Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
120,36 KB
Nội dung
KHÁT QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH SƠN LA Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Sơn La sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin được dùng chút kiến thức chuyên môn biên tập thêm cho các bạn cùng tìm hiểu, cảm ơn đã dành thời gian đọc bài này. Thân ái! I. KHÁI QUÁT CHUNG Lịch sử Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4. 27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu. 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú). 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La. 1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu. 1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc 1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo. 1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập. Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên. Đơn vị hành chính Sơn La có 1 thành phố và 10 huyện: Thành phố Sơn La 7 phường và 5 xã. Quỳnh Nhai 1 thị trấn và 12 xã Mường La 1 thị trấn và 15 xã Thuận Châu 1 thị trấn và 28 xã Phù Yên 1 thị trấn và 26 xã Bắc Yên 1 thị trấn và 15 xã Mai Sơn 1 thị trấn và 21 xã Sông Mã 1 thị trấn và 18 xã Yên Châu 1 thị trấn và 14 xã Mộc Châu 2 thị trấn và 27 xã Sốp Cộp 8 xã Tỉnh Sơn La có 189 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 10 thị trấn và 587 xã II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1.Vị trí địa lí Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông. Ranh giới: Phía Bắc giáp 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía Đông giáp Hoà Bình, Phú Thọ. Phía Tây giáp hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Phía Nam giáp Thanh Hoá. Sơn La có 250km đường biên giới với nước bạn Lào Với vị trí địa lý như vậy, Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Cùng với Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ. 2. Điều kiện tự nhiên Địa hình Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh Sơn La chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, Vùng hồ sông Đà và Vùng cao biên giới. Hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản với những điều kiện sinh thái khác nhau đã tạo nên địa hình đặc trưng cho tỉnh Sơn La. Khí hậu Khí hậu Sơn La đặc trưng cận ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 270 C, trung bình thấp nhất 160 C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1200-1600 mm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%. Số ngày có gió tây khô nóng tăng lên: ở thị xã Sơn La là 4,3 ngày/năm và ở Yên Châu là 37,2 ngày/năm. Tuy nhiên, cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản lại có khí hậu mát mẻ trong lành, thuận lợi cho cả nông nghiệp và du lịch. Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của thị xã Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tình. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi. 3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 1.40.5500 ha, trong đó 39,08% (549.273 ha) đang được sử dụng. Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 60,92% diện tích tự nhiên, trong đó có 734.018,29 ha phân bổ ở độ cao cần được phủ xanh bằng việc trồng cây rừng, cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Diện tích bình quân đầu người là 0,2 ha, trong đó quỹ đất dành cho sản xuất cây lương thực là 0,16 ha. Quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả là 23.520 ha. Quỹ đất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi là 1.167 ha. Quỹ đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là 1.627 ha, song chưa được khai thác triệt để, và chỉ có 991 ha (60,9%) được đưa vào sử dụng . Nếu công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành, ước tính sẽ có thêm 25.000 ha mặt nước hồ cho phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tài nguyên nước Hồ Sông Đà Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày: 1,8 km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Đây là nguồn thủy năng to lớn để xây dựng thêm nhiều trạm thủy điện vừa và nhỏ, bên cạnh công trình thủy điện Sơn La. Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình), trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây dựng xong thủy điện Sơn La, diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ đạt gần 2 vạn ha, tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Tài nguyên rừng Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo nhiều vùng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều nguồn động thực vật quý hiếm, có các khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Diện tích rừng của Sơn La là 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Độ che phủ của rừng rất thấp khoảng trên 25% (con số này của cả nước là 35,17% và của vùng miền núi trung du phía Bắc là 36,58%) Bên cạnh diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Sơn La còn 340.000 ha rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng mới là 72.900 ha, trên 26.700 ha đất rừng cần được trồng, khoanh nuôi phục hồi theo hướng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy các tông bao bì, bột giấy, gỗ xuất khẩu. Đây là một thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của Sơn La. Theo số liệu điều tra, rừng tự nhiên của Sơn La có trữ lượng gần 87,053 triệu m3 và 554,9 triệu cây tre nứa. Rừng trồng có trữ lượng là 154,0 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre nứa. Tài nguyên khoáng sản Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, nhưng chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bổ rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, điều kiện khai thác không thuận lợi. Toàn tỉnh có trên 150 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó có những mỏ khoáng sản quý như: niken, đồng Bản Phúc – Mường Khoa (Bắc