Tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng BIDV Đà Nẵng - 7 ppt

9 354 0
Tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng BIDV Đà Nẵng - 7 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chênh lệch giữa số tiền gửi và số tiền rút là số tiền ngân hàng cho vay thấu chi, nhưng mức rút tiền phải có giới hạn do ngân hàng xác định - Chiết khấu chứng từ: khi mà thị trường chứng khoán ở nước ta đang dần phát triển, các luật về lưu thông hối phiếu và kỳ phiếu được ban hành thì nghiệp vụ chiết khấu chứng từ là nghiệp vụ được áp dụng phổ biến. Hiện nay, một số NHTM có cơ chế hướng dẫn nghiệp vụ này nhưng thực tế các ngân hàng cơ sở chỉ cho vay thế chấp bộ chứng từ xuất 4.2. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng Những năm tới các NHTM và các tổ chức tín dụng nước ta sẽ áp ụng một số hình thức tín dụng mới thích ứng với sự hoạt động ngày càng đa dạng của các DN cũng như những tiến bộ về công nghệ ngân hàng. Những hình thức tín dụng đã và sẽ được thực hiện ở Việt Nam là: tín dụng bảo lãnh; tín dụng thuê mua; tín dụng đồng tài trợ; nghiệp vụ cầm đồ, môi giới, chứng khoán. Các hình thức tín dụng này ở Việt Nam hiện nay đã có các văn bản hướng dẫn nhưng thời gian qua hoạt động còn kém phát triển. Do quan điểm chỉ đạo chưa nhất quán, do cơ chế pháp luật chưa được ban hành để tạo điề kiện cho các hình thức tín dụng mới phát triển. Về nghiệp vụ bảo lãnh: Nhà nước đã ban hành quyết định về "Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng". Đây là một hình thức tín dụng tạo điều kiện cho các DN tranh thủ được nguồn vôn nước ngoài dưới hình thức nhập vật tư, thiết bị trả chậm có sự bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức này khá phát triển trong những năm gần đây, giải quyết được nhu cầu vốn, nhất là vốn ngoại tệ để thiết bị đồng bộ với công nghệ và bảo lãnh đã phát huy hiệu quả. Về chủ trương nên mở rộng hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị đồng bộ hiện, để thực hiện các dự án đã được cấp có thẩm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com quyền thẩm định và phê duyệt. Cấm nhập vật tư, hàng hoá mà trong nước có khả năng cung ứng để bảo vệ hàng nội địa Về tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua là hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh được các tổ chức tín dụng mua theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê thanh toán tiền cho tổ chức tín dụng trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ khi kết thúc thời hạn thuê. Bên thuê được quyền quản lý, sử dụng tài sản, thuê hoặc mua lại tài sản theo hay tiếp tục thuê các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê mua. Do đặc điểm của DNVVN là vốn ít, các điều kiện để được vay vốn ngân hàng không đảm bảo, đặc biệt là không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, tín dụng thuê mua nhất là thuê mua thiết bị phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN. Về tín dụng hợp vốn: là hình thức tín dụng đồng tài trợ vào một dự án đòi hỏi quy mô vốn đaùa tư sẽ khó khăn về nguồn vốn, về nguy cơ rủi ro. Hình thức tín dụng hợp vốn hay nói cách khác là nhiều ngân hàng cùng tham gia đầu tư vào một dự án sẽ giải quyết được những khó khăn trên. Ở hình thức tín dụng này đã và đang áp dụng có hiệu quả. Song để có thể mở rộng hình thức tín dụng này NHNN cần ban hành một thể lệ cho vay vốn đồng tài trợ 4.3. Thực hiện chính sách lãi suất hỗ trợ cho các DNVVN để lãi suất trở thành công cụ điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã thực hiện một bước quan trọng là chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương, việc chuyển này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành vĩ mô Từ chỗ Nhà nước quy định rất cụ thể mức lãi suất đối với các ngành, các thành phần kinh tế, các đối tượng đầu tư và được áp dụng thống nhất đối với các NHTM. Hiện nay, NHNN chỉ quy định một trần lãi suất, trên cơ sở đó có các ngân hàng, tổ chức Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tín dụng tự xác định mức lãi suất cụ thể của mình đã thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất ngoại tệ và nội tệ, ngắn hạn và dài hạn. Những đổi mới về cơ chế lãi suất ở tầm vĩ mô của NHNN là rất phù hợp với cơ chế thị trường. Song về cơ chế lãi suất cụ thể cũng cần được nghiên cứu có những chế độ ưu đãi, kích thích một số ngành sản xuất phát triển theo đường lối chinh sách của Đảng. Ngân hàng nên áp dụng lãi suất tối đa, tối thiểu để phân biệt chính sach stín dụng đối với từng ngành kinh tế, từng mục đích sử dụng vốn. Những ngành cần khuyến khích đầu tư, những loại hình doanh nghiệp cần khuyến khích phát triển thì được hưởng lãi suất ưu đãi với mức lãi suất tối thiểu và ngược alị áp dụng lãi suất tối đa. Lãi suất tối thiểu còn được ưu đãi với khách hàng vay nhiều vốn, vay trả ngân hàng sòng phẳng, không vi phạm quy chế tín dụng để thực hiện chính sách khách hàng 4.4. Xác lập và hoàn thiện điều kiện và môi trường cho tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNVVN phát triển: Tại cuộc hội thảo về phát triển DNVVN ở Việt Nam nhiều tham luận sau khi phân tích vai trò, đặc điểm, những khó khăn và thuận lợi của DNVVNVN đều đi đến thống nhất: để đẩy mạnh phát triển các DNVVNVN cần xem xét giải quyết các vấn đề như tạo vốn để phát triển DNVVN; nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện để các DNVVN thâm nhập vào thị trường trong nước và ngoài nước; hỗ trợ và xử lý các thông tin cần thiết cho các DNVVN, tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho các DNVVN được tự do hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước B. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tài chính nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cả về nghĩa vụ và các ưu đãi của Nhà nước đối Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thông qua các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư khai thác và huy động mọi tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, phát huy thế mạnh và tính năng động của các DNVVN trong nền kinh tế. Nhà nước cũng nên khẩn trương quan tâm nghiên cứu và sớm ban hành các quy định riêng cho DNVVN (luật hoặc Nghị định), thành lập Hiệp hội các DNVVN Qua đó các DNVVN có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm hợp tác; Hiệp hội sẽ xác định được đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, tiêu chi phân loại, xác định lĩnh vực ngành nghề ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính Khi khung pháp lý cho các DNVVN ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển DNVVN của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực lưu thông hàng hóa ở nông thôn, góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, thu hút lực lượng lao động nông thôn, góp phần thay đổi cơ cấu lao động. Có chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực, các ngành mà các doanh nghiệp lớn không có lợi thế, chính sách liên kết DNVVN với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào đạo tay nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNVVN. NHNN sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách chương trình trợ giúp các DNVVN. Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN vốn còn nhiều bất cập và tranh cãi nên cho đến nay hầu như chưa có tỉnh thành nào Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trong nước thực hiện được theo quy định. Đây là bước đi quan trọng để có thể tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất của các DNVVN trong cả nước. Bên cạnh Quỹ bảo lãnh tín dụng, cần nghiên cứu thành lập các Quỹ bảo hiểm tiền vay và Quỹ đầu tư mạo hiểm để khuyến khích các DNVVN đầu tư vào các hoạt động công nghệ cao để hướng tới hình thành nên những doanh nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ cho các DNVVN thông qua hạ bớt thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tự tạo vốn, đẩy mạnh cho vay ưu đãi qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại. Triển khai xây dựng hệ thống khai thác dữ liệu thông tin và tư vấn tài chính giúp cho các DNVVN phát triển mạnh mẽ theo định hướng của Nhà nước. Về phía NHNN nên có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng đặc biệt là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với các DNVVN, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ DNVVN. Quy định chế độ kiểm toán chặc chẽ, bắt buộc hằng năm đối với các doanh nghiệp nhằm cung cấp những báo cáo tài chính chính xác hơn cho ngân hàng trong việc quyết định cho vay nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay. Trong thời gian qua, các chương trình trợ giúp cho các DNVVN của các tổ chức nước ngoài như: ADB, EU, UNDP, WB đã tỏ ra khá hiệu quả. Do đó trong những năm tới Nhà nước cần tiếp tục mở rộng các quan hệ đối ngoại để tăng cường và tranh thủ các chương trình và dự án tài trợ không hoàn lại trong trợ giúp và phát triển các DNVVN C. ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Năm 2004 vừa qua, Sở Tài Chính thành phố đã trình lên Chính phủ xin cơ chế thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, trong đó đối tượng chủ yếu là cho các DNVVN. Dự kiến, số vốn ban đầu của Quỹ là 100 tỷ đồng, trong đó Ngân sách thành phố sẽ đóng góp 30 - 50 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực hết sức lớn của chính quyền thành phố trong việc đầu tư cho sự phát triển các DNVVN. Vấn đề còn lại là khả năng huy động đủ số vốn điều lệ còn lại, từ 50 - 70 tỷ đồng. Trong những năm qua, cũng chính vì phần vốn góp này mà hầu hết ở các địa phương trên cả nước Quỹ này vẫn chưa được thành lập. Theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg thì phần vốn này do các doanh nghiệp, các TCTD, các hiệp hội, ngành nghề góp vào để hình thành đủ số vốn điều lệ hoạt động. Tuy nhiên trước thực trạng hoạt động khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay khả năng huy động vốn góp từ các doanh nghiệp là rất thấp; các TCTD trên địa bàn lại phần lớn là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, mặt khác lại không muốn rơi vào tình trạng “cho vay tay này, bảo lãnh tay kia”; huy động từ các hiệp hội, ngành nghề lại càng khó do họ hầu như chưa có thông tin về hoạt động