Mẹo đối phó với cơn đau hông Những cơn đau hông bắt đầu xuất hiện khi thai nhi lớn dần lên (khoảng đầu quý III đến lúc cận kề ngày sinh). Khi ấy, bé ngày càng ‘bành trướng’ và trọng lượng của bé gây sức ép lên vùng xương chậu – khiến bạn khó khăn hơn lúc phải di chuyển. Những cơn đau hông bắt đầu xuất hiện khi thai nhi lớn dần lên (google image) 1. Lưu ý với giày: Những phụ nữ có kinh nghiệm mang thai, sinh nở chia sẻ rằng, những cơn đau hông sẽ tăng lên nếu đôi chân bạn bị gò bó lâu trong giày, dép. Nhiều thai phụ lần đầu bầu bí không nhận thấy tầm quan trọng của kích cỡ giày với trọng lượng thai nhi của từng thời kỳ. Mang giày, dép quá chật còn là nguyên nhân khiến viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần (hoặc chai) chân… Thời gian mang giày càng lâu thì những vết chai chân càng nghiêm trọng và cơn đau vùng hông cũng tỷ lệ thuận theo. Không những thế, độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Ví dụ điển hình nhất là những đôi giày cao gót khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Hơn nữa, giày cao gót còn đặc biệt nguy hiểm nếu bạn chẳng may bị trẹo chân, ngã. Tốt nhất, bạn nên chọn cho mình những đôi giày, dép đế bằng phù hợp với kích thước chân. Khi ngồi trong phòng làm việc hoặc ở nhà, bạn nên tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ lúc thích hợp để tránh gây sức ép lên vùng xương chậu. 2. Lưu ý khi tập thể dục. Tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Tập thể dục còn giúp bạn kiểm soát trọng lượng và giảm thiếu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu. Ngoài ra, thể dục cũng là cách giúp cơ bắp linh hoạt, rắn khỏe và tăng cường oxy cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm thai phụ có chế độ tập luyện hợp lý sẽ khuyến khích thai nhi thay đổi vị trí, nhờ thế sẽ giảm thiểu được lực ép của trọng lượng thai nhi lên một bên cơ thể người mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh những cơn đau hông trong giấc ngủ. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể. 3. Thay đổi tư thế ngủ. Việc thay đổi tư tế ngủ cũng khiến các cơn đau hông được xoa dịu. Bởi vì khi bạn đổi tư thế ngủ, em bé trong bụng cũng luân phiên thay đổi vị trí theo. Điều này sẽ tránh được sức ép quá lớn của thai nhi lên vùng xương chậu và khiến bạn thoải mái hơn, dù là trong thời gian ngắn. Những chiếc gối nhỏ kê vùng hông khi ngủ cũng mang lại nhiều lợi ích cho bạn, tất nhiên, bạn phải tuyệt đối tránh kiểu ngủ sấp hoặc ngủ nghiêng bụng bầu quá mức. 4. Những tư thế gia tăng tình trạng đau hông lúc mang thai. Bạn không nên có những động tác cúi hoặc gập người quá mức; tuyệt đối không mang (vác) những vật nặng và hạn chế những tác động xấu bên ngoài gây tổn thương lên vùng bụng, vùng hông… 5. Đặc biệt chú ý nếu những cơn đau hông xuất hiện ngày một trầm trọng hơn. Nếu những cơn đau thường xuyên xuất hiện vào cuối ngày hoặc khi mệt mỏi, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước giờ cơm tối (hay đơn giản hơn là lên giường sớm hơn 1 giờ đồng hồ so với thời gian ngủ bình thường) cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể nói chung và cơn đau hông nói riêng. Theo Meyeucon . Mẹo đối phó với cơn đau hông Những cơn đau hông bắt đầu xuất hiện khi thai nhi lớn dần lên (khoảng đầu quý III đến lúc. cơn đau hông trong giấc ngủ. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể. 3. Thay đổi tư thế ngủ. Việc thay đổi tư tế ngủ cũng khiến các cơn đau hông. chuyển. Những cơn đau hông bắt đầu xuất hiện khi thai nhi lớn dần lên (google image) 1. Lưu ý với giày: Những phụ nữ có kinh nghiệm mang thai, sinh nở chia sẻ rằng, những cơn đau hông sẽ tăng