Yên); bu tan Tà Phù (Mộc Châu); manhêzit Bản Phúng (Sông Mã); than Suối Bàng (Mộc Châu), than Quỳnh Nhai và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân, sắt… có thể khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt nguồn đá vôi, sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép Sơn La có thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát… Dưới đây là trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu của Sơn La: Than: Có đủ các loại, bao gồm than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu với trữ lượng tiềm năng trên 40 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Các mỏ than tương đối lớn là mỏ than Suối Bàng – Mộc Châu, mỏ than Quỳnh Nhai, mỏ than Hang Mon – Yên Châu, mỏ than Mường Lựm – Yên Châu, mỏ than Suối Lúa – Phù Yên. Dự kiến sản lượng than khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La trong vài năm tới đạt 2 – 3 vạn tấn/ năm. Đá vôi và sét: Trữ lượng khá lớn, phân bổ tương đối rộng, cho phép phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Mỏ sét xi măng Nà Pó là lớn nhất với trữ lượng 16 triệu tấn, kế tiếp là mỏ sét xi măng Chiềng Sinh với trữ lượng 760 nghìn tấn. Ni ken đồng : Có 8 điểm quặng và mỏ là Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Lớn nhất [...]... 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người Sơn La là một tỉnh lỵ tập trung nhiều sắc dân anh em như người Thái , H’mong , Mường v.v…( 12 bộ tộc anh em ) Đồng bào Thái đen ở Sơn La chiếm đa số cư dân của tỉnh ( 55 % ) Những quận huyện sau đây có nhiều nhiều Thái quần cư ( 70 % ) : Quỳnh Nhai , Thuận Châu , Mường La , huyện Phù Yên chỉ độ 30 % là dân Thái mà thôi Nhóm Thái đen cư trú khắp nơi trong tỉnh ,... số đường ô tô đi được trong tỉnh: 3481,3 Km mật độ đường ô tô đạt 0,18 Km/Km2 (không kể đường xã và ngõ xóm) Nếu chỉ tính riêng đường quốc lộ và đường tỉnh thì mật độ là 0,07 Km/Km2) * Hệ thống đường bộ: dài 4493,70 Km - Đường Quốc lộ dài: 577 Km gồm 6 tuyến Đèo Pha Đin) dài 230 Km + Quốc lộ 6: (Địa phận tỉnh Sơn La Nà Bai Cò Nòi) dài 108 Km + Quốc lộ 37: (Địa phận tỉnh Sơn La Đèo Lũng Lô Lóng Sập) dài... sông của tỉnh Sơn La dài khoảng 300 Km + Trong đó có hai tuyến chính: Sông Đà dài 230 Km, Sông Mã dài 70 Km +Vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi cho việc vận tải thuỷ với tổng chiều dài hơn 200 Km Hệ thống đường hàng không: Tỉnh Sơn La hiện có sân bay Nà Sản là sân bay loại nhỏ cách thị xã Sơn La 20 Km về phía Hà Nội Sân bay có một đường hạ cánh dài 2400m x35m (cấp 4) Năng lực 20.000 KH /năm Sơn La …là một... khoáng và 3 điểm vàng gốc thuộc loại mỏ nhỏ có triển vọng là sa khoáng vàng Pi Toong (huyện Mường La) và Mu Lu (huyện Mai Sơn) Bu tan: Có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ Tà Phú (huyện Mộc Châu) với trữ lượng 2,3 vạn tấn có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Động thực vật trên địa bàn tỉnh Sơn La Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa... nghệ như bông vải dâu tằm, mía và trà ( trà Tô Múa là loại chè núi nổi tiếng của Sơn La ) Riêng hai huyện Mai Sơn và Yên Châu trồng khá nhiều cây ăn trái như dứa , xoài , chuối , mận ( mận tam hoa , mận hậu ) Sơn La rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi các đàn bò sửa Hoà Lan , trâu bò và lợn ( lợn Mèo ) … Rừng Sơn La rất rộng , nhiều cây dược liệu , cây dầu , lát hoa , cánh kiến , thông , sến... x35m (cấp 4) Năng lực 20.000 KH /năm Sơn La …là một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam ( Hà Giang và Bắc Kạn ) , vấn đề nông nghiệp không được khả quan cho lắm , lương thực chỉ đủ dùng trong tỉnh ( phần vì đất đai ,canh tác theo lối cổ truyền , nguồn nước bất lợi …, lại không được sự chú ý của các cấp lảnh đạo trung ương ) , nông sản chính của Sơn La là ngô , khoai và lúa gạo, cùng một số cây dùng trong... biển Là một tỉnh miền núi vùng cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi một số sông, suối, chất lượng đường giao thông thấp nên công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn Giao lưu kinh tế chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 6, quốc lộ37 các tuyến đường ngang đi một số huyện chỉ thông suốt về mùa khô Hệ thống đường giao thông còn thiếu, trên địa bàn toàn tỉnh hiện... Dao Khomú , Xinhmún …sống rải rác ở khắp mọi nơi của tỉnh Đa phần mọi ngưòi dân ở đây , tuy rằng khác tên gọi nhưng mọi người đều chung nhau những tập tục cổ truyền của cha anh để lại như thờ cúng ông bà , thần linh Và đón Tết như những người miền xuôi , e có phần nhộn nhịp hơn với những tiết lễ đặc biệt 2 Điều kiện kinh tế xã hội Giao thông Sơn La có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và toàn diện... Người Kinh chiếm khoảng 18 % dân số toàn tỉnh , phân bố ở mọi nơi huyện thị Người H’mong chiếm 12% tổng số dân cư , ở nơi vùng đất cao , canh tác ruộng bậc thang và các loại lương thực khác Ngoài ra , thủ công nghiệp của người H’mong cũng khá phát triển , chế tạo các dụng cụ săn bắn , nương bẫy và nông cụ Họ rất thích ca hát … Người Mường độ khoảng 8 % dân số toàn tỉnh , đa phần tập trung ở huyện Phù... nhiều cây dược liệu , cây dầu , lát hoa , cánh kiến , thông , sến , song , mây , trúc tre cùng nhiều dã thú như voi , hổ , gấu , báo …Đặc biệt rừng có rất nhiều cây Đào , đến mùa hoa nở rất đẹp , nên Sơn La còn có gọi là xứ Hoa Đào . lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú). 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh. KHÁT QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH SƠN LA Nếu các bạn tìm trong Wikipedia, google, cổng thông tin điện tử Sơn La sẽ thấy nhưng rất chung chung, nay mình xin. Sốp Cộp 8 xã Tỉnh Sơn La có 189 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 10 thị trấn và 587 xã II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1.Vị trí địa lí Sơn La là tỉnh miền núi