Đề kiểm tra môn :vật lý chuyên đề – mắt và máy ảnh - Đề số 002 pps

5 1K 4
Đề kiểm tra môn :vật lý chuyên đề – mắt và máy ảnh - Đề số 002 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đề kiểm tra môn vật lý chuyên đề – mắt và máy ảnh Đề số 002 Họ và tên H/s: Lớp: 1). Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng? A). Độ cong của của thuỷ tinh thể có thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc thì không. B). Độ cong của thủy tinh thể không thể thay đổi được. C). Độ cong thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc đều có thể thay đổi. D). Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi. 2). Giới hạn nhìn rõ của mắt là: A). Khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt. B). Khoảng từ điểm cực cận đến mắt. C). Khoảng từ điểm cực viễn đến vô cực. D). Khoảng từ điểm cực viễn đến mắt. 3). Lí do để điều tiết mắt là: A). Để ảnh trên võng mạc nhỏ hơn vật. B). Để có ảnh trên võng mạc cùng chiều với vật. C). Để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc. D). Để nhìn rõ được vật ở xa. 4). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A). Khi nhìn vật ở điểm cực cận, thuỷ tinh thể căng phồng cực đại. B). Khi nhìn vật ở điểm cực viễn, độ tụ của thuỷ tinh thể lúc đó nhỏ nhất. C). Khi nhìn vật điểm cực viễn mắt không phải điều tiết. D). Khi nhìn vật ở điểm cực cận, độ tụ của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất. 5). Ảnh hiện lên phim của máy ảnh: A). Không xác định được bản chất. B). Luôn luôn là ảnh ảo. C). Ảo hay thật còn phụ thuộc vào vị trí của vật. D). Luôn là ảnh thật. 6). Mắt một người có tiêu cự biến thiên từ 14mm đến 14,8mm, khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt. A). Từ 21cm đến 121cm. B). Từ 21cm đến 111cm. C). Từ 12cm đến 111cm. D). Từ 12cm đến 121cm. 7). Để cho ảnh của vật hiện rõ trên phim người ta điều chỉnh máy ảnh bằng cách nào? A). Giữ phim đứng yên, thay đổi vị trí của vật kính. B). Giữ vật kính đứng yên, thay đổi vị trí của phim. C). Giữ phim và vật kính đứng yên, thay đổi độ tụ của vật kính. D). Giữ phim đứng yên, điều chỉnh độ tụ của vật kính. 8). Vật kính của máy ảnh có tiêu cự 8cm. Máy ảnh này có thể chụp được vật cách vật kính khoảng từ 48cm đến vô cực. Hỏi vật kính có thể thay đổi khoảng cách đến phim trong khoảng nào? A). Từ 8cm đến 24cm. B). Từ 8cm đến 9,6cm. C). Từ 8,5cm đến 10,5cm. D). Từ 8cm đến 12cm. 9). Trong máy ảnh để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta: A). Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính. B). Thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên. C). Đồng thời thay đổi vị trí của vật kính và phim. D). Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. 10). Thành trong của mắt, phần đối diện với thuỷ tinh thể, đóng vâi trò như một màn ảnh, tại đó có các tế bào nhạy sáng, gọi là A). điểm mù. B). giác mạc. C). điểm vàng. D). võng mạc. 11). Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là A). con ngươi và lòng đen. B). dịch thuỷ tinh. C). thuỷ dịch. D). thuỷ tinh thể. 12). Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm A và B mà ảnh của chúng: A). Hiện lên trên cùng một tế bào nhạy sáng. B). Hiện lên trên hai tế bào nhay sáng sát cạnh nhau. C). Hiện lên trên hai tế bào nhay sáng bất kì. D). Hiện lên tại điểm vàng. 13). Trên tivi ta thấy ảnh chuyển động liên tục là do A). có sự lưu ảnh trên võng mạc. B). hình ảnh trên tivi liên tục. C). năng suất phân li của mắt không đổi. D). cả ba lí do trên đều đúng. 14). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A). Khi nhìn vật ở điểm cực cận, thuỷ tinh thể căng phồng cực đại. B). Khi nhìn vật ở điểm cực cận, tiêu cự của thuỷ tinh thể là nhỏ nhất. C). Khi nhìn vật ở điểm cực viễn, độ tụ của thuỷ tinh thể lúc đó nhỏ nhất. D). Khi nhìn vật điểm cực viễn mắt phải điều tiết mạnh nhất. 15). Mắt không có tật là mắt A). khi không điều tiết, nhìn rõ những vật ở điểm cực cận. B). khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. C). khi không điều tiết, nhì được những vật ở gần. D). khi không điều tiết, nhìn được những vật rất nhỏ. 16). Độ cong của thuỷ tinh thể thay đổi là để: A). Thay đổi chiết suất của thuỷ dịch. B). Mắt nhìn được vật có kích thước nhỏ. C). Ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc. D). Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc thay đổi. 17). Câu nào sau đây là đúng? A). Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt phải điều tiết tối đa mới nhìn rõ. B). Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất C). Khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn mắt không còn quan sát vât được nữa D). Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết mà vẫn nhìn rõ vật. 18). Chọn câu sai. Thủy tinh thể A). có tiêu cự f thay đổi được. B). tương đương với một thấu kính hội tụ C). có khoảng cách đến võng mạc luôn thay đổi. D). có độ cong của hai mặt thay đổi được. 19). Mắt của một người có quang tâm thủy tinh thể cách võng mạc khoảng 1,52cm. hạn nhìn rõ của người này của người này là từ 20,48cm đến 114cm. Hỏi độ tụ thuỷ tinh thể của mắt người này có thể thay đổi trong khoảng nào? A). Từ 67,67 điôp đến 76,67 điôp. B). Từ 66,67 điôp đến 70,67 điôp. C). Từ 66,67 điôp đến 76,67 điôp. D). Từ 67,67 điôp đến 70,67 điôp. 20). Đằng trước thuỷ tinh thể là một chất lỏng trong suốt, có chiết suất ≈1,333 gọi là A). võng mạc. B). dịch thuỷ tinh. C). thuỷ dịch. D). giác mạc. 21). Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở A). điểm cực cận. B). điểm cực viễn. C). trong giới hạn nhìn rõ của mắt. D). cách mắt 25cm. 22). Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f=10cm được dùng để chụp ảnh của một vật cách vật kính 60cm. Hỏi phải chỉnh vị trí của vật kính cách phim bao nhiêu? A). 12,00cm. B). 11,00cm C). 10,50cm. D). 10,75cm. 23). Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20cm. Khoảng cách từ ảnh của vật (điểm vàng) đến quang tâm của thuỷ tinh thể của mắt bằng 1,5cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt đó có thể thay đổi trong giới hạn nào? A). 66,67 điôp ≤ D ≤76,67 điôp. B). 66,67 điôp ≤ D ≤71,67 điôp. C). 71,67 điôp ≤ D ≤76,67 điôp. D). 67,67 điôp ≤ D ≤71,67 điôp. 24). Chọn câu sai khi so sánh các bộ phận tương ứng giữa mắt và máy ảnh. A). Mi mắt tương ứng với cửa sập của máy ảnh. B). Võng mạc của mắt tương ứng với phim của máy ảnh. C). Lòng đen và con ngươi của mắt tương ứng với màn chắn có lỗ tròn của máy ảnh. D). Thuỷ tinh thể của mắt tương ứng với buồng tối của máy ảnh. 25). Mặt ngoài cùng của mắt là một màng mỏng trong suốt, cứng như sừng, gọi là A). võng mạc. B). con ngươi. C). giác mạc. D). màng mống mắt. 26). Trên võng mạc, có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng, nằm gần giao điểm V của trục chính của mắt với võng mạc. Vùng này gọi là A). dịch thuỷ tinh. B). giác mạc. C). điểm vàng. D). điểm mù. 27). Vật kính của một máy ảnh có tiêu độ tụ là 12,5 điôp. Vật kính có thể thay đổi khoảng cách đến phim trong khoảng từ 8cm đến 12cm. Máy ảnh trên có thể chụp được các vật cách vật kính cách vật kính: A). Từ 12cm đến xa vô cực. B). Từ 36cm đến 180cm. C). Từ 48cm đến xa vô cực. D). Từ 24cm đến xa vô cực. 28). Cấu tạo của mắt bổ dọc gồm các phần từ ngoài vào trong là: A). Giác mạc, thuỷ tinh thể, thuỷ dịch, màng mống mắt, võng mạc, dịch thuỷ tinh. B). Giác mạc, thuỷ tinh thể, thuỷ dịch, màng mống mắt, dịch thuỷ tinh, võng mạc. C). Giác mạc, thuỷ dịch, màng mống mắt, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, võng mạc.  D). Thuỷ dịch, giác mạc, màng mống mắt, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, võng mạc. 29). Nằm dưới điểm vàng một chút, là điểm hoàn toàn không nhạy sáng, vì tại đó các đầu dây thần kinh phân nhánh và không có đầu dây thần kinh thị giác. Điểm này gọi là A). điểm mù. B). điểm vàng. C). điểm đen. D). điểm tối. 30). Để ảnh cần quan sát hiện rõ trên võng mạc, mắt điều tiết bằng cách: A). Thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể. B). Vừa thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể vừa thay đổi khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc. C). Thay đổi khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc. D). Thay đổi đường kính của con ngươi. 31). Khi sử dụng máy ảnh người ta điều chỉnh máy ảnh để A). ảnh và vật cùng chiều. B). phim nằm trùng tiêu điểm của vật kính. C). ảnh ảo của vật cần chụp hiện rõ trên phim. D). ảnh thật của vật cần chụp hiện rõ trên phim. 32). Mắt không có tật là mắt: A). khi điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. B). khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. C). khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. D). khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. 33). Mắt của một người có quang tâm thủy tinh thể cách võng mạc khoảng 1,52cm. Tiêu cự của thuỷ tinh thể có thể thay đổi giữa hai giá trị 1,5cm và 1,415cm. Xác định giới hạn nhìn rõ của người này. A). Từ 21,48cm đến 124cm. B). Từ 21,48cm đến 114cm. C). Từ 20,48cm đến 124cm. D). Từ 20,48cm đến 114cm. 34). Mắt một người có tiêu cự biến thiên từ 14mm đến 14,8mm, khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 15mm. Người này dùng một gương cầu lõm bán kính R=50cm để soi mặt. Hỏi phải đặt gương cách mắt bao nhiêu để người này thấy ảnh mình trong gương? A). Từ 8,88cm đến 15,65cm. B). Từ 3,38cm đến 15,65cm. C). Từ 3,38cm đến 16,65cm. D). Từ 8,38cm đến 15,65cm. 35). Năng suất phân li của mắt là A). góc trông lớn nhất không biệt được A, B. B). góc trông lớn nhất có thể phân biệt được A, B. C). góc trông nhỏ nhất không biệt được hai điểm A, B. D). góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được. 36). Một máy ảnh chụp rõ nét ảnh của một vật cách xa vị trí đặt phim một khoảng 72cm, khi đó khoảng cách từ vật kính đến phim là 12cm. Hỏi độ tụ của vật kính của máy ảnh này là bao nhiêu? A). 7,29 điôp. B). 10,50 điôp. C). 10,00 điôp. D). 9,72 điôp. 37). Máy ảnh và mắt có nguyên tắc hoạt động giống nhau: Cho một ảnh thật với vật thật. Về nguyên lí chúng khác nhau ở chỗ: A). Mắt thu hình lên võng mạc. B). Tiêu cự máy ảnh không thay đổi, còn tiêu cự của mắt có thể thay đổi được. C). Tiêu cự máy ảnh chừng 10cm, tiêu cự mắt chừng 1,5cm. D). Máy ảnh thu hình lên phim. 38). Câu nào sau đây không đúng nói về máy ảnh? A). Vật kính là một hệ thấu kính có tác dụng như một thấu kính hội tụ. B). Khoảng cách giữa phim và vật kính không thay đổi được. C). Cửa sập M chắn trước phim, chỉ mở khi bấm máy. D). Màn chắn C ở giữa có một lỗ tròn nhỏ đường kính thay đổi được. 39). Vật kính của máy ảnh là thấu kính tiêu cự f=8cm. Dùng máy này chụp một người chạy ngang qua với vận tốc 36km/h, theo phương vuông góc với trục chính của máy, cách máy 80m. Hỏi thời gian ống kính mở tối đa là bao nhiêu, biết rằng để ảnh chup không bị nhòe thì một điểm ảnh không dịch quá đi 0,2mm khi vật động. A). 0,02 s. B). 0,04 s. C). 0,01 s. D). 0,03 s. 40). Sát mặt trước của thuỷ tinh thể có một màng không trong suốt, màu đen (hoặc xanh hay nâu) gọi là A). giác mạc. B). con ngươi. C). thuỷ dịch. D). màng mống mắt. 41). Dùng một máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 25mm để chụp ảnh một cây cách máy 20m. Nếu thay vật kính bằng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50mm nhưng vẫn muốn ảnh của cây trên phim có cùng kích thước như trước, thì khoảng cách từ máy ảnh đến cây phải là: A). 10m B). 24m C). 40m. D). 50m Hết . đề kiểm tra môn vật lý chuyên đề – mắt và máy ảnh Đề số 002 Họ và tên H/s: Lớp: 1). Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng? A). Độ cong. bộ phận tương ứng giữa mắt và máy ảnh. A). Mi mắt tương ứng với cửa sập của máy ảnh. B). Võng mạc của mắt tương ứng với phim của máy ảnh. C). Lòng đen và con ngươi của mắt tương ứng với màn. chỗ: A). Mắt thu hình lên võng mạc. B). Tiêu cự máy ảnh không thay đổi, còn tiêu cự của mắt có thể thay đổi được. C). Tiêu cự máy ảnh chừng 10cm, tiêu cự mắt chừng 1,5cm. D). Máy ảnh thu hình

Ngày đăng: 23/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan