Dạy bé tự kiểm soát Khi bé ở nơi đông đúc hoặc ăn tối cùng nhiều người khách của gia đình, bé có thể bực bội. Cha mẹ có thể giúp bé tự kiểm soát và dạy bé làm thế nào để ứng phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Kỹ năng tự kiểm soát là một trong những điều quan trọng bạn nên dạy cho bé bởi vì đây là kỹ năng cần thiết cho sự thành công của bé sau này. Giúp đỡ bé Bằng cách học tự kiểm soát, bé có thể đưa ra những quyết định phù hợp và phản ứng với tình huống căng thẳng theo hướng tích cực. Ví dụ, nếu bạn nói bạn sẽ không cho bé ăn kem cho đến khi bé ăn trưa xong, bé nhà bạn có thể khóc lóc, cầu xin hoặc thậm chí hét lên với hy vọng bạn phải lùi bước. Nhưng bạn cần dạy bé rằng, tức giận không thể làm bạn thay đổi ý định và tốt hơn hết là bé cần ăn cơm xong trước đã. Vài gợi ý giúp bé kiểm soát hành vi theo độ tuổi: Đến 2 tuổi Bé sơ sinh cho đến bé tập đi thường tỏ ra nôn nóng với những gì bé muốn. Vì thế, cơn cáu kỉnh cũng bộc phát ngay tức thì. Bạn có thể chuyển hướng sự tức giận của bé với đồ chơi hoặc các hoạt động lôi cuốn khác. Đối với bé lên 2, bạn có thể cho bé thử chờ đợi trong thời gian ngắn ở một khu vực quy định (giống như chiếc ghế trong phòng bếp hoặc bậc cầu thang cuối cùng dưới chân cầu thang) để bé nguôi cơn cáu kỉnh và dạy bé về tính kiên nhẫn. Độ tuổi 3-5 Bạn có thể tiếp tục dùng hình phạt buộc bé phải ngồi im trong góc phạt vài phút, cố gắng đưa cho bé thời gian thật cụ thể, có thể dừng sớm hơn nếu bé bình tĩnh lại. Điều này giúp bé nâng cao ý thức về tự kiểm soát. Đồng thời, khen ngợi bé không cáu giận trong những tình huống bực bội hay khó khăn. Khi bé khó bảo Khó khăn xảy đến khi bé liên tục la hét để chống lại các yêu cầu từ cha mẹ, dù bạn đang áp dụng hình phạt với bé. Lúc đó, bạn cần nghiêm khắc và kiên định. Hãy giải thích với bé dù bé có gào khóc thì vẫn phải thực hiện kỷ luật. Thái độ của bạn cho bé thấy rằng, mè nheo hay giận dữ không phải “công cụ” hiệu quả. Ví dụ, nếu bé nhà bạn thất vọng trong siêu thị sau khi bạn đã giải thích lý do tại sao không mua thêm kẹo thì dù bé có buồn đến mấy, bạn cũng phải giữ nguyên ý kiến. Ngoài ra, bạn cũng nên là hình mẫu tốt trong việc tự kiểm soát bản thân. Nếu tâm trạng bạn không tốt, hãy giải thích lý do vì sao bạn buồn bã và cùng tìm giải pháp với con của bạn. Ví dụ, nếu bạn làm mất chìa khóa xe, thay vì khó chịu, hãy nói cho bé biết về sự cố này và cùng bé tìm khóa xe trong nhà. Phương Thảo . Dạy bé tự kiểm soát Khi bé ở nơi đông đúc hoặc ăn tối cùng nhiều người khách của gia đình, bé có thể bực bội. Cha mẹ có thể giúp bé tự kiểm soát và dạy bé làm thế nào để. Kỹ năng tự kiểm soát là một trong những điều quan trọng bạn nên dạy cho bé bởi vì đây là kỹ năng cần thiết cho sự thành công của bé sau này. Giúp đỡ bé Bằng cách học tự kiểm soát, bé có. tốt hơn hết là bé cần ăn cơm xong trước đã. Vài gợi ý giúp bé kiểm soát hành vi theo độ tuổi: Đến 2 tuổi Bé sơ sinh cho đến bé tập đi thường tỏ ra nôn nóng với những gì bé muốn. Vì thế,