b. Hoạt động tài trợ. Hoạt động tài trợ góp phần đảm bảo sự thành công của hoạt động Marketing ngân hàng nói chung và chính sách truyền thông cổ động nói riêng. Hoạt động tài trợ rất đa dạng như: tài trợ hoạt động thể thao, nghệ thụât, đào tạo, hoạt động xã hội khác… Mục tiêu của hoạt động tài trợ: o Tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. o Thu hút sự chú ý của công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. o Giúp ngân hàng tuyển lựa được các nhân viên tài năng về hoạt động tại ngân hàng. o Thu hút khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. 2.6.5 Marketing trực tiếp Marketing trực tiếp là tổng thể những hoạt động của người bán, tác động đến việc trao đổi những hàng hóa và dịch vụ với người mua, những nổ lực trực tiếp đến khách hàng mục tiêu, sử dụng một hoặc nhiều hơn phương tiện truyền thông (bán hàng trực tiếp, mail trực tiếp, marketing điện thoại, quảng cáo trực tiếp, bán hàng qua cataloge, bán qua truyền hình cáp,…) nhằm mục đích thu hút một sự phản ứng bằng điện thoại, mail, hoặc viếng thăm cá nhân từ khách hàng tương lai hoặc khách hàng hiện tại. o Liên kết marketing trực tiếp với quảng cáo. Ngoài hình thức mail, in ấn, hoặc tivi. Nó thường gồm có số điện thoại miễn phí hoặc hình thức mà đòi hỏi thông tin mail. Đôi khi quảng cáo cũng nâng đỡ cho nổ lực bán hàng trực Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tiếp. Những quảng cáo trực tiếp hoặc những thông tin tham khảo được trình bày trong cửa hàng bán lẻ. Đôi khi một quảng cáo được gởi thông qua mail trực tiếp. o Liên kết marketing trực tiếp và PR. Những công ty tư nhân có thể sử dụng hoạt động marketing điện thoại để thu hút những nguồn tài chính làm từ thiện hoặc hợp tác tài trợ từ thiện. Tương tự như vậy, những tập đoàn hoặc những tổ chức thì hoạt động PR có thể là những số điện thoại tư vấn miễn phí hoặc những đường dẫn website trong quảng cáo của họ hoặc những tài liệu cổ động. Mail trực tiếp cũng chỉ ra sự ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nhân viên. o Liên kết marketing trực tiếp với bán hàng cá nhân. Marketing điện thoại và bán hàng trực tiếp là 2 phương pháp của bán hàng cá nhân. Những tổ chức phi lợi nhuận như tổ chức từ thiện thường sử dụng marketing điện thoại để thu hút nguồn tài chính. Những tổ chức lợi nhuận cũng sử dụng marketing điện thoại thường xuyên hơn để thông báo và nói rõ viễn cảnh (để giảm chi phí bán hàng) và đưa ra những hướng dẫn. o Liên kết marketing trực tiếp với cổ động bán hàng (khuyến mãi). Gởi mẫu mail trực tiếp thông báo cho khách hàng về chương trình cổ động bán hàng hoặc sự kiện hoặc mời khách hàng tham gia hội thảo. Thật ra cổ động bán hàng có thể nâng đỡ nổ lực marketing trực tiếp. Cơ sở dữ liệu thường được xây dựng từ tên và địa chỉ có được từ cổ động, và mail trực tiếp hoặc những cuộc gọi marketing điện thoại. o Kết hợp Marketing trực tiếp với các phương tiện hỗ trợ. Những sản phẩm khuyến mãi thông qua mail trực tiếp đã làm tăng tỉ lệ phản hồi. Để thực hiện thành công chương trình Marketing trực tiếp, các công ty phải ra một số các quyết định. Trong các chương trình Marketing, họ phải xác Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com định: (1) Mục tiêu của các chương trình sẽ là gì?, (2) Những thị trường nào hướng đến mục tiêu ấy (thông qua việc sử dụng một danh sách hoặc cơ sở dữ liệu Marketing ), (3) Chiến lược Marketing trực tiếp nào được sử dụng? và (4) Làm thế nào để ước lượng hiệu quả của các chương trình này? 3. Đánh giá quá trình truyền thông. Sau khi thông điệp đã được truyền đến công chúng mục tiêu thì cần phải đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện đó. Các chỉ tiêu đánh giá thông thường là : + So sánh doanh số trước, trong và sau khi triển khai chương trình truyền thông này. + Đo lường số khán thính giả nhớ đến thông điệp, hiểu biết về sản phẩm, ưa thích sản phẩm, họ nói với người khác về sản phẩm như thế nào,… dựa trên kết quả điều tra qua bảng câu hỏi hay quá trình theo dõi sự thoả mãn khách hàng ở hội sở, các chi nhánh. PHẦN II: BÁO CÁO THỰC TẾ DOANH NGHIỆP I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Châu. Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hải Châu (NHNN & PTNT Hải Châu) có trụ sở tại số 107 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNN & PTNT, hoạt động của chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu được đánh giá về qui mô thuộc l; loại lớn của hệ thống NHNN & PTNT trên địa bàn Đà Nẵng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, quá trình hoạt động của chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu có thể được đánh giá về qua một số cột mốc thời gian cụ thể như sau: Trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của của nhà nước (mô hình ngân hàng 1 cấp vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng kinh doanh sang mô hình ngân hàng 2 cấp nhằm tách riêng chức năng quản lý và chức năng kinh doanh): Ngày 01/01/1988 của Ngân hàng Nhà Nước Việt nam V/v: Thành lập Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và sau đó thành lập các chi nhánh ngân hàng thành phố, huyện, thị trực thuộc. