Ôn tập bài viết số II Câu 1: Trong các tên gọi sau đây, tên nào không phù hợp với chất : CH 3 –CH(CH 3 ) –CH(NH 2 ) –COOH ? A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic. B. Valin. C. Axit 2-amino-3- metylbutanoic D. Axit α-aminoisovaleric. Câu 2: 0,01mol aminoaxit A tác dụng vừa đủ với 0,01mol HCl hoặc 0,02 mol NaOH. Công thức của A có dạng: A. H 2 NRCOOH B. (H 2 N) 2 RCOOH C. (H 2 N) 2 R(COOH) 2 D. H 2 NR(COOH) 2 Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin bậc một, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol OHCO nn 22 : = 1 : 2. Hai amin có công thức phân tử lần lượt là: A. CH 3 NH 2 và C 2 H 5 NH 2 . B. C 2 H 5 NH 2 và C 3 H 7 NH 2 . C. C 3 H 7 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 . D. C 4 H 9 NH 2 và C 5 H 11 NH 2 . Câu 4: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là: A. este. B. axit cacboxylic. C. β-aminoaxit. D. α- aminoaxit. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng : A. Amino axit là hợp chất hữu cơ, trong phân tử có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức , trong phân tử chứa đồng thời 2 loại nhóm chức khác nhau là nhóm amino và nhóm cacboxyl. C. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức, trong phân tử vừa có nhóm –NH 2 vừa có nhóm–COOH. D. Amino axit là hợp chất hữu cơ đơn chức, trong phân tử vừa có nhóm –NH 2 vừa có nhóm–COOH. Câu 6: Từ axit glutamic(Glu) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ? A. 3 chất. B. 2 chất. C. 4 chất. D. 1 chất. Câu 7: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H 2 SO 4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam? A. 7,1g. B. 19,1g. C. 28,4g. D. 14,2g. Câu 8: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH 3 –CH(NH 2 )–COOH ? A. Axit -aminopropionic. B. Axit 2-aminopropanoic. C. Alanin. D. Anilin. Câu 9: Cho 6,5 gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức, liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 13,8 gam muối. 2 amin đó là: A. C 2 H 5 N và C 3 H 7 N B. CH 5 N và C 3 H 7 N C. C 2 H 5 N và C 3 H 9 N D. CH 5 N và C 2 H 7 N Câu 10: Hợp chất X có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất , vừa tác dụng với axit , vừa tác dụng với bazơ . Trong X có thành phần theo khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt là: 40,449%, 7,865% , 15,73% còn lại là oxi. Khi cho 4,45g X phản ứng với lượng vừa đủ NaOH đun, nóng thu được 4,85g muối. CTCT thu gọn của X là: A. H 2 N-C 2 H 4 -COOH B. H 2 N –COOC 2 H 5 C. CH 2 =CHCOONH 4 D. H 2 N-CH 2 -COOCH 3 Câu 11: Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây? A. Na, dd alanin, CH 3 OH/HCl, dd NaOH;HBr B. dd NaOH, Na, NaCl, CH 3 OH/HCl;HCl C. dd NaCl, dd alanin, dd NaOH, CH 3 OH/HCl D. dd HCl, dd NaOH, dd Br 2 , CH 3 OH/HCl Câu 12: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ từ trái sang phải là: A. Phenylamin, etylamin, đietylamin, amoniac, Kalihiđroxit B. Kalihiđroxit ,Amoniac, đietylamin, etylamin, phenylamin C. Phenylamin, Kalihiđroxit, amoniac, etylamin, đietylamin; Kalihiđroxit D. Kalihiđroxit, đietylamin, etylamin , amoniac, phenylamin Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một amin X thu được 4,48 lít CO 2 ; 0,56 lít khí N 2 (các khí đo ở điều kiện chuẩn) và 4,05 gam H 2 O. CTPT của X là (biết X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1): A. C 4 H 11 N 2 B. C 4 H 11 N C. C 3 H 9 N D. C 4 H 9 N Câu 14: X là một α-aminoaxit cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,5M ,sau phản ứng cô cạn dung dịch thu 18,35 gam muối .Mặt khác nếu trung hòa 22,05 gam X bằng một lượng vừa đủ dung dịch KOH thì dung dịch sau phản ứng có chứa 33,45 gam muối tan. Công thức cấu tạo của X là A. H 2 NCH 2 CH 2 (COOH)CH 2 COOH B. HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )CH 2 COOH C. HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH D. HOOCCH 2 CH(NH 2 )CH 2 COOH Câu 15:Số đồng phân amin bậc 1 của amin no đ/chức,mạch hở có 4C trong công thức phân tử là:A.4 B.8 C.3 D.5 Câu 16: CH 3 -NH-CH 2 CH 3 có tên gọi là: A. Metyletylamin B. N-metyletanamin C. Propylamin D. Isopropylamin Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lit CO 2 , 5,4g H 2 O và 1,12 lit N 2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của m là: A. 3,6g B. 4,2g C. 3,56g D. 3,8g Câu 18: Có 3 chất hữu cơ: H 2 NCH 2 COOH, CH 3 CH 2 COOH và CH 3 CH 2 NH 2 . Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?A. quỳ tím B. NaOH C. HCl D. CH 3 OH/HCl Câu 19 Đốt cháy hoàn toàn 5,9g một hợp chất hữu cơ đơn chưc X thu được 6,72 lít CO 2 , 1,12 lít N 2 (đktc) và 8,1g H 2 O. Công thức của X là :A. C 3 H 6 O B. C 3 H 5 NO 3 C. C 3 H 9 N D.C 3 H 7 NO 2 Câu 20: Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh ? A. phenylamin. B. metylamin. C. phenol, phenylamin D. axit axetic. Câu 21: Cho 500kg benzen phản ứng với hỗn hợp HNO 3 đặc/H 2 SO 4 đặc . Lượng nitrobenzen tạo thành được khử thành anilin. Khối lượng anilin thu được là bao nhiêu ? biết rằng hiệu suất mỗi phản ứng là 78% . A. 326,7kg. B. 615kg. C. 596,1kg. D. 362,7kg. Câu 22: Từ 3 -amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng ?A. Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit. B. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit. C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc -amino axit. D. Trong phân tử peptit mạch hở chưa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n–1. Câu 24: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?A. Peptit có thể thủy phân hoàn toàn thành các -amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ. B. Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ. C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím. D. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết peptit nhất định. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam chất hữu cơ X công thức cần dung 23,52 lít khí oxi ,sản phẩm thu được gồm 16,2 gam nước ; 20,16 lít hỗn hợp N 2 và CO 2 (ở đktc). Công thức phân tử của X là A. C 3 H 7 O 2 N B. C 4 H 7 O 2 N C. C 3 H 9 O 2 N D. C 4 H 9 O 2 N Câu 26: Cho hợp chất sau: H 2 N-CH 2 -CONH-CH(CH 3 )-CH 2 - CONH-CH(CH 3 )-CONH-CH 2 -COOH. Nhận định đúng về hợp chất trên là: A. Là tetrapeptit có tên gọi Gly – Ala – Ala – Gly B. Hợp chất trên chỉ có 1 liên kết peptit trong phân tử C. Thuỷ phân hoàn toàn hợp chất trên thu được 4 α-aminoaxit D. Hợp chất trên sẽ tạo phản ứng màu Biure với Cu(OH) 2 /OH - Câu 27: Khi thuỷ phân 750 gam protein A thu được 405 gam glixin. Số mắt xích trong phân tử A là bao nhiêu biết phân tử khối của A là 50.000. A. 120 B. 240 C. 360 D. 480 Câu 28: Một este được tạo từ aminoaxit X (mạch thẳng) và ancol Y. Biết phân tử khối của este này bằng 103 đvC và ancol Y không cho phản ứng tách nước tạo anken. CTCT của X là : A. H 2 NCH(C 2 H 5 )COOH B. H 2 NCH 2 CH 2 COOH C. H 2 NCH(CH 3 )COOH D. H 2 NCH 2 COOH Câu 29: Thủy phân 33 gam đipeptit trong môi trường HCl chỉ thu được một muối amino axit với khối lượng là 55,75 gam . Công thức cấu tạo của peptit là A. H 2 NCH 2 CONHCH 2 COOH B. H 2 NCH(C 2 H 5 ) - CONHCH(C 2 H 5 )COOH C. H 2 NCH(CH 3 )CONHCH(CH 3 )COOH D. H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )COOH Câu 30: Cho pentapeptit (peptit có 5 gốc α-aminoaxit ) sau: Ala – Val – Val – Gly – Ala. Khi thuỷ phân không hoàn toàn pentatpeptit trên thì sản phẩm nào sau đây không thể được tạo thành? A. Val– Val – Gly B. Gly – Ala C. Val – Gly – Ala D. Ala – Gly Câu 31: Muối A có công thức là C 3 H 10 O 3 N 2 , lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dd KOH 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:A. 6,90 g. B. 11,52 g. C. 6,06 g. D. 9,42 g. Câu 32: Cho 12,55 gam muối CH 3 CH(NH 3 Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 26,05. B. 18,95. C. 34,60. D. 36,40. Câu 33: Cho 0,15 mol H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55. Câu 34: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly và Gly – Ala là: A. dung dich NaOH B. dung dich HCl C. Cu(OH) 2 /OH - D. dung dich NaCl Câu 35.Một hợp chất hữu cơ Y có công thức C 3 H 7 O 2 N. Y phản ứng với dung dịch brom, Y tác dụng với dung dịch KOH và HBr. Chất hữu cơ Y có công thức cấu tạo là: A- H 2 N-CH=CH-COOH B- CH 2 =CH-COONH 4 C- H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH D- A và B đúng Câu 36: X có chứa nhóm amino và có công thức phân tử là C 3 H 7 O 2 N. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH, thu được muối C 2 H 4 O 2 NNa. Công thức cấu tạo của X là A. H 2 N-CH(CH 3 )-COOH. B. H 2 N- CH 2 -CH 2 -COOH. C. H 2 N-CH 2 -COOCH 3 . D. CH 3 -NH-CH 2 -COOH. . Ôn tập bài viết số II Câu 1: Trong các tên gọi sau đây, tên nào không phù hợp với chất : CH 3 –CH(CH 3 ) –CH(NH 2 ) –COOH ? A không hoàn toàn pentatpeptit trên thì sản phẩm nào sau đây không thể được tạo thành? A. Val– Val – Gly B. Gly – Ala C. Val – Gly – Ala D. Ala – Gly Câu 31: Muối A có công thức là C 3 H 10 O 3 N 2 ,. peptit. C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc -amino axit. D. Trong phân tử peptit mạch hở chưa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n–1. Câu 24: