Kỹ năng trò chuyện với con Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng ở bé. Hãy để bé biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần. Sau đây là những nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con: - Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện. - Tránh nghe điện thoại khi bé có điều gì quan trọng muốn nói với bạn. - Trừ khi những người khác thực sự quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không bạn nên nói chuyện riêng với con. Cách giao tiếp tốt nhất giữa bạn và bé là khi không có người khác ở xung quanh. - Khiến bé bối rối trước mặt nhiều người sẽ chỉ dẫn đến sự tức giận và chống đối, chứ không phải là một cách giao tiếp. - Đừng tỏ ra vượt xa hơn bé, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con. - Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với bé cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Bởi vì lúc nóng giận bạn sẽ không thể khách quan. Tốt hơn hết, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với con sau đó. - Dù đang rất mệt mỏi, bạn cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Việc lắng nghe tích cực là một việc khó và càng khó hơn khi tâm trí cũng như cơ thể bạn đã rất mệt mỏi. - Lắng nghe chăm chú và lịch sự. Bạn đừng ngắt lời khi bé đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với bé như thể bạn sẽ là người bạn tốt nhất để con có thể chia sẻ. - Đừng bao giờ hỏi tại sao nhưng bạn hãy hỏi chuyện gì đã xảy ra. - Hãy tiếp tục mạch nói của bạn với ngụ ý rằng: “Con sẽ được nói khi mẹ (cha) đã nói xong” hoặc “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Hãy làm như lời của cha mẹ và điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề”. Bạn nên hạn chế giảng giải và phê phán bé bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuyện cởi mở. - Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc nói với bé "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một chút nào cả” hoặc “Con thì biết gì, con chỉ là một đứa bé”. - Bạn hãy giúp đỡ con để tạo ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy bạn chấp nhận chính bản thân bé, chứ không phải những gì mà bé đã làm được hoặc chưa làm được. - Tiếp tục mạch trò chuyện cởi mở bằng cách chấp nhận bé và đánh giá cao việc bé đã dũng cảm nói chuyện với bạn. Trong quá trình trò chuyện, bạn có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bạn cần cho bé thấy được tình yêu cũng như sự đánh giá cao của bạn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều nhận ra rằng, việc luôn phải đưa ra những phản hồi tích cực khó hơn rất nhiều so với những phản hồi tiêu cực. Bằng cách lựa chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngay khi nói với bé, bạn sẽ nhận thấy rằng, bé sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm bạn hài lòng. Bạn có thể nói với bé bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ rất yêu con Ngoài bạn có thể thể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm bé thật chặt Bạn hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi bạn cư xử với con, sự nhạo báng sẽ khiến bé thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến bé tự tin. Theo VnE (Childrendevelopment) . Kỹ năng trò chuyện với con Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính. nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con: - Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện. - Tránh nghe điện thoại khi bé có điều gì quan trọng muốn nói với bạn. - Trừ khi những. hơn bé, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con. - Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với bé cho đến khi bạn