Bạn đã thử đi bằng đôi giày của con? Bà Trish Summerfield - giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống (Living value - LVEP) tại VN - đã hỏi như vậy khi chia sẻ với PV câu chuyện của bố mẹ và con. Hạnh phúc hay thành đạt? * Theo ông Charles Hogg - giám đốc Trung tâm Tịnh dưỡng châu Á - Thái Bình Dương: "Nếu mười năm trước phụ huynh Úc thích con họ trở thành kỹ sư, luật sư, bác sĩ thì hiện tại họ chỉ muốn con mình là người quân bình cả tình cảm lẫn tinh thần, nghĩa là thành người tốt". Bà có thể giải thích thêm điều này ? - Không chỉ ở Úc, một số nước khác như Anh, New Zealand, lựa chọn của các phụ huynh cho con họ vẫn là hạnh phúc, là một người tốt thay vì trở thành bác sĩ, luật sư Thống kê trích từ báo cáo của chương trình "Các công thức cấu thành hạnh phúc" đặt vấn đề cho các phụ huynh: "Trong xã hội ngày nay cần làm giàu hơn hay cần hạnh phúc hơn", 81% chọn ngay hạnh phúc! Chỉ 77 người trong số 1.000 người được hỏi cho rằng hạnh phúc khi có nghề nghiệp ổn định. 52% giáo viên Anh khẳng định "họ muốn học trò được học về kỹ năng sống, phong cách sống hơn là học về chuyên ngành…". * Vì sao lại có sự thay đổi nói trên? - Ở Anh, so với 50 năm trước, số người nghiện ma túy cao gấp 200 lần. Những năm gần đây, mức độ tự tử trong giới trẻ Úc và New Zealand thay nhau đứng ở tốp đầu thế giới; trong khi số người hạnh phúc ngày càng giảm dần, dù rằng phần lớn họ đều có thu nhập cao. Vị trí xã hội cao có thể cho bạn cuộc sống đầy đủ nhưng đó không phải là công thức để có hạnh phúc. * Nhiều phụ huynh VN lại giáo dục con mình theo hướng đề cao sự thành đạt qua việc ép trẻ học quá nhiều thứ. Bà nghĩ sao về điều này? - Trở thành ai đó mà bố mẹ muốn hay trở thành người mà chính mình muốn, con bạn sẽ hạnh phúc với lựa chọn nào hơn? Ở châu Á, rất nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành bác sĩ. Đặt một cột mốc phấn đấu mà không tìm hiểu xem con cái có thích và thích hợp với sự lựa chọn đó hay không, bạn đã tạo áp lực cho con mình. Hãy đi bằng đôi giày của con! * Theo bà, những điểm quan trọng trong giáo dục phong cách sống, giá trị sống cho trẻ là gì? - Năm giá trị quan trọng để hướng dẫn cho trẻ là: bình an, yêu thương, nhận thức giá trị bản thân, được tôn trọng và hiểu biết. Ba giá trị nền tảng là yêu thương, bình an và tôn trọng. Bình an ở đây là môi trường cho trẻ. Một số trường học đưa ra nguyên tắc phải tạo được bầu không khí bình an, ở đó trẻ tự do phát huy sáng tạo. Vừa học vừa chơi; học qua chơi, giáo dục trẻ qua ứng xử… Và khi trưởng thành, dù là giáo viên, công nhân hay gì đi chăng nữa, trẻ có sự tự tin vững vàng về bản thân mình và cả kỹ năng giải quyết xung đột. Để hiệu quả, các bậc phụ huynh cũng phải cam kết sẽ tạo môi trường bình an tương tự ngay tại gia đình mình. * Nhưng nếu chỉ yêu cầu trẻ trở thành người tốt, không khuyến khích trẻ thành người thành đạt liệu sẽ làm trẻ không có chí tiến thủ? - Hãy để con mình quyết định và lựa chọn. Rất nhiều người trong chúng ta học tập miệt mài, suốt cả tuần để làm một công việc nào đó mà lại không được học cách để là người thực hiện công việc đó. Nhiều bà mẹ được dạy rằng làm mẹ thì phải làm thế này thế kia, nhưng không được dạy để là mẹ thì phải như thế nào? Vì thế, hãy là người hướng dẫn để con bạn "là” ai chứ đừng "làm" theo những chỉ bảo. Thay vì bắt trẻ chọn lựa, bố mẹ hãy hướng dẫn để con sống và chọn nghề chúng thích. Sự cạnh tranh sẽ đồng hành với tiến thủ. * Nhiều phụ huynh cho rằng giữa họ và con cái dường như có một bức tường khi con vào tuổi teen… - Trẻ con có nhiều chặng đường phát triển: 0-2 tuổi, 2-4 tuổi, 4-8 tuổi, 8-14 tuổi, từ 14-18 tuổi Ở mỗi chặng, bố mẹ hãy thử "xỏ”chân vào đôi giày của trẻ và đi vài dặm đường, bạn sẽ hiểu con mình hơn. Không ít phụ huynh cùng con tham dự các khóa học của LVEP (tại 85 Phó Đức Chính, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tỏ ra bất ngờ trước ứng xử, cách giải quyết tình huống của con, như thể họ lần đầu tiếp xúc với nhau. Vấn đề lớn ở đây là chúng ta thường không lắng nghe nhau tốt. Khi trẻ có hành xử không hay, không đúng, bố mẹ phải đặt mình vào vị thế khách quan, đưa chân vào đôi giày của con để hiểu và chia sẻ. Đồng thời cùng con lùi lại một bước, xem lại thái độ như thế có ổn không, có ảnh hưởng đến các mối quan hệ không. * Những tối kỵ trong giáo dục con cái là gì, thưa bà? - So sánh và áp đặt con vào một chuẩn mực nào đó. Chẳng hạn con phải đứng nhất lớp mới là ngoan… Sự thờ ơ của bố mẹ cũng làm hư trẻ. Nếu trẻ không học được từ bố mẹ, thầy cô thì sẽ học từ bạn bè, từ những bạn có tính cách tương đồng. Khi ấy bản thân các em như một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào. . Bạn đã thử đi bằng đôi giày của con? Bà Trish Summerfield - giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống (Living value - LVEP) tại VN - đã hỏi như vậy khi chia. cái có thích và thích hợp với sự lựa chọn đó hay không, bạn đã tạo áp lực cho con mình. Hãy đi bằng đôi giày của con! * Theo bà, những đi m quan trọng trong giáo dục phong cách sống, giá trị. tuổi Ở mỗi chặng, bố mẹ hãy thử "xỏ”chân vào đôi giày của trẻ và đi vài dặm đường, bạn sẽ hiểu con mình hơn. Không ít phụ huynh cùng con tham dự các khóa học của LVEP (tại 85 Phó Đức Chính,