được 8 chủng, loài Beauveria bassiana thu được . rệp sáp gây hại trên cà phê và diễn biến của một số loài rệp sáp hại chính trên cà phê tại Tây Nguyên. 2 - Thu thập và xác định thành phần chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê. - Nghiên cứu. trường. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu sử dụng nấm Metarhizium anisopliae và nấm Beauveria bassiana phòng chống rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên . 2. Mục đích, yêu. phẩm nấm phòng trừ rệp sáp hại cà phê. - Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nấm phòng chống rệp sáp hại cà phê đạt hiệu quả. 5. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 154 trang và

Ngày đăng: 24/07/2014, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w