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trong giai đoạn này là phục vụ các doanh nghiệp, hộ cá thể liên quan đến lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy – Hải Sản (không tham gia xuất khẩu) Năm 1991, Ngân hàng Nông nghiệp được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNN & PTNT) Việt Nam theo quyết định của Thống Đốc NHNN Việt Nam. Chi nhánh cũng được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Ngày 20/04/1991, NHNN & PTNT Việt Nam thành lập thêm Sở Giao Dịch III NHNN & PTNT Việt Nam tại Thành Phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của Thống Đốc NHNN Việt Nam. Lúc này trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh thành phố huyện, thị trực thuộc NHNN & PTNT tỉnh QNĐN với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chi nhánh NHNN thành phố Đà Nẵng (và sau này được gọi là chi nhánh NHNN & PTNT quận Hải Châu) với nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và các địa bàn lân cận, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp. Sở Giao Dịch III – NHNN tại Đà Nẵng với nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước và NHNN Việt Nam trên phạm vi 11 tỉnh Miền Trung, tổ chức điều hòa vốn trong khu vực. Ngày 19/10/1992 NHNN Việt Nam quyết định sát nhập Chi Nhánh NHNN & PTNT tỉnh QNĐN vào Sở Giao Dịch III – NHNN Việt Nam thành Sở Giao Dịch III – NHNN Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ – HĐQT. Ngày 15/10/1996 NHNN ra quyết định thành lập NHNN & PTNT Việt Nam trên cơ sở NHNN Việt Nam trước đây. Do đó sở giao dịch – NHNN Việt Nam tại Đà Nẵng đổi thành Sở Giao Dịch NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng. Thực hiện chủ trương điạ giới hành chính của tỉnh QNĐN thành Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam của chính phủ. Ngày 16/12/1996 NHNN & PTNT Việt Nam quyết định tách Sở Giao Dịch III – NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNN & PTNT tỉnh Quảng Nam theo quyết định số 515/ QĐ của Tổng Giám Đốc NHNN & PTNT Việt Nam. Ngày 26/03/1999 NHNN & PTNT Việt Nam tách một chi nhánh NHNN & PTNT Quận Hải Châu khỏi Sở Giao Dịch III và nâng cấp thành chi nhánh NHNN & PTNT Thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT – 02. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngày 26/10/2001 Sở Giao Dịch III – NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng sát nhập với chi nhánh NHNN & PTNT Thành phố Đà Nẵng thành chi nhánh NHNN & PTNT Thành phố Đà Nẵng theo quyết định 424/QĐ/HĐQT – TCCB của chủ tịch HĐQT NHNN & PTNT Việt Nam. Đồng thời, chi nhánh NHNN & PTNT Thành Phố Đà Nẵng trước đây thành chi nhánh NHNN & PTNT Quận Hải Châu. Ngày 12/09/2007, Chủ Tịch HĐQT NHNN & PTNT Việt Nam ban hành quyết định 954/QĐ/HĐQT – TCCB về việc mở chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu phụ thuộc NHNN & PTNT Việt Nam (chi nhánh cấp 1) 1. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo & PTNT Hải Châu. 1.1. Chức năng. Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn về nội và ngoại tệ, dịch vụ theo phân cấp của NHNN & PTNT Việt Nam. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo của NHNN & PTNT Việt Nam. Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân phối thu nhập theo qui định của NHNN & PTNT Việt Nam. Thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần dưới các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được Ngân Hàng Nông Nghiệp cho phép. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của Ngân Hàng Nông Nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1.2. Nhiệm vụ: NHNN & PTNT Hải Châu là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ khác. Hoạt động thường xuyên của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng, hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay hộ sản xuất và hộ kinh doanh dịch vụ, cho vay các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Bên cạnh những hoạt động trên còn tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các công cụ thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhằm góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế địa phương. Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam hoặc Ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu trái phiếu. Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng Việt Nam đồng hoặc Ngoại tệ đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần, mọi lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân hàng Nông nghiệp. Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, dịch vụ máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, nhận cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị, nhận uỷ thác cho vay và các dịch vụ khác được Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng Nông Nghiệp cho phép. Dịch vụ ủy thác đầu tư trong và ngoài nước. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. Kinh doanh ngoại hối. 2. Bộ máy tổ chức quản lý của NHNN & PTNT Hải Châu. 2.1. Sơ đồ tổ chức: Chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNN & PTNT Việt Nam, có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 60 người. Ban Giám đốc gồm 3 người, có 6 phòng: Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ, Phòng Phát triển dịch vụ và marketing và 2 phòng giao dịch trực thuộc là: Phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương và Phòng giao dịch Hòa Cường. Quan hệ trực tuyến > Quan hệ chức năng Giám Đốc PGD Nguyễn Tri Phương Phòng KHKD Phòng KD Ngo ại Hối Phòng Hành Chính Nhân S ự Phòng Kiểm Tra Ki ểm Toán Phòng Kế Toán Ngân Qu ỹ Phòng PTDV & Marketing PGD Hòa Cường Phó Giám Đốc Phó Giám Đ ốc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu. 2.2. Chức năng các phòng ban. Chức năng của Ban Giám Đốc: Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm tra kiểm toán nội bộ và tổ chức cán bộ. Chỉ đạo các phòng ban và đôn đốc các đơn vị phải cố gắng hoàn thành nhiệm. Phó Giám Đốc phụ trách công tác tín dụng nội và ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phó Giám Đốc phụ trách công tác kế toán kho quỹ kiêm Chủ tịch Hội Đồng Tài Chính. Nhiệm vụ của các phòng: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh: Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, theo dõi thực hiện các phương án kinh doanh, cho vay các thành phần kinh tế và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối: Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu. Phòng Kiểm Tra Kiểm Toán Nội Bộ: Giám sát kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ của Chi nhánh NHNN & PTNT Hải Châu. Phòng Kế Toán Ngân Quỹ: Hạch toán kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản của ngân hàng. Quán lý quỹ: ngoại tệ, nội tệ, vàng bạc kim loại quý, bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng, bảo quản giấy tờ có giá trị và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin cho mọi hoạt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com động nghiệp vụ của Ngân Hàng Nông Nghiệp như: tổ chức mạng, ứng dụng các phần mềm quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu, xử lý các sự cố về công nghệ thông tin Phòng Hành Chính Nhân Sự: Quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của nhà nước. Phòng Giao Dịch Hòa Cường: Có chức năng huy động cho vay và các dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của Giám Đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật định. Phòng Giao Dịch Nguyễn Tri Phương: Có chức năng huy động cho vay và các dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của Giám Đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật định. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu trong 2 năm 2006-2007. Có thể nói trong 2 năm 2006-2007, nhìn chung chi nhánh NHNN&PTNT Hải Châu đã thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, có những bước tăng trưởng cao hơn so với các năm trước, vừa đáp ứng được các yêu cầu trong năm, vừa tạo năng lực giải quyết dần những tồn tại cũ và tạo đà cho sự phát triển trong tương lai. Điều này được thể hiện rõ qua việc thực hiện tốt hơn năng lực hoạch định chiến lược chính sách, xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp, có những giải pháp đúng đắn. Các chính sách chỉ đạo, hướng dẫn luôn được ban hành kịp thời, đúng hướng, sát thực tế, có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Mục tiêu của hoạt động tài trợ: o Tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về ngân hàng. o Thu hút sự chú ý của công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. o Giúp ngân hàng tuyển. kinh doanh): Ngày 01/01/1988 của Ngân hàng Nhà Nước Việt nam V/v: Thành lập Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và sau đó thành lập các chi nhánh ngân hàng thành phố, huyện, thị trực. Việt Nam tại Đà Nẵng đổi thành Sở Giao Dịch NHNN & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng. Thực hiện chủ trương điạ giới hành chính của tỉnh QNĐN thành Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam của chính