1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện Xuất nhập khẩu và nâng cao cạnh tranh hàng hóa tại Cty Thanh Bình HTC - 5 pptx

10 164 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 113,73 KB

Nội dung

Với số lượng ban đầu mới chỉ là 12 cán bộ công nhân viên hiện nay công ty đã có số công nhân viên là gần 60 người. Từ chỗ chưa có bộ máy tổ chức đã có cơ cấu tổ chức rõ ràng với các phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng hành chính, phòng tổ chức nhân sự … Qua 7 năm phát triển công ty đã có cơ cấu bộ máy rõ ràng với các bộ phận chức năng sau: o Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC - Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức: + Giám đốc: là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty. Thông qua sự tích hợp những ý kiến, đánh giá có được từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc như các phó giám đốc, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán. Giám đốc có nhiệm vụ chủ yếu là: * Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Ký các hợp đồng lao động hay thoả ước lao động với công nhân. * Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong từng bộ phận của công ty. * Đại diện cho công ty để giao dịch với cơ quan nhà nước , các tổ chức kinh tế và với tào án về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty. + Các phó giám đốc: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch, chiến lược phát triển công ty. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Phó giám đốc tổ chức và triển khai các quyết định của giám đốc tới các phòng ban trực thuộc do mình quản lý theo sự phân công của giám đốc. Như các phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh doanh, phòng tổ chức và các phòng ban khác của công ty. + Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở mục tiêu chung của toàn công ty và yêu cầu của của các bộ phận khác đề ra yêu cầu cho bộ phận m ình. * Xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính tiền tệ, xác định những thế mạnh và điểm yếu của công ty để huy động vốn cho các hoạt đông của doanh nghiệp. * Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. * Xây dựng kế toán tài chính và thống kê theo pháp lênh hiện hành của nhà nước. * Quản lý sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, quỹ khấu hao tài sản cố định để mua sắm, xây dựng tranh thiết bị mới, các nguồn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Mở tài khoản tại ngân hàng. * Hoạch toán giá, thành lập và phân tích báo cáo tài chính như : boá cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán… + Phòng tổ chức:là phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc và phó giám đốc phụ trách của công ty tổ chức thực hiện công tác, xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Và tổ chức bộ máy quản lý đơn vị, cơ cấu bộ máy phải gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học, chủ động lập kế hoạch chi tiết và phân công lao động hợp lý. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhiệm vụ của phòng tổ chức: * Thực hiện tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. * Thực hiện chế độ khen thưởng đúng mức, xây dựng kế hoạch tiền lương, lựa chọn phương thức trả lương. *Thực hiện phân phói thu nhập cho lao động và công tác chính sách xã hội bảo hộ an toàn lao động. * Tổ chức thi đua khen thưởng và kỉ luật, giải quyết các đơn thư khiếu nại, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy cho công ty. * Tổ chức các công tác hành chính quản trị, mua sắm các trang thiết bị văn phòng, bố trí nơi làm việc, điện nước, tổ chức công tác dịch vụ văn phòng. + Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng là tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế. Chức năng của phòng xuất nhập khẩu là thu thập thông tin về các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế, để tìm ra các khách hàng tiềm năng cho công ty. Và chuẩn bị các công tác cho việc kí kết hơp đồng kinh doanh quốc tế. + Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ và chức năng lập kết hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho phó giám đốc tham khảo trình lên giám đốc và báo cáo kết quả kinh doanh của các cửa hành kinh doanh lên phó giám đốc phụ trách. Và nhận nhiệm vụ của mình theo quyết định của phó giám đốc phụ trách. + Trung tâm sản xuất kinh doanh: có chức năng giám sát các xưởng sản xuất , tổ kho vân, tổ nghiệp vụ kỹ thuật để báo cáo lên phó giám đốc phụ trách. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhiệm vụ của trung tâm sản xuất kinh doanh là tổ chức cho các xưởng sản xuất của công ty, sản xuất ra các sản phẩm theo chỉ thị ơ trên. và tổ chức kho vận để nhập hàng hoá về bảo quản hoặc sản xuất. Và giao nhiệm vụ cho tổ nghiệp vụ kĩ thuật kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất xưởng, cũng như kiển tra chất lượng sản phẩm mua về nhập kho. o Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức: Do công ty Thanh Bình HTC là một công ty tư nhân, nên trong bộ máy tổ chức giám đốc là người có quyền cao nhất và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Giám đốc thu thập thông tin từ các phòng các phó giám đốc và các phòng ban trong công ty, từ đó ra các quyết định để các phòng ban thực hiện nhiệm vụ. Còn các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch phát triển công ty, và điều hành các phòng ban trực thuộc mình quản lý. Thu thập các thông tin từ các phòng ban đó để hỗ trợ cho giám đốc trong việc ra các quyết định. Các phòng ban: phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức, và các phòng ban khác sẽ nhạn các nhiệm vụ của mình từ cấp trên để chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện nhiệm vụ. Và thu thập thông tin từ các đơn vị thuộc mình quản lý để báo cáo lên cấp trên. Như Phòng kế hoạch sản xuất thu thập thông tin từ các cửa hàng kinh doanh sau đó lập kế hoach kinh doanh báo cáo cho phó giám đốc phụ trách. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trung tâm sản xuất kinh doanh thì nhận các kế hoạch sản xuất từ phó giám đốc phụ trách, sau đó giao kế hoạch cho từng xưởng sản xuất. Phân việc cho tổ kho vận giao và chuyển hàng, tổ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra các sản phẩm. Phòng xuất nhập khẩu thì tìm kiếm thông tin thị trường và tìm các nhà cung cấp tiềm năng báo cáo cho giám đốc. Và chuẩn bị các công tác đàm phán, dao dịch và soạn thảo hợp đồng cho giám đốc ký kết với bên nước ngoài. Phòng tài chính kế toán tổng hợp các số liệu thống kê về mua bán các mặt hàng qua đó báo cáo cho giám đốc biết được tình hình tài chính của công ty. 2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. - Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Số lĩnh vực kinh doanh qua các năm: khi mới thành lập thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chỉ là thương mại( nhập các sản phẩm thép công nghiệp về phân phối cho các công ty trong nước). Đến năm 2000 thì công ty đã có nhà máy sản xuất thép, và đã sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Như vậy từ năm 2000 đến nay công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh về cả thương mại và sản xuất các mặt hàng thép công nghiệp. Cơ cấu của số lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay công ty kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu khoảng 80% là thương mại. Còn 20% là dùng cho quá trình sản xuất các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. - Danh mục các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh. + Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện. + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn. + Thép hình các loại: U –I V –L Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là: thép hình U- C- Z , thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh chất lượng của khách hàng. - Nguồn cung cấp các mặt hàng cho công ty: chủ yếu là các doanh nghiệp của Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Dài Loan, Canada, Hàn Quốc - Những đặc tính của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty: Do đặc tính của các mặt hàng thép công nghiệp nhất là các hàng cán nguội rất khó bảo quản ( rất dễ bị rỉ ). Mà khí hậu của nước ta là khí hậu ẩm nên công việc bảo quản rất kho khăn và tốn kém. Mặt khác các mặt hàng về sắt thép này thường có trong lượng lớn nên việc vận chuyển cũng gây rất nhiều khó khăn và cước phí vận chuyển gây tốn kém. - Thị trường mua bán chủ yếu của công ty: Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc Đây là các nước có nền công nghiệp phát triển nên các mặt hàng nhập về rất có chất lượng. Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung từ Đà Nẵng trở ra. Vì công ty có nhà máy và xưởgn sản xuất ở Hà Nội nên các khách hàng của công ty đa số ở miền bắc. - Công nghệ và thiết bị của công ty. Công nghệ và các loại thiết bị hiện tại của công ty: công ty đã đầu tư được các loại máy móc nhà xưởng khoảng 3,5- 4 tỷ đồng để phục vụ cho quá trình sản Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuất. Đó là các máy móc công nghệ nhập của Nhật Bản tương đối hiện đại so với công nghệ trong nước,nhưng so với công nghệ của thế giới thì công nghệ nay cũng đã lỗi thời. Do đó, công nghệ và thiết bị của công ty vừa thế mạnh vừa là khó khăn của công ty so với thị trường trong nước. - Cơ cấu lao động của công ty: Đội ngũ lao động của công ty gần 60 người hầu hết là trẻ, và trong công ty các cán bộ công nhân viên chủ yếu là nam với nghề quản trị kinh doanh và công nhân sản xuất. Trong số đó thì cán bộ có trình độ đã qua đại học, còn công nhân là động trong nhà máy có trình độ từ phổ thông đến cao đẳng. - Các nguồn vốn và cơ cấu theo nguồn, theo loại vốn qua các năm: Nguồn vốn của công ty hầu hết là vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Một số là từ lợi nhuận không chia của công ty. Do công ty kinh doanh luôn có lãi qua các năm nên tạo được uy tín với các ngân hàng và các chủ nợ. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. - Kim ngạch nhập khẩu. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu/ Năm 2001 2002 2003 Kim nhạch nhập khẩu 85784 100375 121728 Nguồn: phòng tài chính kế toán. Như vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên theo từng năm. Điều đó chứng tỏ công ty đang có chiến lược kinh doanh hợp lý mang lại nhiều đơn đặt hàng. Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 21353 triệu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đồng (tức là tăng 21,27% kim ngạch nhập khẩu ), năm 2002 hơn so với năm 2001 là 14591 triệu đồng ( tăng 17,01% kim ngạch nhập khẩu ). Vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lũy tiến theo từng năm. - Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Đơn vị:nghìn đồng. Mặt hàng 2001 Phôi thép 2838756 Thép tấm 892685 Thép lá 901347 Thép chế tạo 756934 Các loại thép khác 199800 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu. Như vậy mặt hàng chủ yếu mà công ty nhập khẩu về là phôi thép. Vì nó luôn chiếm trên 50% giá trị các mặt hàng nhập khẩu về, do công ty kinh doanh thương mại là 80% nên giá trị mặt hàng phôi thếp nhập khẩu lớn để phục vụ cho các đơn đặt hàng của khách hàng. Còn các mặt hàng như Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện, Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn, Thép hình các loại: U –I V –L chủ yếu dành cho quá trình sản xuất nên giá trị nhập khẩu về còn ít. Qua bảng số 2 ta thấy các mặt hàng nhập khẩu về có giá trị tăng theo từng năm, như năm 2003 so với năm 2002 thì phôi thép tăng 687293 nghìn đồng; thép tấm tăng 370064 nghìn đồng; thép lá tăng 319685 nghìn đồng… năm 2002 so với Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com năm 2001 thì phôi thép tăng 409098 nghìn đồng; thép tấm tăng 166041 nghìn đồng; thép lá tăng 265892 nghìn đồng… - Cơ cấu thị trường nhập khẩu. Bảng số 3: Thị trường nhập khẩu của công ty Đơn vị: triệu đồng. Thị trường 2001 2002 2003 Nhật Bản 22870 Nga 20022 Hàn Quốc 15347 Canada 12089 Đài Loan 15456 Tổng kim ngạch 85784 Nguồn: phòng xuất nhập khẩu của công ty. Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản chiếm hơn nửa giá trị nhập khẩu của công ty, ngoài ra còn các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc Đây là các nước có nền công nghiệp phát triển nên các mặt hàng nhập về rất có chất lượng. - Các hình thức nhập khẩu. Công ty mới chỉ có 2 hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Bởi vì công ty thực hiện nhiệm vụ inh doanh của mình chủ yếu là thương mại, do đó công ty chỉ nhập khẩu các mặt hàng mà khách hàng yêu cầu. Và một phần số ít các mặt hàng đó nhập khẩu trực tiếp về để sản xuất. 2.3. Thực trạng về sức cạnh tranh hàng hoá của công ty. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Mức độ cạnh tranh của mặt hàng thép ở thị trường Việt Nam. Do Việt Nam chưa tự cung ứng đủ lượng thép phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nên nước ta cần phải nhập khẩu các mặt hàng thép thì mới đáp ứng đủ được cho quá trình xây dựng. Chính vì lẽ đó mà mức độ cạnh tranh trong ngành thép chưa gay gắt. Nhưng do chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài nên thị trường thép của Việt Nam rất mất ổn định. - Các đối thủ cạnh tranh chính trong mặt hàng thép. Trong mặt hàng thép thì các đối thủ cạnh tranh trong nước thì chỉ có một số các công ty lớn thuộc quyền sở hữu của nhà nước đang nắm giữ nhiều thị phần nhất là: Tổng công ty thép Việt Nam, công ty thép Thái Nguyên, thép miền Nam…. Còn thị phần của các công ty tư nhân còn ít chưa đáng kể. Còn các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài là các công ty liên doanh của Nhật, Italia, Pháp… các công ty này có các sản phẩm với chất lượng rất cao nên sức cạnh tranh của họ là rất lớn. - Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thép của công ty. + Các chỉ tiêu định tính: ` Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm: Hiện nay trên thị trường thép Việt Nam thì các mặt hàng thép của công ty nhập về có sức cạnh tranh cao, vì các sản phẩm nhập về hoặc là nhập khẩu ủy thác cho công ty khác, hoặc là để sản xuất các mặt hàng theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Do đố, các sản phẩm của công rất đa dạng và phong phú đáp ứng được các yêu cầu khách hàng. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . triển nên các mặt hàng nhập về rất có chất lượng. - Các hình thức nhập khẩu. Công ty mới chỉ có 2 hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu theo đơn đặt hàng. Bởi vì công ty. ngạch nhập khẩu ). Vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lũy tiến theo từng năm. - Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Đơn vị:nghìn đồng. Mặt hàng 2001. doanh nhập khẩu của công ty. - Kim ngạch nhập khẩu. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 200 1- 2003) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu/ Năm 2001 2002 2003 Kim nhạch nhập khẩu 857 84 1003 75 121728

Ngày đăng: 24/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w