Mẹo trò chuyện với con tuổi teen Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng cần có thời gian dành cho con cái của mình, đặc biệt khi chúng bước vào lứa tuổi ổi ương. Không dễ dàng, nhưng vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn và con “có chung tiếng nói”. Quan tâm Đôi khi bọn trẻ có nhiều thời gian đến nỗi chúng cảm thấy độc lập và không cần đến chúng ta nữa. Chính vì thế bạn phải chủ động tiếp cận với con. Hãy rời điện thoại, tắt màn hình vi tính và chỉ tập trung trò chuyện cùng lũ trẻ. Không bắt buộc Khi hỏi bọn trẻ: “Con có muốn nói chuyện?”, nếu câu trả lời của chúng là “Không”, bạn nên tôn trọng. Trẻ thành niên thỉnh thoảng muốn được ở một mình, tuy vậy bạn nên tỏ cho con biết mình luôn ở cạnh bên và sẵn sàng trò chuyện nếu chúng muốn. Công tâm Đừng mang chuyện quá khứ như “con không nhớ hồi lớp 2 con đã…”, làm thế thật vô ích. Bạn phải tập trung vào chủ đề hiện tại và lắng nghe những phản hồi từ phía các con. Hãy cố gắng thấu hiểu với một thái độ bình tĩnh. Chia sẻ Chúng ta đều biết câu trả lời của bọn trẻ với câu hỏi: “Ngày hôm nay của con thế nào?”, vì thế thay vì hỏi đơn thuần như vậy bạn có thể kể cho con nghe về ngày làm việc của mình. Một khi bạn cởi mở hơn, những đứa con tuổi teen cũng sẽ mở lòng. Hãy kể cho chúng một câu chuyện hài hước về đồng nghiệp trong công ty hoặc về một vấn đề thú vị. Chắc chắn, con bạn sẽ tự động kể mọi chuyện diễn ra trong ngày của chúng ngay thôi. Trở thành một phần trong thế giới của con Hãy hỏi các con về một bài hát chúng thích nhất gần đây hoặc tình hình của những người bạn thân hay những khó khăn trong học tập. Tìm hiểu mọi việc của con và quan tâm đến những vấn đề ấy. Cảm thông Nếu biết con có bạn trai/ bạn gái và chúng vừa chia tay nhau, chớ nên nói những lời như: “Bố/mẹ đã bảo rằng thằng bé/ con bé đó không hợp với con”. Thay vào đó bạn nên làm một bờ vai vững chắc để con dựa vào, cho con tâm sự những cảm giác trong lòng và hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp con thấy tốt hơn. Tiếp cận con theo cách chúng muốn Gửi cho con email nói về kế hoạch cuối tuần của gia đình, kèm theo đó là dòng chữ “Bố/mẹ yêu con” để lũ trẻ biết bạn luôn nghĩ về chúng. Từng bước nới lỏng Hãy kiên định trước những vấn đề lớn và bỏ qua các rắc rối nhỏ. Để cho trẻ thành niên biết cách đối mặt với hậu quả từ những quyết định của chúng, cũng như luôn xuất hiện đúng lúc giúp con vượt qua nếu chúng gặp thất bại. Hỏi ý kiến của con Đừng bắt con phải làm gì, thay vào đó hãy để chúng lựa chọn. Bạn nên cho con chọn các hoạt động cuối tuần cho gia đình hay việc nhà nào mà chúng muốn làm, hình phạt nào chúng muốn nhận. Khi con bày tỏ ý kiến lựa chọn, bạn phải thực sự lắng nghe những quan điểm mà chúng nói. . Mẹo trò chuyện với con tuổi teen Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng cần có thời gian dành cho con cái của mình, đặc biệt khi chúng bước vào lứa tuổi ổi ương. Không dễ dàng, nhưng vài mẹo. mình, tuy vậy bạn nên tỏ cho con biết mình luôn ở cạnh bên và sẵn sàng trò chuyện nếu chúng muốn. Công tâm Đừng mang chuyện quá khứ như con không nhớ hồi lớp 2 con đã…”, làm thế thật vô ích thuần như vậy bạn có thể kể cho con nghe về ngày làm việc của mình. Một khi bạn cởi mở hơn, những đứa con tuổi teen cũng sẽ mở lòng. Hãy kể cho chúng một câu chuyện hài hước về đồng nghiệp