của Quỹ Giải pháp để cho Quỹ bảo lãnh tín dụng này sớm hình thành đưa vào hoạt động là Thành phố nên có chính sách thu hút, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); có phương án quy định cụ thể phương thức góp cũng như tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp, TCTD, vốn hỗ trợ đồng thời có thể huy động thêm từ Ngân sách Trung Ương một tỷ lệ nhất định và sẽ được hoàn trả thông qua vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ. Ngoài ra, Thành phố nên có những kiến nghị với Trung Ương theo đó, nên giảm mức phí bảo lãnh tín dụng (hiện nay quy định là 0,8%/năm trên số tiền được bảo lãnh là quá cao), bỏ phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đồng thời gia tăng giá trị bảo lãnh để tạo sự thuận lợi tối đa cho các DNVVN có nhu cầu vay vốn, giúp Quỹ đi vào hoạt động thật sự có ý nghĩa. Thành lập ngân hàng dữ liệu cung cấp thông tin. Hiện nay việc thu thập thông tin kinh tế, tổng hợp thường chỉ được khai thác qua Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Tuy nhiên chất lượng các thông tin này không được cao vì hầu hết dựa trên các báo cáo của các đơn vị cung cấp. Các thông tin khai thác được từ Cục Thống Kê thì chi tiết, chính xác nhưng không đảm bảo tính kịp thời. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có kiến nghị với các cơ quan chức năng bảo vệ và thi hành luật pháp như: Sở Tư pháp, Sở Địa chính, công chứng cần phối hợp chặc chẽ với nhau trong việc thành lập Cơ quan đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, bộ phận bán đấu giá tài sản phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi vốn kịp thời, đầy đủ; qua đó ngân hàng mới có thể mạnh dạn trong việc đẩy mạnh cho vay. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát trên địa bàn, Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN có mặt bằng sản xuất, được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tổ chức các chương trình hành động hỗ trợ các DNVVN như bồi dưỡng kiến thức pháp luật, thương mại cho các DNVVN; chương trình liên kết xuất khẩu, kích cầu cho doanh nghiệp, tổ chức nhiều hơn các hội chợ thương mại nội địa và quốc tế để các DNVVN giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của mình và tìm kiếm khách hàng Ngoài ra, Lãnh đạo thành phố cần thường xuyên đứng ra tổ chức các buổi tọa đàm giữa các Ngân hàng và các DNVVN trên địa bàn để tìm cách tháo Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com gỡ những khó khăn vướng mắt trong quan hệ tín dụng ngân hàng - khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu phát triển của các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, như mục tiêu mà Thành phố đã đặt ra trong năm 2004 - “Năm Doanh nghiệp”. KẾT LUẬN Lĩnh vực Ngân Hàng là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nước ta hiện nay trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sai sót, kính mong thầy cô, các cô chú trong Ngân hàng và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hoà Nhân, các cô chú phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005 Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Thanh Hàcủa các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, như mục tiêu mà Thành phố đã đặt ra trong năm 2004 - “Năm Doanh nghiệp”. KẾT LUẬN Lĩnh vực Ngân Hàng là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với nước ta hiện nay trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sai sót, kính mong Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thầy cô, các cô chú trong Ngân hàng và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hoà Nhân, các cô chú phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005 Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Thanh Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2002 2. Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng - PTS. Nguyễn Đăng Dờn – TP.HCM – 1998 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng - TS. Hồ Diệu – Hà Nội – 2001 4. Chính sách hỗ trợ phát triển các doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – 2001 5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - PTS. Nguyễn Văn Tề 6. Quy trình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đàu tu và phát triển Việt Nam 7. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 8. Tạp chí ngân hàng 9. Báo cáo cân đối kế toán của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . – 2001 5. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - PTS. Nguyễn Văn Tề 6. Quy trình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đàu tu và phát triển Việt Nam 7. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển. ngân hàng dành cho các doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2002 2. Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng - PTS. Nguyễn Đăng Dờn – TP.HCM – 1998 3. Giáo trình tín dụng ngân hàng - TS phòng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005 Sinh viên thực hiệnPhạm Thị Thanh Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tín dụng ngân

Ngày đăng: 24/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan